Ngày phát hành 20:20 | 16/10/2024
Sau khi Hiệp định Geneve được ký kết ngày 21/07/1954 đất nước ta bị chia cắt thành 2 miền với ranh giới tạm thời là dòng sông Bến Hải ở vĩ tuyến 17. Thực hiện Hiệp định, cùng với việc chuyển quân tập kết ra Bắc, để chuẩn bị đội ngũ cán bộ cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng Miền Nam, đặc biệt là cho việc xây dựng lại Miền Nam khi nước nhà được hòa bình, Bác Hồ, Trung ương Đảng và Chính phủ đã chủ trương đưa con em cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam ra miền Bắc học tập. Trong 21 năm, từ năm 1954-1975, hơn 32.000 học sinh miền Nam bằng nhiều cách di chuyển khác nhau đã được đưa ra Bắc học tập, đào tạo tại 28 trường ở: Hà Nội, Hải Phòng, Hà Nam, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hà Tây (cũ).....Hành trình của hơn 3 vạn học sinh từ tuyến lửa ra vùng hòa bình đã trở thành một cuộc thiên di chưa từng có trong lịch sử. Hướng tới dịp kỷ niệm Kỷ niệm 70 năm chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954, mục “Chuyện đêm” hôm nay, chúng ta cùng nghe Nhà giáo ưu tú Đàm thị Ngọc Thơ (nguyên Hiệu trưởng Trường Phổ thông Trung học Hồ Thị Kỷ, thị xã Cà Mau) chia sẻ về những ký ức khi là học sinh miền Nam được ra Bắc học tập