logovov
BAN THỜI SỰ VOV1
Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 21 kết quả

Danh sách tin tìm thấy

Hoa hoàng đầu ấn xuất hiện trở lại tại Khu Ramsar Tràm Chim (10/02/2023)

Hoa hoàng đầu ấn xuất hiện trở lại tại Khu Ramsar Tràm Chim (10/02/2023)

Ngày phát hành 11:10 | 10/2/2023

Hoa hoàng đầu ấn vừa xuất hiện trở lại ở Vườn quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp với diện tích hơn 20 hecta. Đây là loài hoa “đặc sản” của khu Ramsar Tràm Chim chỉ nở trong vòng 4 giờ/ngày. Thảm hoa vàng rực rỡ nằm giữa lòng rừng tràm xanh mát rượi đang khoe sắc làm đắm lòng du khách. Sự xuất hiện trở lại của Hoa hoàng đầu ấn cho thấy những nỗ lực bảo tồn tự nhiên của khu Ramsar này.

Cần làm gì để Việt Nam có thêm các khu Ramsar mới? (16/09/2023)

Cần làm gì để Việt Nam có thêm các khu Ramsar mới? (16/09/2023)

Ngày phát hành 9:15 | 16/9/2023

Tính đến nay, nước ta đã quy hoạch và khoanh vi để thành lập được 47 khu bảo tồn đất ngập nước cũng như đề cử thành công 9 khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (gọi tắt là khu Ramsar) với tổng diện tích hơn 120 nghìn ha. Định hướng xây dựng Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học giai đoạn 2021 - 2030, Việt Nam sẽ tăng số lượng khu đất ngập nước được quốc tế công nhận lên 15 khu. Tuy nhiên, thời gian qua, nhiều địa phương chưa đánh giá đúng và phát huy được giá trị dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước, còn tồn tại các xung đột trong việc hài hòa giữa mục tiêu phát triển kinh tế và bảo tồn các vùng đất ngập nước. Điều này làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên của vùng đất ngập nước. Vậy cần phải làm gì để Việt Nam có thêm các khu Ramsar mới? Đây là nội dung Chương trình Đối thoại ngày hôm nayvới sự tham gia của các vị khách mời: PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, Chuyên gia cao cấp Viện Khoa học khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách Tài nguyên và Môi trường; TS Trần Ngọc Cường, nguyên Trưởng phòng Sinh thái và Cảnh quan thiên nhiên, Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Bảo tồn loài sếu đầu đỏ tại Khu Ramsar Tràm Chim (10/04/2023)

Bảo tồn loài sếu đầu đỏ tại Khu Ramsar Tràm Chim (10/04/2023)

Ngày phát hành 15:2 | 10/4/2023

Nằm giữa vùng đất trũng ngập nước của vùng Đồng Tháp Mười xưa, vườn quốc gia Tràm Chim là nơi được mệnh danh là “Đồng Tháp Mười thu nhỏ” với cảnh quan sinh thái xinh đẹp nguyên sơ. Tràm Chim có hệ sinh thái rất đặc biệt với hàng trăm loài động, thực vật đặc trưng. Trong đó, không thể không nhắc đến một loài chim hạc còn gọi là sếu đầu đỏ - loài được xem là biểu tượng của Vườn Quốc gia Tràm Chim:

Bắc Kạn: Phát huy hiệu quả khu Ramsar Ba Bể (07/09/2022)

Bắc Kạn: Phát huy hiệu quả khu Ramsar Ba Bể (07/09/2022)

Ngày phát hành 18:39 | 7/9/2022

Tại huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn – Nơi có hồ Ba Bể được công nhận là một trong 20 hồ nước ngọt đặc biệt của thế giới, việc phát triển du lịch gắn với bảo vệ thiên nhiên được người dân và chính quyền địa phương rất quan tâm. Nhờ giữ gìn và bảo vệ tốt cảnh quan thiên nhiên mà vùng đất ngập nước Ba Bể ngày càng được nhiều du khách biết đến.

