logovov
BAN THỜI SỰ VOV1
Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 100 kết quả

Danh sách tin tìm thấy

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên thảo luận cấp cao mở của HĐBA LHQ (19/4/2021)

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên thảo luận cấp cao mở của
HĐBA LHQ (19/4/2021)

Ngày phát hành 20:34 | 19/4/2021

Tối 19/4, từ Hà Nội, với vai trò Chủ tịch HĐBA LHQ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên thảo luận cấp cao mở, bằng hình thức trực tuyến của HĐBA với chủ đề “Tăng cường hợp tác giữa LHQ và các tổ chức khu vực trong thúc đẩy xây dựng lòng tin và đối thoại trong ngăn ngừa, giải quyết xung đột”. Một số diễn giả chính của phiên thảo luận là TTK LHQ Antonio Guterres; Bộ trưởng Ngoại giao Brunei (nước Chủ tịch ASEAN); Cao ủy Liên minh châu Âu về chính sách đối ngoại và Chủ tịch Ủy ban châu Phi; nguyên TTK LHQ Ban Ki-moon. Sự kiện có sự tham dự của 22 lãnh đạo, nguyên thủ các nước thành viên LHQ.
Khai mạc phiên thảo luận, từ Hà Nội, Thủ đô của hòa bình, hữu nghị, Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc gửi lời chào nồng nhiệt nhất tới TTK LHQ Antonio Guterres, ông Ban-ki-moon, nguyên Tổng thư ký Liên hợp quốc và các thành viên Hội đồng bảo an tham dự sự kiện cấp cao quan trọng này. Việt Nam ý thức sâu sắc về vinh dự được đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng bảo an Liên hợp quốc LHQ và trách nhiệm to lớn đi kèm. Là thành viên tích cực và trách nhiệm của đồng quốc tế, Việt Nam nỗ lực hết mình để đóng góp vào nỗ lực chung, thúc đẩy mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương, đề cao việc tuân thủ hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế, đẩy mạnh ngăn ngừa và giải quyết xung đột, phát huy vai trò của tổ chức khu vực trong duy trì ổn định an ninh khu vực và quốc tế. Sau khi một số thành viên của LQH phát biểu, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có bài phát biểu thảo luận quan trọng. Đài TNVN trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:

Loạt bài “Cuộc tranh luận công hàm tại LHQ về Biển Đông: Chiến lược Tứ Sa và những tính toán nguy hiểm của Trung Quốc”. Bài 3: "Các nước bác bỏ chiến lược Tứ Sa - Yêu sách của Trung Quốc không phải là tập quán quốc tế" (24/12/2020)

Loạt bài “Cuộc tranh luận công hàm tại LHQ về Biển Đông: Chiến lược Tứ Sa và những tính toán nguy hiểm của Trung Quốc”. Bài 3:

Ngày phát hành 17:0 | 24/12/2020

Trong bài thứ 2 của loạt bài “Cuộc tranh luận công hàm tại LHQ về Biển Đông: Chiến lược Tứ Sa và những tính toán nguy hiểm của Trung Quốc”, chúng tôi đã phân tích sự phi lý và không phù hợp với cách hiểu chung của cộng đồng quốc tế của chiến lược Tứ Sa mà Trung Quốc đang sử dụng. Đây cũng là lý do khiến nhiều nước trên thế giới gửi công hàm trình LHQ phán đối hành động phi lý của Trung Quốc. Nhìn lại năm 2020, cuộc tranh luận công hàm về Biển Đông được Malaysia khởi xướng sau khi nước này trình Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa (CLCS) công hàm vào ngày 12/12/2019 để thông báo bổ sung về việc phân định thềm lục địa của nước này ở Biển Đông. Kể từ đó cho đến nay, rất nhiều quốc gia như Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Mỹ, Australia, Indonesia, Anh, Pháp và Đức…. đã trình lên LHQ hơn 20 công hàm và công thư. Thực tế này cho thấy những diễn biến tại Biển Đông giờ đây không chỉ là mối quan tâm của khu vực mà của cả thế giới. Nhưng đáng chú ý nhất, ngoài công hàm của Trung Quốc, tất cả các công hàm còn lại đều bác bỏ cũng như phản đối các yêu sách về Tứ Sa mà Trung Quốc đưa ra. Trong bài 3, chúng tôi làm rõ vì sao các nước đồng loạt gửi công hàm, công thư trình lên LHQ, lên tiếng phản đối các hành động phi pháp của Trung Quốc.

LHQ thông qua một Nghị quyết về khí hậu- “chiến thắng lịch sử cho công lý khí hậu” (30/3/2023)

LHQ thông qua một Nghị quyết về khí hậu- “chiến thắng lịch sử cho công lý khí hậu” (30/3/2023)

Ngày phát hành 15:34 | 30/3/2023

Hôm qua (29-3) theo giờ New York, Mỹ, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết lịch sử về khí hậu, theo đó nghị quyết đề nghị Tòa án Công lý Quốc tế làm rõ trách nhiệm của các nước thành viên trong bảo vệ khí hậu Trái Đất. Nghị quyết được ca ngợi là "chiến thắng cho công lý khí hậu", giúp các quốc gia dễ dàng phải chịu trách nhiệm về những thất bại của mình. Dư luận đánh giá, sau thỏa thuận khí hậu Pari, đây là một bước tiến quan trọng nhất trong cuộc đấu tranh cho công bằng khí hậu, nhân quyền và công bằng giữa các thế hệ.

Loạt bài "Cuộc tranh luận công hàm tại LHQ về Biển Đông: Chiến lược Tứ Sa và những tính toán nguy hiểm của Trung Quốc". Bài 2: "Sau Đường 9 đoạn, Trung Quốc tiếp tục đuối lý về Tứ Sa" (23/12/2020)

Loạt bài

Ngày phát hành 17:0 | 23/12/2020

Trong bài đầu tiên của loạt bài “Cuộc tranh luận công hàm tại LHQ về Biển Đông: Chiến lược Tứ Sa và những tính toán nguy hiểm của Trung Quốc” phát sóng hôm qua, chúng tôi đã phân tích rõ chiến lược Tứ Sa của Trung Quốc thực chất là sự tiếp nối của Đường 9 đoạn, nhưng có mức độ nguy hiểm hơn nhiều. Bởi vì, thông qua chiến lược Tứ Sa, Trung Quốc đồng thời đòi hỏi yêu sách chủ quyền với 4 nhóm đảo mà Trung Quốc gọi là Nam Hải Chư đảo và yêu sách vùng biển thậm chí rộng hơn cả Đường 9 đoạn. Đây tiếp tục là bước đi nhằm hiện thực hóa tham vọng độc chiếm gần như toàn bộ Biển Đông của Trung Quốc. Cho dù Trung Quốc có cố tình mập mờ cũng không thể thay đổi được thực tế rằng yêu sách trên Biển Đông mà Trung Quốc đưa ra dựa trên chiến lược Tứ Sa là hoàn toàn không có giá trị pháp lý. Trong bài 2 với tiêu đề “Sau đường 9 đoạn, Trung Quốc tiếp tục đuối lý về chiến thuật Tứ Sa”, chúng tôi sẽ phân tích cụ thể vấn đề này qua những ý kiến đa chiều của các chuyên gia, học giả trong nước và quốc tế.

THỜI SỰ 12H TRƯA 25/9/2024: Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại phiên Thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng LHQ Khoá 79 diễn ra ở New York, Mỹ.

THỜI SỰ 12H TRƯA 25/9/2024: Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại phiên Thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng LHQ Khoá 79 diễn ra ở New York, Mỹ.

Ngày phát hành 13:46 | 25/9/2024

Phát biểu tại phiên Thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng LHQ Khoá 79 diễn ra ở New York, Mỹ, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh mục tiêu củng cố chủ nghĩa đa phương, cùng hành động để kiến tạo tương lai hoà bình, ổn định, thịnh vượng và bền vững cho mọi người dân.
- Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh năm 2024 với chủ đề "Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TPHCM".
- Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
- Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ xem xét phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống kinh thành Huế.
- Iran tuyên bố sẵn sàng hợp tác nhằm chấm dứt bế tắc với phương Tây về vấn đề hạt nhân.
- Chứng khoán Mỹ lập đỉnh mới bất chấp dữ liệu tiêu dùng ảm đạm, trong khi giá vàng thế giới tăng cao, xô đổ mọi kỷ lục.

Tổng thư ký LHQ gửi thông điệp Hòa bình cho Năm mới (29/12/2022)

Tổng thư ký LHQ gửi thông điệp Hòa bình cho Năm mới (29/12/2022)

Ngày phát hành 10:13 | 29/12/2022

Năm cũ sắp qua, năm mới đang đến, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres vừa truyên đi thông điệp chào tạm biệt năm cũ, hướng thế giới nhìn về tương lai với niềm hy vọng và hòa bình

THỜI SỰ 6H SÁNG 24/02/2021: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề xuất với LHQ các giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu

THỜI SỰ 6H SÁNG 24/02/2021: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề xuất với LHQ các giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu

Ngày phát hành 7:31 | 24/2/2021

Kiện toàn một số chức danh của bộ máy Nhà nước tại Kỳ họp thứ 11 Quốc hội Khóa XIV.
- Học sinh, phụ huynh Hà Nội lo lắng về quy định khu vực tuyển sinh sẽ không có cơ hội trúng tuyển vào những trường có chất lượng.
- Ngoại trưởng các nước G7 ra tuyên bố chung lên án sử dụng bạo lực đối với người biểu tình ở Myanmar.
- Ấn Độ chưa nới lỏng chính sách với nhà đầu tư Trung Quốc, dù hai nước đã hoàn tất việc rút quân khỏi điểm nóng tranh chấp ở biên giới và hạ nhiệt căng thẳng song phương.

LHQ công bố đánh giá đầu tiên về hành động khí hậu toàn cầu - cảnh báo “thế giới đang đi chệch hướng” (09/9/2023)

LHQ công bố đánh giá đầu tiên về hành động khí hậu toàn cầu - cảnh báo “thế giới đang đi chệch hướng” (09/9/2023)

Ngày phát hành 17:41 | 9/9/2023

“Cánh cửa cơ hội để đảm bảo một tương lai đáng sống và bền vững cho tất cả mọi người đang đóng lại một cách nhanh chóng”. Đây là cảnh báo đưa ra hôm qua( 8/9) của Liên hợp quốc trong đánh giá đầu tiên về việc thực hiện thoả thuận khí hậu Paris năm 2015.

Indonesia phản đối quyền lịch sử của Trung Quốc trên Biển Đông lên LHQ (17/6/2020)

Indonesia phản đối quyền lịch sử của Trung Quốc trên Biển Đông lên LHQ (17/6/2020)

Ngày phát hành 0:0 | 17/6/2020

Nối tiếp các bước đi ngoại giao mạnh mẽ gần đây để phản đối các yêu sách của Trung Quốc, Indonesia tiếp tục gửi một công hàm lên Liên hợp quốc để bác bỏ yêu sách về "quyền lịch sử" đối với vùng đặc quyền kinh tế (EEZ )của Indonesia trên Biển Đông. Phóng viên Đài TNVN thường trú tại Indonesia đưa tin.

Tổng thống Nga: LHQ cần làm việc với Ukraine để đảm bảo an toàn hành lang ngũ cốc (01/11/2022)

Tổng thống Nga: LHQ cần làm việc với Ukraine để đảm bảo an toàn hành lang ngũ cốc (01/11/2022)

Ngày phát hành 8:18 | 1/11/2022

Trong cuộc họp báo ở Sochi, Tổng thống V.Putin tuyên bố, Nga không dừng, mà đình chỉ tham gia thỏa thuận ngũ cốc. Đồng thời, theo ông, Liên hợp quốc cần làm việc với Ukraine để họ đảm bảo an toàn cho các tàu di chuyển theo hành lang nhân đạo, trên biển Đen.

Việt Nam luôn sẵn sàng đóng góp cho sứ mệnh gìn giữ hoà bình của LHQ (29/1/2023)

Việt Nam luôn sẵn sàng đóng góp cho sứ mệnh gìn giữ hoà bình của LHQ (29/1/2023)

Ngày phát hành 20:25 | 29/1/2023

Sau 8 năm tham gia hoạt động Gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, đến nay Việt Nam đã triển khai được trên 500 quân nhân đến các phái bộ và trụ sở Liên hợp quốc, góp phần khẳng định Việt Nam là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, lan tỏa hình ảnh Việt Nam yêu chuộng hòa bình, luôn sẵn sàng đóng góp cho sứ mệnh gìn giữ hoà bình, an ninh và phát triển của Liên hợp quốc. Nhìn lại những đóng góp của Việt Nam trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc trong năm qua, và triển khai những hoạt động trong năm mới 2023, phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam đã phỏng vấn Phó Cục trưởng Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam, Đại tá, Tiến sĩ Nguyễn Bá Hưng.

Mỹ - Iran đấu khẩu về vấn đề hạt nhân tại ĐHĐ LHQ (22/9/2022)

Mỹ - Iran đấu khẩu về vấn đề hạt nhân tại ĐHĐ LHQ (22/9/2022)

Ngày phát hành 14:50 | 22/9/2022

Hôm qua, Tổng thống Iran Ebrahim Raisi và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã phát biểu tại Đại hội đồng trong khuôn khổ kỳ họp khóa 77 của Đại hội đồng Liên hợp quốc. Bài phát biểu của hai nhà lãnh đạo thể hiện quan điểm khác biệt trong vấn đề hạt nhân, cho thấy việc khôi phục thoả thuận hạt nhân Iran năm 2015 mang tên Kế hoạch hành động chung toàn diện còn đối mặt với nhiều thách thức.

THỜI SỰ 6H SÁNG 4/12/2020: Việt Nam sẵn sàng đoàn kết và hành động cùng LHQ cũng như các quốc gia trong hành trình khó khăn chống đại dịch COVID-19

THỜI SỰ 6H SÁNG 4/12/2020: Việt Nam sẵn sàng đoàn kết và hành động cùng LHQ cũng như các quốc gia trong hành trình khó khăn chống đại dịch COVID-19

Ngày phát hành 0:0 | 4/12/2020

- Việt Nam sẵn sàng đoàn kết và hành động cùng Liên hiệp quốc cũng như các quốc gia trong hành trình khó khăn chống lại đại dịch COVID-19. Thông điệp vừa được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh trong trong bài phát biểu tại Phiên họp đặc biệt Đại hội đồng Liên hiệp quốc khoá 75.
- Sáng nay chính thức khai mạc Đại hội Đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ 2 năm 2020.
- Cảnh báo nguy cơ xảy ra sạt lở đất ở vùng núi tỉnh Đắk Lắk.
- Trong bối cảnh nhiều nước đã lên kế hoạch tiêm chủng đại trà thì Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra cảnh báo cho rằng sẽ không có có đủ lượng vaccine phòng COVID-19 trong giai đoạn từ 3 đến 6 tháng tới.
- Hàn Quốc bác bỏ thông tin hoãn hội nghị thượng đỉnh ba bên với Nhật Bản và Trung Quốc.

Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh LHQ về hệ thống lương thực (25/7/2023)

Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh LHQ về hệ thống lương thực (25/7/2023)

Ngày phát hành 7:23 | 25/7/2023

Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc về hệ thống lương thực hôm qua (24/7) khai mạc tại thủ đô Rô-ma ( Rome) của Italia. Diễn ra trong bối cảnh tình trạng mất an ninh lương thực ngày càng gia tăng trên khắp thế giới, với nguy cơ nhiều người có thể bị đói dai dẳng, hội nghị dự kiến kéo dài 3 ngày, tập trung thảo luận biện pháp giải quyết những vấn đề mà hệ thống lương thực toàn cầu đang đối mặt, bao gồm việc hàng triệu người lâm vào cảnh đói, hàng tỷ người khác đang mắc các bệnh thừa cân và béo phì, trong khi tình trạng lãng phí thực phẩm tiếp tục là thách thức lớn.

LHQ khởi động “Tuần lễ hành động vì mục tiêu phát triển bền vững” (17/9/2023)

LHQ khởi động “Tuần lễ hành động vì mục tiêu phát triển bền vững” (17/9/2023)

Ngày phát hành 11:29 | 17/9/2023

“Hãy biến đổi thế giới. Hãy mang lại công bằng và bình đẳng hơn cho các tổ chức quốc tế của chúng ta. Hãy cùng giải cứu các mục tiêu Phát triển bền vững và đấu tranh vì một tương lai tốt đẹp hơn mà mọi người đều xứng đáng có được điều đó”. Đây là thông điệp được Tổng thư ký và người đứng đầu các tổ chức Liên hợp quốc phát động trong “Tuần lễ hành động vì mục tiêu phát triển bền vững”, diễn ra hôm qua (16/9).

1234567

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h59 Quảng cáo
5h59-6h00 Báo giờ
06h28-6h30 Quảng cáo
08h35-8h40 Quảng cáo
11h54-11h59 quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h05-13h20 Mùa vàng (PL)
13h40-13h45 Quảng cáo
14h00-14h05 Bản tin TS
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: