Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 16:14 | 28/4/2023 Những ngày này, đồng bào cả nước hướng về Đền Hùng, trên vùng đất cổ Phong Châu, để tướng nhớ các Vua
Hùng, cội nguồn của dân tộc với niềm thành kính và tự hào. Tưởng nhớ các
Vua Hùng là biểu hiện cao nhất của lòng biết ơn và từ đó phát huy truyền
thống đoàn kết của dân tộc. Nếu coi tín ngưỡng là nét văn hoá truyền thống
của dân tộc thì tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là nét văn hoá độc đáo, thể
hiện sâu đậm nhất quan niệm sống, cách đối nhân xử thế của con người
Việt Nam. Tính độc đáo tiêu biểu trong “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương”
được UNESCO vinh danh nằm ở chính tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Việc coi quốc gia – dân tộc như một “gia đình lớn”, lấy
khuôn phép ứng xử gia đình, gia tộc để tạo thành khuôn khổ ứng xử của xã hội giúp thông nhất một hệ ý thức Việt Nam là điều không phải quốc gia nào cũng có. Vậy làm thế nào để bảo tồn và phát huy nét đẹp này cho muôn đời sau, khi mà cuộc sống với nhiều thách thức về vật chất, đôi khi vẫn làm lu mơ đi những giá trị nhân văn cao cả. Nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, nhà nghiên cứu văn hoá, PGS TS Đinh Hồng Hải –
Khoa Nhân học, Trường ĐH KHXH và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội cùng bàn luận nội dung này.
|
Ngày phát hành 18:1 | 8/4/2022 Tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng bao gồm lễ, cúng, hành hương và các trò diễn ở hơn một trăm ngôi làng của tỉnh Phú Thọ và nhiều nơi khác ở cả trong và ngoài nước. Các hoạt động này thể hiện sự tôn kính với tổ tiên, giúp nâng cao ý thức về sự tự hào và gắn kết xã hội.
10 năm sau khi được UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ngày càng có sức lan tỏa. Phải làm gì để tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương tiếp tục nhân lên giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp? Việc giáo dục lịch sử nguồn cội cùng ý thức tự tôn dân tộc cho thế hệ trẻ cần có những đổi mới ra sao? Sức mạnh đại đoàn kết trong thời đại mới cần được củng cố thế nào thông qua những cuộc hành hương về quá khứ, giao tiếp với tổ tiên? Phó Giáo sư, Tiến sỹ Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội và ông Nguyễn Tiến Khôi - Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử tỉnh Phú Thọ cùng bàn luận câu chuyện này.
|
Ngày phát hành 0:0 | 25/4/2018 - Hôm nay ngày giỗ Tổ Hùng Vương, chúng ta hướng về đất Tổ, hướng về cội nguồn. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương vừa thiêng liêng vừa trở thành điểm tựa tinh thần, tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. GS.TS Nhà giáo ưu tú Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam phân tích về ý nghĩa tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Camarun hỗn loạn vì người Trung Quốc đổ xô đến khai thác vàng. - Sự kết nối hài hòa giữa ẩm thực du lịch và văn hóa cho từng địa phương tạo ra sức hấp dẫn đặc biệt với du khách. - Danh hiệu Sao khuê 2018.
|
Ngày phát hành 5:17 | 10/4/2022 Ngày lễ Giỗ tổ Hùng Vương năm nay thêm phần ý nghĩa khi chúng ta kỷ niệm 10 năm UNESCO công nhận "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ" là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng bao gồm lễ, cúng, hành hương và các trò diễn ở hơn một trăm ngôi làng của tỉnh Phú Thọ và nhiều nơi khác ở cả trong và ngoài nước. Các hoạt động này thể hiện sự tôn kính với tổ tiên, giúp nâng cao ý thức về sự tự hào và gắn kết xã hội.10 năm sau khi được UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ngày càng có sức lan tỏa. Phải làm gì để tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương tiếp tục nhân lên giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp? Việc giáo dục lịch sử nguồn cội cùng ý thức tự tôn dân tộc cho thế hệ trẻ cần có những đổi mới ra sao? Sức mạnh đại đoàn kết trong thời đại mới cần được củng cố thế nào thông qua những cuộc hành hương về quá khứ, giao tiếp với tổ tiên?
|
Ngày phát hành 0:0 | 28/4/2015 Khách mời là nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, Giáo sư, Tiến sĩ Ngô Đức Thịnh - Ủy viên Hội đồng Di sản quốc gia.
|
Ngày phát hành 22:25 | 8/4/2022 Năm nay là kỷ niệm 10 năm Tổ chức Giáo dục khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc (Unesco) công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Với cả trăm triệu trái tim người Việt ở trong nước và khắp nơi trên thế giới, đó là một niềm vinh dự lớn lao. Vinh dự là bởi tín ngưỡng của riêng dân tộc Việt được một tổ chức có uy tín của Liên hiệp quốc thừa nhận và còn khuyến cáo các dân tộc khác hãy noi gương Việt Nam, biết nhớ tới cội nguồn và biết ơn tổ tiên của mình. Trong niềm vinh dự đó, trách nhiệm của thế hệ hậu sinh là phải làm sao phát huy giá trị di sản đó cho con cháu muôn đời sau.
|
Ngày phát hành 14:0 | 24/4/2023 Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là bản sắc văn hóa, đạo lý truyền thống của người Việt Nam. Ở các tỉnh Tây Nguyên, vào ngày Giỗ Tổ hằng năm, dù không có điều kiện về Phú Thọ dâng hương tại đền Hùng, thì mỗi người dân đều có những hoạt động thể hiện lòng thành tại địa nơi mình đang sinh sống. Nhân ngày Giỗ Quốc Tổ, Phóng viên H Xíu, thường trú Tây Nguyên có bài đề cập về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Tây Nguyên.
|
Ngày phát hành 11:7 | 28/4/2023 Trải qua thăng trầm của lịch sử, đến nay, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã khẳng định là biểu tượng của sự đoàn kết dân tộc, là điểm hội tụ tâm linh của người Việt. Những giá trị của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đang được cộng đồng người Việt gìn giữ, bảo vệ, trao truyền và phát huy trong đời sống đương đại. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã và đang khẳng định sức sống mãnh liệt của triết lý hướng về cội nguồn, một biểu tượng văn hóa - tín ngưỡng hội tụ, lan tỏa giá trị nhân văn, tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt.
|
Ngày phát hành 19:44 | 10/4/2024 Tại các tỉnh Tây Nguyên, cứ mỗi dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Mùng Mười tháng Ba, dù không trở về mảnh đất Phú Thọ dâng hương tại Đền Hùng, song mỗi người dân nơi đây đều có thể dâng hương, cúng lễ, tưởng nhớ đến công đức của Quốc tổ. Ngoài những đền thờ Vua Hùng được xây dựng, nhiều ngôi đình truyền thống, một số điểm du lịch, cũng đã thiết chế không gian phù hợp cho những người con nước Việt thực hiện tín ngưỡng thờ tổ của mình.
|
Ngày phát hành 0:0 | 12/4/2019 - Đến Phú Thọ, cùng tìm hiểu tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. - Trao đổi với ông Nguyễn Đắc Thủy, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ - Phó Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương, Lễ hội Đền Hùng năm nay về việc thực hiện mục tiêu bảo tồn lễ hội nói chung và Lễ hội đền Hùng nói riêng gắn với phát triển du lịch tâm linh. - Gặp gỡ nghệ nhân Nguyễn Thị Mai Huệ, người có gần chục năm làm bánh giầy, để cùng tìm hiểu và trải nghiệm quy trình làm bánh giầy dâng Vua Hùng.
|
Ngày phát hành 0:0 | 6/4/2017 - Các hoạt động trên cả nước trong ngày Giỗ Tổ, và bàn về Tín ngưỡng Thờ cúng Hùng Vương để phát huy giá trị nhân văn trong thời đại hôm nay. - Hội sách tại Hà Nội với chủ đề “Sách và phát triển tri thức cộng đồng”: Nổi bật và hấp dẫn. - Tư vấn cho các bậc phụ huynh những việc cần làm để phòng ngừa căn bệnh hô hấp cho trẻ khi diễn biến bệnh đang lan mạnh trong cộng đồng.
|
Ngày phát hành 0:0 | 6/4/2017 Khách mời: Nhà giáo nhân dân Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam.
|
Ngày phát hành 15:54 | 3/10/2023 Sáng nay (3/10), tại thành phố Buôn Ma Thuột, Bảo tàng Hùng Vương tỉnh Phú Thọ phối hợp với Bảo tàng Đắk Lắk tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại - Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và hát Xoan Phú Thọ”.
|