Phát triển du lịch gắn với bảo tồn khu Ramsar Mũi Cà Mau (20/08/2023)

Phát triển du lịch gắn với bảo tồn khu Ramsar Mũi Cà Mau (20/08/2023)

Ngày phát hành 17:39 | 20/8/2023

Du khách về với huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau không chỉ vì nơi đây có điểm mốc Cuối trời mà còn có đa dạng các sản phẩm du lịch, đặc biệt là các sản phẩm gắn với khu bảo tồn đất ngập nước thế giới VQG Mũi Cà Mau. Vườn quốc gia Mũi Cà Mau có diện tích bãi bùn ngập triều lớn và rừng ngập mặn với các loài chiếm ưu thế như mắm; đước; trang. Đây là khu vực duy nhất ở Việt Nam có ba mặt giáp với biển, chịu tác động của hai chế độ thủy triều (nhật triều phía Tây và bán nhật triều ở phía Đông). Do nằm ở vị trí địa lý đặc biệt này, hệ sinh thái biển và ven biển ở Vườn quốc gia Mũi Cà Mau có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cung cấp các điều kiện phù hợp cho sự di cư, sinh trưởng và sinh sản của một số loài thủy sản; là điểm dừng chân và trú đông rất quan trọng cho nhiều loài chim nước di cư.

Khát vọng khởi nghiệp từ tài nguyên bản địa tại khu Ramsar U Minh Thượng (20/4/2023)

Khát vọng khởi nghiệp từ tài nguyên bản địa tại khu Ramsar U Minh Thượng (20/4/2023)

Ngày phát hành 19:20 | 20/4/2023

Người lạc quan luôn nhìn được những cơ hội trong từng khó khăn. Vượt qua những biến động lớn về thị trường, tại Kiên Giang đã có một chàng trai tên No đã khởi nghiệp thành công, cùng người dân kiến tạo cuộc sống ấm no, từ việc khai thác tài nguyên bản địa là cây cỏ bàng, cỏ sậy trở thành hàng triệu ống hút độc đáo xuất khẩu sang nhiều quốc gia. Sinh ra và lớn lên ở vùng sông nước thuộc huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang, anh Huỳnh Văn No (29 tuổi) đã sớm nhận ra tiềm năng của vùng nguyên liệu cỏ sậy, cỏ bàng dồi dào ở vùng đệm Rừng U Minh thượng. Sau thời gian dài mài mò, nghiên cứu, năm 2019, chàng trai sinh năm 1993 quyết định chọn những loại cây cỏ này để làm ống hút, vừa góp phần bảo vệ môi trường, vừa đem đến công ăn việc làm cho người dân ở địa phương. Làm thế nào để chàng trai trẻ này có thể vượt qua những trở ngại đưa những sản phẩm sáng tạo này đặt chân sang những quốc gia khó tính? Đâu là hướng đi vững bền cho những sản phẩm sáng tạo này? Mời quý vị và các bạn lắng nghe câu chuyện:

Khu Ramsar Côn Đảo bị xâm lấn bởi rác thải nhựa (20/06/2023)

Khu Ramsar Côn Đảo bị xâm lấn bởi rác thải nhựa (20/06/2023)

Ngày phát hành 17:15 | 20/6/2023

Theo thống kê với khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa không được quản lý đổ ra biển, Việt Nam đứng thứ tư trong số năm quốc gia xả rác nhựa ra biển nhiều nhất thế giới. Tại VQG Côn Đảo – Nơi được thế giới công nhận là khu Ramsar thứ 2.203 của thế giới với hệ thống rạn san hô và rừng ngập mặn vô cùng phong phú cũng đã và đang bị đe doạ bởi rác thải nhựa. Từ ca nô chở khách đến khu rừng Ramsar, dọc bờ biển Hòn Tài, các loại chai nhựa, thùng xốp, bao ni lông... nằm dày đặc. Lối dẫn vào khu rừng Ramsar, bao ni lông treo lủng lẳng trên các cây rừng. Nhiều thùng xốp, chai nhựa dính đầy dầu đen kịt nằm la liệt bên bờ rừng. Có cả xô đựng nước cũng theo sóng biển trôi dạt vào bờ. Do vậy, nâng cao ý thức cho người dân và du khách về bảo vệ môi trường khu Ramsar Côn Đảo đang hướng đi mà các ngành chức năng của huyện hướng tới:

Cần làm gì để Việt Nam có thêm các khu Ramsar mới? (16/09/2023)

Cần làm gì để Việt Nam có thêm các khu Ramsar mới? (16/09/2023)

