Ngày phát hành 11:58 | 31/10/2022
Với hơn 20 nghìn ha trồng cây ăn quả có múi tập trung nhiều ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa,... đây được coi là cây trồng chủ lực trong chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đem lại thu nhập cao cho người dân cũng như tiềm năng xuất khẩu lớn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, diện tích diện tích cây ăn quả có múi ở các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ đang có chiều hướng giảm do việc đầu tư, chăm sóc, phòng trừ sinh vật gây hại của các nhà vườn không theo đúng quy trình kỹ thuật. Nhằm hướng dẫn cán bộ kỹ thuật cũng như người dân tại các địa phương này phòng chống hiệu quả đối với các loại sinh vật gây hại theo cách có lợi cho sức khỏe của cây trồng và môi trường, gia tăng giá trị xuất khẩu, đặc biệt xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, vừa qua, Dự án hỗ trợ liên quan đến thương mại dành cho Việt Nam (gọi tắt là ARISE+ Việt Nam) do Liên minh Châu Âu tài trợ phối hợp với Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng khu IV, Cục Bảo vệ thực vật, tổ chức khoá tập huấn cho 25 cán bộ kỹ thuật về bảo vệ thực vật tại 6 tỉnh từ Thanh Hoá đến Thừa Thiên Huế. Qua đó, giúp cán bộ hiểu đầy đủ hơn về các đối tượng sinh vật gây hại chính trên cây ăn quả có múi, từ đó nâng cao năng lực cho cán bộ bảo vệ thực vật địa phương nhằm hỗ trợ nông dân trong sản xuất các sản phẩm trái cây có múi có chất lượng cao phục vụ xuất khẩu. Ghi nhận của phóng viên Đài TNVN: