Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 9:35 | 17/6/2022 Cộng hòa Séc sẽ chính thức đảm nhận vị
trí chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu trong nửa cuối năm nay, bắt
đầu từ tháng 7. Để chuẩn bị cho cương vị mới, Chính phủ Séc vừa nêu ra
các ưu tiên của mình cho nhiệm kỳ Chủ tịch EU sắp tới. Trong đó đưa ra
nhiều vấn đề cấp bách mà châu Âu đang cần phải giải quyết.
Việc bắt đầu nhiệm kỳ vào thời điểm châu Âu đang có sự thay đổi
địa chính trị lớn nhất kể từ thời Chiến tranh Lạnh với cuộc xung đột ở
Ukraine khiến nhiều người lo ngại rằng đây sẽ là một nhiệm kỳ đầy
khó khăn và áp lực với Séc. Quốc gia Đông Âu này sẽ có những mục tiêu
cụ thể nào để đối phó với những thách thức chung trong bối cảnh hiện
nay? PV Hải Đăng – cơ quan thường trú Đài TNVN tại Cộng hòa Séc phân tích rõ hơn vấn đề này.
|
Ngày phát hành 0:0 | 9/6/2016 Trao đổi với phóng viên Thùy Vân, thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Pháp, theo dõi khu vực Châu Âu.
|
Ngày phát hành 10:39 | 2/1/2023 Từ 1/1/2023, Thụy Điển đã chính thức đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng Liên minh châu Âu (EU). Giữ vai trò dẫn dắt EU trong 6 tháng đầu năm 2023, Thụy Điển sẽ tiếp tục chương trình nghị sự kéo dài 18 tháng từ 2 quốc gia đảm nhận vai trò Chủ tịch luân phiên trước đó là Pháp và Cộng hòa Séc. Rất nhiều trọng tâm ưu tiên đã được đặt ra như an ninh, thống nhất nội bộ, khả năng phục hồi..., cũng chính là những thách thức và khó khăn trong nhiệm kỳ sắp tới của Thụy Điển. Giới phân tích nhận định 6 tháng tới, không phải là chặng đường dễ dàng đối với quốc gia Bắc Âu này, khi các thành viên EU còn khác biệt trong nhiều vấn đề. Trong bối cảnh ấy, liệu Thụy Điển có thể thúc đẩy mục tiêu “nhất thể hóa” của EU? Phóng viên Quang Dũng, thường trú Đài TNVN tại Pháp theo dõi khu vực Tây Âu phân tích vấn đề này.
|
Ngày phát hành 0:0 | 24/12/2014
|
Ngày phát hành 0:0 | 9/12/2019
|
Ngày phát hành 0:0 | 12/2/2020 - Phiên họp của Thường trực Chính phủ: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu cùng lúc phải chống cả virus Covid-19 và “virus trì trệ”. - Sau 21 ngày cách ly, người nhiễm Covid-19 nặng nhất tại Việt Nam xuất viện. - Các chuyên gia y tế quốc tế cảnh báo: Covid-19 có khả năng lan rộng ra nhiều nơi trên thế giới. - Nghị viện châu Âu (EP) phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam. Quyết định quan trọng tạo động lực mới cho quan hệ Việt Nam - Liên minh châu Âu.
|
Ngày phát hành 0:0 | 20/1/2019 Phỏng vấn bà Nguyễn Thị Đỗ Sinh, nguyên trưởng cơ quan thường trú Thông tấn xã Việt Nam tại Anh về những kịch bản đang chờ nước Anh.
|
Ngày phát hành 0:0 | 9/4/2019 Trao đổi với phóng viên Bích Thuận – Cơ quan thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Trung Quốc và phóng viên Quang Dũng – Thường trú tại Pháp.
|
Ngày phát hành 7:38 | 1/6/2022 Hôm nay, Đan Mạch sẽ tiến hành trưng cầu ý dân về việc gia nhập Chính sách quốc phòng và an ninh chung của Liên minh châu Âu (gọi tắt là CSDP). Sau khi Thụy Điển và Phần Lan gửi đơn xin gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), cuộc trưng cầu ý dân ở Đan Mạch thu hút sự quan tâm của dư luận bởi sự kiện này có thể góp phần xác nhận xu hướng các nước Bắc Âu dần từ bỏ cơ chế trung lập sau những biến động lớn về an ninh – chính trị thế giới gần đây. Kết quả khảo sát trước cuộc thăm dò cho thấy, khoảng 49% cử tri ủng hộ Đan Mạch tham gia chính sách quốc phòng chung của EU, trong khi số phản đối là 27%. Tuy nhiên, đa số những cử tri còn đang lưỡng lự lại có xu hướng nghiêng về bên phản đối, xuất phát từ chủ nghĩa hoài nghi châu Âu còn khá phổ biến tại Đan Mạch. Bởi vậy, cuộc trưng cầu ý dân hôm nay dự kiến sẽ chứng kiến cuộc bám đuổi sít sao giữa hai phe.
|
Ngày phát hành 0:0 | 12/2/2020 Nghị viện châu Âu (EP) phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA) giữa châu Âu (EU) với Việt Nam. Hiệp định được phê chuẩn trong bối cảnh xuất khẩu và kinh tế của Việt Nam bị ảnh hưởng lớn do dịch bệnh Covid-19 (nCoV), nhưng sẽ “cứu cánh” cho tăng trưởng kinh tế nói chung và xuất khẩu nói riêng.
|
Ngày phát hành 8:20 | 17/10/2024 Hôm nay, Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) khai mạc tại Thủ đô Brussels của Bỉ. Diễn ra trong 2 ngày – hôm nay và ngày mai, hội nghị sẽ thảo luận nhiều vấn đề quan trọng như tăng cường sức cạnh tranh của EU để thúc đẩy kinh tế, nâng cao đời sống của người dân châu lục, xử lý vấn đề di cư, biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học… Tuy nhiên, trọng tâm dự kiến chiếm nhiều thời gian thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh EU lần này là các điểm nóng xung đột, khi cả hai điểm nóng hiện tại là Ukraine (Ucraina) và Trung Đông đều đang có những diễn biến nguy hiểm, bất chấp lời kêu gọi của cộng đồng quốc tế về hạ nhiệt căng thẳng. Trong đó, điểm nóng “sát sườn” nhất với EU dự kiến sẽ tiến tới một thời điểm quan trọng với nhiều biến số, đó là mùa đông khắc nghiệt và kết quả khó đoán định của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
|
Ngày phát hành 0:0 | 3/2/2016
|
Ngày phát hành 0:0 | 1/6/2020 Hôm nay (1/6), Nước Đức chính thức đảm nhiệm cương vị Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu. Trươc thềm sự kiện này, trong tuần qua, Thủ tướng Đức Merkel đã có bài phát biểu nêu bật những khó khăn và cả những cơ hội đội với nước Đức khi lãnh đạo châu Âu trong nhiệm kỳ 6 tháng tới. Dư luận chờ đợi Đức có thể làm gì để thúc đẩy EU tiến về phía trước trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 cũng như việc châu Âu đang phải đối mặt với hàng loạt vấn đề từ đối nội cho đến đối ngoại. Trong khi đó, viễn cảnh một Brexit không thoả thuận đang “treo lơ lửng” khi các cuộc đàm phàn giữa Anh và EU lâm vào bế tắc. VĐQT hôm nay, mời quý vị và các bạn đến với những phân tích của phóng viên Quang Dũng, thường trú Đài TNVN tại Pháp theo dõi khu vực Tây Âu.
|
Ngày phát hành 0:0 | 6/12/2017 Trao đổi với phóng viên Quang Dũng, thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Pháp, theo dõi khu vực Tây Âu.
|
Ngày phát hành 9:13 | 3/8/2021 Sau hơn nửa năm Anh chính thức rời khỏi Liên minh châu Âu, căng thẳng giữa hai bên lại bùng phát sau khi chính phủ Anh đề nghị Liên minh châu Âu đàm phán lại các điều khoản thương mại hậu Brexit dành riêng cho vùng Bắc Ireland. Tuy nhiên đến thời điểm này, phía Liên minh châu Âu vẫn giữ quan điểm các thỏa thuận liên quan đến Bắc Ireland là “không thể đàm phán lại”, đồng thời tiến hành các bước đi pháp lý với cáo buộc Anh vi phạm điều khoản của thỏa thuận Brexit. Nghị định thư về Bắc Ireland là một phần của thỏa thuận Brexit mà Anh và Liên minh châu Âu đạt được năm 2020 và đây cũng là nội dung đàm phán khó khăn nhất. Giới phân tích lo ngại, những căng thẳng mới phát sinh liên quan đến vấn đề biên giới Bắc Ireland có thể đe dọa các cam kết khác về Brexit giữa Anh và Liên minh châu Âu, khiến mối quan hệ giữa hai bên thời “hậu Brexit” càng thêm rạn nứt.
|