Ngày phát hành 9:15 | 16/9/2023

Tính đến nay, nước ta đã quy hoạch và khoanh vi để thành lập được 47 khu bảo tồn đất ngập nước cũng như đề cử thành công 9 khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (gọi tắt là khu Ramsar) với tổng diện tích hơn 120 nghìn ha. Định hướng xây dựng Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học giai đoạn 2021 - 2030, Việt Nam sẽ tăng số lượng khu đất ngập nước được quốc tế công nhận lên 15 khu. Tuy nhiên, thời gian qua, nhiều địa phương chưa đánh giá đúng và phát huy được giá trị dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước, còn tồn tại các xung đột trong việc hài hòa giữa mục tiêu phát triển kinh tế và bảo tồn các vùng đất ngập nước. Điều này làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên của vùng đất ngập nước. Vậy cần phải làm gì để Việt Nam có thêm các khu Ramsar mới? Đây là nội dung Chương trình Đối thoại ngày hôm nayvới sự tham gia của các vị khách mời: PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, Chuyên gia cao cấp Viện Khoa học khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách Tài nguyên và Môi trường; TS Trần Ngọc Cường, nguyên Trưởng phòng Sinh thái và Cảnh quan thiên nhiên, Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Nỗ lực bảo vệ rừng ngập mặn Đồng Rui tiến tới trở thành khu Ramsar của thế giới (05/07/2023)

Nỗ lực bảo vệ rừng ngập mặn Đồng Rui tiến tới trở thành khu Ramsar của thế giới (05/07/2023)

Ngày phát hành 14:51 | 5/7/2023

Rừng ngập mặn Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh đang được người dân nơi đây bảo vệ bằng những hành động thiết thực như bảo vệ nguồn sống của người dân xã đảo. Và việc làm tổn thương cây rừng ngập mặn sẽ được xử lý theo hương ước của thôn, làng là minh chứng rõ ràng nhất cho tình yêu rừng của người dân nơi đây. Đây cũng là những nỗ lực của người dân nơi đây để sớm đưa vùng đất ngập nước này trở thành khu Ramsar của thế giới.

Vườn quốc gia Tràm Chim, tỉnh Đồng Tháp: Khu Ramsar thứ 2000 của thế giới. (Văn hóa giải trí cuối tuần ngày 01/8/2015)

Vườn quốc gia Tràm Chim, tỉnh Đồng Tháp: Khu Ramsar thứ 2000 của thế giới. (Văn hóa giải trí cuối tuần ngày 01/8/2015)

Ngày phát hành 0:0 | 1/8/2015

- Trò chuyện với ca sỹ Nhật Thủy, ca sỹ trẻ nhất tham gia chương trình hòa nhạc Toyota 2015.
- Chuyện xúc động về bài thơ "Bài học đầu cho con" và bài hát "Quê hương".
- Vườn quốc gia Tràm Chim, tỉnh Đồng Tháp: Khu Ramsar thứ 2000 của thế giới.

Bắc Kạn: Phát triển du lịch gắn với bảo vệ đa dạng sinh học tại khu Ramsar Ba Bể (17/07/2023)

Bắc Kạn: Phát triển du lịch gắn với bảo vệ đa dạng sinh học tại khu Ramsar Ba Bể (17/07/2023)

Ngày phát hành 16:14 | 17/7/2023

Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn là khu bảo tồn đất ngập nước có tầm quan trọng của thế giới và là 1 trong 20 hồ nước ngọt đẹp nhất thế giới đã được công nhận là Vườn di sản ASEAN. Khu Ramsar quốc gia Ba Bể có hồ rộng khoảng 500ha ở trên độ cao 178m so với mặt biển. Đây là hồ tự nhiên trên núi duy nhất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng ở Việt Nam. Với độ sâu trung bình từ 17-23m, có chỗ sâu nhất lên tới 29m, Ba Bể là khu du lịch sinh thái, văn hoá quan trọng trong vùng du lịch miền núi Ðông Bắc... Những năm gần đây, du lịch nghỉ dưỡng, homstay đang ngày càng phát triển tại VQG Ba Bể - Khu đất ngập nước thứ 3 của Việt Nam được quốc tế công nhận. Tuy nhiên, làm thế nào để vừa phát triển du lịch vừa bảo vệ được tính đa dạng sinh học của khu Ramsar này đang là vấn đề đặt ra đối với chính quyền địa phương nơi đây.

Đồng Nai: Nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học tại khu Ramsar Bàu Sấu (01/06/2022)

Đồng Nai: Nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học tại khu Ramsar Bàu Sấu (01/06/2022)

Ngày phát hành 16:52 | 1/6/2022

Trái đất đang đối mặt với các thách thức lớn về môi trường như ô nhiễm đất, nước, nguồn sống của các loài động thực vật mang gen quý hiếm đang bị đe dọa. Theo tính toán của Chương trình Môi trường Liên hợp Quốc, đến năm 2050, với các mô hình sản xuất và tiêu dùng tiêu tốn nhiều tài nguyên thiên nhiên như hiện nay cộng sự gia tăng dân số thế giới có thể đạt 9,6 tỷ người, sẽ cần tới 3 Trái đất mới đáp ứng được nhu cầu sinh sống của nhân loại. Ghi nhận về công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại khu đất ngập nước Bàu Sấu - 1 trong những khu Ramsar đầu tiên của Việt Nam:

Khám phá vẻ đẹp khu Ramsar Ba Bể (27/03/2023)

Khám phá vẻ đẹp khu Ramsar Ba Bể (27/03/2023)

Ngày phát hành 13:45 | 27/3/2023

Hồ Ba Bể là thắng cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp nằm trên địa bàn xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Cạn, cách Hà Nội khoảng 220 km về phía Đông Bắc. Vào năm 1995, hồ Ba Bể đã được Hội nghị các hồ nước ngọt thế giới, tổ chức tại Mỹ, công nhận là một trong 20 hồ nước ngọt đặc biệt của thế giới cần được bảo vệ. Cuối năm 2004, Vườn quốc gia Ba Bể được công nhận là Vườn di sản ASEAN. Năm 2011, hồ Ba Bể được công nhận là khu Ramsar thứ 3 của Việt Nam (vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế) đồng thời là khu Ramsar thứ 1938 của thế giới. Mời quý vị và các bạn cùng khám phá khu đất ngập nước này:

Bà Rịa Vũng Tàu: Bảo tồn đa dạng sinh học tại khu Ramsar biển đảo đầu tiên của Việt Nam (17/10/2022)

Bà Rịa Vũng Tàu: Bảo tồn đa dạng sinh học tại khu Ramsar biển đảo đầu tiên của Việt Nam (17/10/2022)

Ngày phát hành 8:59 | 17/10/2022

Bên cạnh giá trị lịch sử to lớn – huyện đảo Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu còn được ví như báu vật thiên nhiên với nhiều ưu thế về sinh cảnh, môi trường vùng hải đảo. Đặc biệt, vùng rừng ngập mặn của Vườn quốc gia Côn Đảo đã được Ban Thư ký công ước Ramsar về bảo tồn các vùng đất ngập nước công nhận là khu Ramsar thứ 6 của Việt Nam. Sở hữu một khu Ramsar với huyện đảo Côn Đảo là vinh dự, là trách nhiệm nhưng cũng là cơ hội vàng để bảo tồn sự đa dạng sinh học vùng đất ngập nước, nâng vị thế quần đảo Ngọc có sức hút với rất lớn đối với giới nghiên cứu cũng như du khách.

Bảo vệ và Phát triển hệ thống rừng ngập mặn tại các khu Ramsar (02/11/2022)

Bảo vệ và Phát triển hệ thống rừng ngập mặn tại các khu Ramsar (02/11/2022)

Ngày phát hành 17:53 | 2/11/2022

Rừng ngập mặn gồm một nhóm cây và bụi sống trong vùng bãi triều ven biển. Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái vô cùng đa dạng, rất nhiều loài sinh vật sinh trưởng và phát triển tại đây, trong số đó có những loài chỉ sinh sống ở rừng ngập mặn. Có 29 tỉnh, thành phố có rừng và đất ngập mặn ven biển chạy suốt từ móng cái tỉnh Quảng Ninh đến Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Rừng ngập mặn có thể bảo vệ đất và giảm xói lở bờ biển nhờ hệ thống lớn các thân cành và dễ đồng thời giúp tăng diện tích đất bằng cách giữ lại và kết dính phù sa tầm quan trọng của rừng ngập mặn đối với môi trường sinh thái đã được các nhà khoa học khẳng định từ lâu các nhà khoa học xác định rừng ngập mặn còn là người bảo vệ hành tinh chống lại hậu quả thảm khốc của biến đổi khí hậu thế nhưng trước nhu cầu khai thác kinh tế đã khiến diện tích rừng ngập mặn suy giảm nghiêm trọng:

12

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
19h55 đến 20h00 Quảng cáo
19h55 - 20h00 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: