logovov
BAN THỜI SỰ VOV1
Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 23 kết quả

Danh sách tin tìm thấy

Hoàn thiện pháp luật để xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam (12/8/2021)

Hoàn thiện pháp luật để xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam (12/8/2021)

Ngày phát hành 9:50 | 12/8/2021

Trong phiên họp đầu tiên của CP, nhiệm kỳ 2021-2026 ngày 11/8, Thủ tướng CP Phạm Minh Chính nêu rõ quyết tâm hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết của Quốc hội đề ra, góp phần thực hiện thắng lợi NQ ĐH XIII của Đảng. Qua đó, tiếp tục bổ sung, góp phần hoàn thiện, phát triển lý luận và thực tiễn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, xây dựng nền dân chủ XHCN, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân. Trước đó, trong phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” đầu tháng 7, CT nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo nhấn mạnh yêu cầu cần xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, công bằng, không thiên vị, dễ tiếp cận với chi phí tuân thủ thấp, lấy quyền và lợi ích hợp pháp của người dân là trung tâm và sau đó đã ký ban hành Kế hoạch 02 về xây dựng Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”. Thực tế hiện nay, việc hoàn thiện pháp luật để xây dựng thành công nhà nước pháp quyền XHCN đặt ra những vấn đề gì cần quan tâm. Nội dung này được BTV Đài TNVN bàn luận cùng TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm VP QH.

Bước tiến trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. (12/02/2016)

Bước tiến trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. (12/02/2016)

Ngày phát hành 0:0 | 4/2/2016

Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới theo Nghị quyết 27 của Ban Chấp hành Trung ương (05/12/2023)

Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới theo Nghị quyết 27 của Ban Chấp hành Trung ương (05/12/2023)

Ngày phát hành 18:0 | 5/12/2023

Một trong ba vấn đề trọng tâm của Nghị quyết số 27 ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về “tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới”, đó là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật nghiêm minh, hiệu quả, bảo đảm yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững. Trong bối cảnh tình hình mới có nhiều biến động, trước yêu cầu, đòi hỏi ngày càng phức tạp từ thực tiễn cuộc sống, hệ thống pháp luật chịu những tác động gì và cần hoàn thiện như thế nào? Vai trò, trách nhiệm của các cơ quan liên quan, đặc biệt là Bộ Tư pháp, cơ quan “gác cổng” trong xây dựng và triển khai thi hành pháp luật cần được xác định như thế nào? Đây là nội dung được bàn luận trong chương trình Đối thoại hôm nay với sự tham gia của hai vị khách mời: Tiến sỹ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và Luật sư Nguyễn Tiến Lập, Văn phòng Luật sư NH Quang và Cộng sự, Trọng tài viên Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam.

Tư pháp độc lập- một trong những trụ cột đảm bảo hiện thực hoá Nhà nước pháp quyền (13/12/2022)

Tư pháp độc lập- một trong những trụ cột đảm bảo hiện thực hoá Nhà nước pháp quyền (13/12/2022)

Ngày phát hành 17:35 | 13/12/2022

…Tiếp tục loạt bài “Xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam và một số vấn đề đặt ra”. Hôm nay chúng tôi chuyển đến quý vị và các bạn bài viết đề cập vấn đề xây dựng và cải cách tư pháp- một trong những nội dung trọng tâm,có tính cấp thiết trong Chiến lược “Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”

Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam: Chuyển động từ tư duy đến hành động (17/01/2023)

Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam: Chuyển động từ tư duy đến hành động (17/01/2023)

Ngày phát hành 14:3 | 17/1/2023

Tại Hội nghị Trung ương 6 khóa 13, Ban chấp hành TW Đảng đã ban hành Nghị quyết 27 về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Nghị quyết khẳng định: Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Ðảng là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị; luôn phải đặt trong tổng thể công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, kiên trì, hiệu quả; thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân do Đảng lãnh đạo (31/10/2020)

Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân do Đảng lãnh đạo (31/10/2020)

Ngày phát hành 0:0 | 31/10/2020

Nhà nước pháp quyền là phương thức tổ chức quyền lực nhà nước dựa trên cơ sở pháp luật. Nhà nước pháp quyền là chế độ mà ở đó, mọi chủ thể như nhà nước, cơ quan nhà nước, công chức, viên chức, cá nhân hay mọi chủ thể khác đều phải chấp hành, thực hiện, tuân thủ pháp luật đã được ban hành.
Trong quá trình đổi mới, Đảng ta khẳng định nhất quán đường lối xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân…Trong Dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại hội lần thứ 13, Đảng ta đã chỉ rõ ưu điểm, thành tựu, cũng như hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm…trong xây dựng hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở đó, đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong giai đoạn phát triển tiếp theo với mục tiêu nhất quán: “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị.” Vậy so với trước đây, các vấn đề về xây dựng hoàn thiện Nhà nước pháp quyền trong Dự thảo Văn kiện Đại hội 13 có những nội dung, điểm mới nào? Làm gì để xây dựng Nhà nước pháp quyền có hiệu quả hơn? Đây là nội dung được bàn luận trong chương trình Đối thoại hôm nay với sự tham gia của hai vị khách mời: Giáo sư, Tiến sỹ Võ Khánh Vinh, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam và Luật sư Nguyễn Tiến Lập, Văn phòng Luật sư NH Quang và Cộng sự, Trọng tài viên Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam.

Chủ tịch nước: Xây dựng Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN”cần đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết (31/5/2022)

Chủ tịch nước: Xây dựng Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN”cần đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết (31/5/2022)

Ngày phát hành 20:49 | 31/5/2022

“Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN là nhiệm vụ lịch sử cao cả, là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII đã đề ra, vì đất nước giàu mạnh, vì hạnh phúc của nhân dân, vì lợi ích của toàn dân tộc”. Đây là đề nghị của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” với Ban chỉ đạo Đề án tại phiên họp lần thứ 3 tổ chức chiều nay tại Hà Nội.

Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam- Những điểm nhấn và vấn đề đặt ra theo Nghị quyết Đại hội lần thứ 13 của Đảng (23/3/2021)

Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam- Những điểm nhấn và vấn đề đặt ra theo Nghị quyết Đại hội lần thứ 13 của Đảng (23/3/2021)

Ngày phát hành 13:56 | 23/3/2021

Nghị quyết Đại hội lần thứ 13 của Đảng đã nhấn mạnh “Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ và vì sự phát triển của đất nước là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị...”. Vậy tư tưởng, quan điểm về Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Đảng ta lần này có những đổi mới như thế nào so với các kỳ Đại hội trước? Những việc cần làm để sớm xây dựng được Nhà nước pháp quyền Việt Nam theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội 13?

Những vấn đề về đổi mới hoạt động xây dựng pháp luật trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam (19/03/2022)

Những vấn đề về đổi mới hoạt động xây dựng pháp luật trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam (19/03/2022)

Ngày phát hành 10:19 | 19/3/2022

Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng tiếp tục xác định việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị. Trong đó có các yêu cầu: Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước; xác định rõ vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp dựa trên cơ sở nguyên tắc pháp quyền, bảo đảm quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ và tăng cường kiểm soát quyền lực. Yêu cầu tiếp theo là xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định với quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người dân và doanh nghiệp làm trọng tâm, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, bảo đảm yêu cầu phát triển nhanh và bền vững. Vậy những vấn đề gì cần quan tâm trong xây dựng pháp luật và nền quản trị quốc gia trong Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng? Đây là nội dung được bàn luận trong chương trình Đối thoại hôm nay với sự tham gia của GS.TSKH Phan Xuân Sơn, giảng viên cao cấp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Tiến sỹ Nguyễn Sĩ Dũng- nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

Đổi mới công tác xây dựng thể chế pháp luật trong xây dựng nhà nước pháp quyền (5/10/2022)

Đổi mới công tác xây dựng thể chế pháp luật trong xây dựng nhà nước pháp quyền (5/10/2022)

Ngày phát hành 10:34 | 5/10/2022

Không thể phủ nhận thành tựu của Việt Nam trong xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật về quyền con người.
- Đổi mới công tác xây dựng thể chế pháp luật trong xây dựng nhà nước pháp quyền.
- Tính toán của nhóm OPEC+ khi dự định cắt giảm mạnh sản lượng trong cuộc họp tại Vienna, Áo ngày hôm nay.

Hồ Chí Minh: Người đặt nền móng xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam (2/9/2022)

Hồ Chí Minh: Người đặt nền móng xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam (2/9/2022)

Ngày phát hành 8:41 | 2/9/2022

Cách đây 77 năm, ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - văn bản có giá trị lịch sử trường tồn, đặt nền móng pháp lý cho việc xây dựng “Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân”.
Sợi chỉ đỏ xuyên suốt về xây dựng Nhà nước pháp quyền được thể hiện rõ trong Cương lĩnh 1991 (sửa đổi, bổ sung 2011); đường lối chính sách sau hơn 35 năm đổi mới và Nghị quyết Đại hội lần thứ 13 của Đảng. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Phan Xuân Sơn, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh để rõ hơn những giá trị nền móng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân kỷ niệm 77 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Chủ tịch nước: Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là tất yếu (11/12/2021)

Chủ tịch nước: Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là tất yếu (11/12/2021)

Ngày phát hành 17:7 | 11/12/2021

Sáng nay, 11/12, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo xây dựng Đề án Chiến lược xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo, chủ trì hội thảo Đề án; Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Đề án, phát biểu khai mạc hội thảo.

Quốc hội với cử tri ngày 09/9/2014: Sửa đổi Luật Tổ chức Quốc hội để đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN

Quốc hội với cử tri ngày 09/9/2014: Sửa đổi Luật Tổ chức Quốc hội để đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN

Ngày phát hành 0:0 | 9/9/2014

Thi hành án dân sự có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam (17/12/2021)

Thi hành án dân sự có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam (17/12/2021)

Ngày phát hành 14:40 | 17/12/2021

Sáng 17/12, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp phối hợp với Phái đoàn Liên minh Châu âu tại Việt Nam, Chương trình phát triển Liên hợp quốc, tổ chức Diễn đàn pháp luật với chủ đề công tác thi hành án dân sự trong yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các ý kiến tham luận tại diễn đàn đều khẳng định công tác thi hành án dân sự có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN VN. Phóng viên Đình Hiếu phản ánh:

Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là yêu cầu tất yếu (3/10/2022)

Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là yêu cầu tất yếu (3/10/2022)

Ngày phát hành 8:41 | 3/10/2022

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng để đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới đất nước.
- Những động thái leo thang căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên trong những ngày qua.
- Thủ tướng yêu cầu xử lý dứt điểm vướng mắc của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

12

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h50-05h59 Quảng cáo
06h28-06h30 Quảng cáo
9h15-10h00 Đối thoại
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h00-13h30 CLB âm nhạc
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 A lô, VOV1
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
23h30-24h00 Nhịp sống
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: