Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 11:1 | 19/2/2021 Trên cương vị Chủ tịch luân phiên của nhóm 7 nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7), nước Anh sẽ chủ trì Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến của nhóm vào ngày hôm nay (19/2). Đây là cuộc họp đầu tiên của các nhà lãnh đạo G7 kể từ tháng 4 năm 2020 và đánh dấu sự tham gia lần đầu tiên của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden tại một hội nghị quốc tế. Hội nghị thượng đỉnh G7 lần này là cơ hội quan trọng để phương Tây xích lại gần nhau sau những bất đồng trong nhóm, dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, đồng thời tìm ra tiếng nói chung trong các vấn đề toàn cầu như chống đại dịch Covid-19, vực dậy nền kinh tế toàn cầu và nhiều vấn đề an ninh khác. Để tìm hiểu rõ hơn về sự kiện này, BTV Thanh Huyền trao đổi với phóng viên Quang Dũng - thường trú Đài TNVN tại Pháp, theo dõi khu vực Tây Âu:
|
Ngày phát hành 18:14 | 30/4/2022 Cùng với sự leo thang trong cuộc xung đột tại Ukraine, tranh cãi giữa Nga và phương Tây trở nên gay gắt hơn trong tuần này, làm gia tăng lo ngại về nguy cơ một cuộc đối đầu trực tiếp giữa hai khối cường quốc. TTK LHQ Antonio Guterres có chuyến thăm tới Nga và Ukraine hôm qua đã bày tỏ hi vọng các bên ít nhất có thể đạt được thỏa thuận về việc thiết lập các hành lang nhân đạo nhằm sơ tán dân thường khỏi các khu vực chiến sự, mở ra cơ hội cho đàm phán về một nền hòa bình lâu dài.
|
Ngày phát hành 14:52 | 17/9/2024 Từ khi xung đột nổ ra, Ukraine bị giới hạn về việc sử dụng vũ khí do phương Tây cung cấp để tấn công vào sâu trong lãnh thổ Nga, chủ yếu vì lo ngại về khả năng leo thang căng thẳng giữa các cường quốc. Gần đây, Ukraine liên tục hối thúc Mỹ và phương Tây cho phép sử dụng các mẫu tên lửa tầm xa trong cuộc xung đột. Với Nga, động thái như vậy được coi là vượt “lằn ranh đỏ”, dẫn đến những đáp trả khó lường. Mặc dù đến nay, Mỹ, Anh và một số quốc gia viện trợ cho Ukraine vẫn thận trọng trong việc nới lỏng hạn chế tấn công tầm xa cho Ukraine, nhưng kịch bản này không phải không thể xảy ra.
|
Ngày phát hành 0:0 | 24/2/2015 - Phương Tây lo ngại làn sóng thanh niên rời bỏ quê hương gia nhập IS. - Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc: Cần thống nhất để phát huy vai trò thực tế.
|
Ngày phát hành 7:22 | 16/2/2022 Dù lên tiếng đánh giá việc Nga tuyên bố rút một số lực lượng binh lính khỏi khu vực biên giới Nga-Ukraina là tín hiệu tích cực đánh dấu việc hạ nhiệt căng thẳng nhưng các nước châu Âu vẫn phản ứng thận trọng, cho rằng nguy cơ leo thang xung đột vẫn ở mức cao.
|
Ngày phát hành 8:50 | 27/2/2024 Tại Hội nghị quốc tế về viện trợ cho Ucraina tại Paris tối qua (26/2), Tổng thống Pháp kêu gọi một làn sóng hỗ trợ mới dành cho Ukraine để đảm bảo Nga không thể giành thắng lợi. Tổng thống Pháp cũng lần đầu tiên chia sẻ không loại trừ khả năng phương Tây đưa quân vào Ukraine.
|
Ngày phát hành 17:27 | 15/6/2021 ừ hội nghị nhóm các nước công nghiệp phát triển G7 cho đến Thượng đỉnh tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Thượng đỉnh Mỹ-Liên minh châu Âu (EU)… Trung Quốc luôn là chủ đề được quan tâm và thảo luận nhiều nhất. Khác với dự đoán về sự thận trọng từ các đồng minh của Mỹ, sự hình thành một lập trường chung cứng rắn đối với Trung Quốc khiến giới quan sát nhận định có khả năng châm ngòi cho một cuộc Chiến tranh Lạnh mới.
|
Ngày phát hành 8:58 | 29/4/2024 Một trong những câu chuyện quốc tế đáng chú ý trong tuần này là việc Quốc hội Mỹ và Tổng thống Joe Biden đã ký thông qua dự luật cho phép Mỹ viện trợ cho Ukraine thêm 61 tỷ đô la. Số tiền này gần tương ứng với số tiền Mỹ chi ở Ukraine trong 20 tháng đầu của cuộc xung đột Nga – Ukraine và được ví như “phao cứu sinh” với Ukraine. Theo sau Mỹ, nhiều quốc gia đồng minh cũng có động thái tương tự. Tuy nhiên việc phương Tây ồ ạt viện trợ cho Ukraine lại một lần nữa dấy lên câu hỏi “Xung đột bao giờ mới kết thúc?”
|
Ngày phát hành 11:35 | 14/10/2023 Kể từ khi cuộc xung đột Nga – Ukraine nổ ra, các nước phương Tây đã ồ ạt áp đặt các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga với quy mô sâu rộng chưa từng có, kèm theo là tuyên bố rút khỏi thị trường Nga của một loạt tập đoàn lớn như một cách gây áp lực lên Điện Kremlin. Nhưng sau hơn một năm, số liệu thống kê cho thấy chỉ lượng nhỏ các doanh nghiệp phương Tây đã rời Nga, còn phần lớn vẫn chọn ở lại với nhiều lý do khác nhau. “Người cũ” không rời đi, trong khi nhiều “người mới” tìm đến, Nga vẫn được đánh giá là một thị trường hấp dẫn với các doanh nghiệp phương Tây.
|
Ngày phát hành 13:46 | 4/9/2022 Sau cuộc gặp với Ngoại trưởng Iran Hô-xê-in A-mia Áp-đô-la-hi-an tại thủ đô Mát-xcơ-va, Ngoại trưởng Nga Xéc-gây La-vrốp cho biết hai bước đang hoàn tất một văn kiện toàn diện về hợp tác song phương – văn kiện mà ông La-vrốp nhận định là “thể hiện chiều hướng phát triển đạt đến tầm cao mới về chất, mang tính tầm vóc của quan hệ hai nước”. Tài liệu này một lần nữa thể hiện rõ ràng ý chí của Nga và Iran trong việc tiếp tục sát cánh bên nhau, tận dụng sức mạnh của nhau để ứng phó với sức ép đang ngày càng gia tăng của phương Tây đối với cả hai nước.
|
Ngày phát hành 7:8 | 24/3/2022 Nguyên thủ các quốc gia phương Tây ngày hôm nay, 24/03, tiến hành liên tiếp ba Hội nghị Thượng đỉnh tại Brussels nhằm gia tăng sức ép lên phía Nga bằng các biện pháp trừng phạt kinh tế, đồng thời thảo luận tìm kiếm giải pháp chấm dứt cuộc chiến đã kéo dài 1 tháng tại Ukraine.
|
Ngày phát hành 0:0 | 22/3/2018
|
Ngày phát hành 16:14 | 1/9/2024 Tổng thống Ukraine hôm qua (31/8) đã kêu gọi các nước phương Tây dỡ bỏ hạn chế về vũ khí tầm xa nhằm cho phép Ukraine ngăn chặn các cuộc không kích của Nga. Tuy nhiên, đề xuất này của Ukraine cho đến nay vẫn chưa nhận được sự ủng hộ của phương Tây và lời đề nghị này cũng khiến cơ hội đối thoại giữa Nga và Ukraine ngày càng xa vời.
|
Ngày phát hành 11:8 | 4/3/2021 “Vòng xoáy” căng thẳng mới giữa các nước phương Tây và Nga lại bắt đầu với việc Mỹ cùng các đồng minh châu Âu đang phối hợp đưa ra các lệnh trừng phạt nhằm vào các quan chức Nga liên quan tới vụ thủ lĩnh đối lập Nga A-lếch-xây Na-va-ny bị bắt giữ. Tuy nhiên, đây mới chỉ là khởi đầu cho một cuộc đánh giá lại toàn diện của chính quyền Tổng thống Joe Biden trong mối quan hệ với Nga. Nhiều quan chức Mỹ cho biết “không sớm thì muộn” Tổng thống Biden sẽ tiếp tục xem xét các hành động cụ thể nhằm vào Mát-xcơ-va đối với những vấn đề mà Mỹ cho là Nga đã vi phạm chuẩn mực. Vậy bức tranh tổng thể quan hệ Mỹ – Nga sau những “cú đòn” trừng phạt đầu tiên của Washington là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung này qua cuộc trao đổi của BTV Thanh Huyền với nhà báo Nguyễn Đăng Phát - Tổng Biên tập tạp chí Bạch Dương:
|
Ngày phát hành 12:40 | 27/3/2023 Trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và phương Tây leo thang liên quan đến tình hình Ukraine, Nga mới đây bất ngờ thông báo sẽ triển khai vũ khí hạt nhân chiến lược trên lãnh thổ Belarus. Điều này tiếp tục nhận được phản ứng mạnh từ các nước phương Tây, Liên minh quân sự NATO. Ukraine cũng đang kêu gọi tổ chức một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về việc này.
|