Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 10:42 | 24/9/2022 Hội nghị Bộ trưởng Công nghiệp, Thương mại và Đầu tư G20 hôm qua kết thúc sau 3 ngày họp tại Bali, Indonesia. Cuộc họp nhất trí về 6 chương trình nghị sự ưu tiên để giải quyết các thách thức thương mại, thúc đẩy sự phục hồi kinh tế toàn cầu hậu đại dịch. Kết quả Hội nghị sẽ được đệ trình lên Hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra tại Bali vào giữa tháng 11 tới.
|
Ngày phát hành 11:22 | 6/10/2021 Hàng loạt nhà máy Trung Quốc phải hạn chế hoặc thậm chí là tạm ngừng hoạt động vì thiếu điện, cuộc khủng hoảng nhân công tại Anh trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu đang lao đao vì tình trạng tắc nghẽn và chi phí vận chuyển leo thang. Điều này đang tác động không nhỏ đến sức phục hồi kinh tế toàn cầu hậu đại dịch, buộc các nhà hoạch định chính sách phải cân nhắc lại các chiến lược để đảm bảo sự phát triển bền vững.
|
Ngày phát hành 12:0 | 24/2/2023 Hôm nay, đánh dấu tròn 1 năm Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt vào Ukraine, tạo ra một cuộc xung đột có quy mô lớn đầu tiên ở châu Âu kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai. Sau khi cuộc xung đột nổ ra, một “cơn bão” lệnh trừng phạt của phương Tây đã trút xuống Nga và ngược lại tạo ra một cuộc khủng hoảng chính trị, ngoại giao lớn chưa từng có kể từ thời kỳ chiến tranh lạnh, khiến cho kinh tế thế giới chao đảo. Các chuyên gia nhận định, sự kéo dài của cuộc xung đột đang tạo ra sự chuyển dịch địa chính trị khó lường và tiếp tục đẩy nền kinh tế toàn cầu đến bờ vực của suy thoái.
|
Ngày phát hành 14:47 | 24/4/2022 Trong tuần, cả Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cùng hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2022. Cụ thể, WB hạ dự báo từ 4,1% đưa ra hồi đầu năm xuống 3,1%, trong khi mức hạ tương ứng của IMF là từ 4,4% xuống 3,6%. Mức giảm dự báo tăng trưởng gần 1% về số tuyệt đối, tương đương giảm tới 25% so với mức đưa ra hồi đầu năm cho thấy những bất ổn chính trị, những bất đồng trong trục quan hệ giữa các nước lớn đang ảnh hưởng tiêu cực tới đà phục hồi của kinh tế toàn cầu thời “hậu Covid-19”.
|
Ngày phát hành 10:27 | 28/6/2021 Dự kiến, hôm nay, Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sẽ diễn ra ở miền Nam Italia. Đây là sự kiện được dư luận quốc tế rất quan tâm bởi G20 vốn được xem là động lực cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Trong bối cảnh các nước đang tìm cách nhanh chóng phục hồi nền kinh tế sau những khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra, thế giới lại càng kỳ vọng nhiều hơn vào vai trò của G20. Vậy G20 có thể mang lại những gì cho kinh tế toàn cầu? BTV Thu Hà và chuyên gia phân tích các vấn đề quốc tế Phạm Phú Phúc sẽ giúp quý vị và các bạn hiểu rõ hơn câu chuyện này.
|
Ngày phát hành 18:58 | 8/11/2022 Đâu là giải pháp để đội ngũ doanh nhân trẻ Việt Nam không chậm trễ trong xu thế số hóa kinh tế toàn cầu. Đó là nội dung trọng tâm được bàn luận tại Hội thảo “Doanh nhân trẻ Việt Nam - Chuyển mình đổi số” do Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức chiều nay (08/11) với sự tham gia của đại diện một số Bộ, ngành và hơn 300 đại biểu Doanh nhân trẻ cả nước.
|
Ngày phát hành 16:24 | 27/2/2023 Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, Trung Quốc sẽ tiếp tục là “đầu tàu” của nền kinh tế toàn cầu vào năm nay. Trong bối cảnh suy thoái kinh tế đang đến gần, sự phục hồi thị trường tiêu dùng, đổi mới công nghệ và đầu tư bền vững sẽ là những động lực cốt lõi để phục hồi và phát triển kinh tế tổng thế của nước này trong năm 2023.
|
Ngày phát hành 16:51 | 25/1/2023 Dữ liệu tích cực từ các nền kinh tế châu Âu và quyết định của Chính phủ Trung Quốc chấm dứt chính sách “Không COVID” (ZERO COVID) làm tăng hi vọng thế giới có thể tránh được suy thoái. Tuy nhiên, giới chuyên gia cũng cảnh báo những yếu tố rủi ro, trong đó có sự chậm lại của nền kinh tế Mỹ, nguy cơ lạm phát hiện hữu và cuộc xung đột tiếp diễn tại Ukraine.
|
Ngày phát hành 7:22 | 16/4/2023 Hôm nay, Hội nghị mùa xuân của Quỹ
Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ bế mạc sau gần 1 tuần nhóm họp. Những dự báo mà hai định chế tài chính hàng đầu thế giới này đưa ra cho thấy, gam màu xám vẫn là chủ đạo trong bức tranh kinh tế toàn cầu. Lạm phát kéo dài, khủng hoảng hệ thống ngân hàng, lãi suất tăng và bất ổn địa chính trị khiến kinh tế thế giới lâm vào tình trạng “cái khó bó cái khôn”.
|
Ngày phát hành 10:21 | 1/12/2021 Sau gần 2 năm chao đảo vì dịch Covid-19,
nhiều quốc gia đã thay đổi chiến lược ứng phó, từ áp đặt phong tỏa sang
thích ứng linh hoạt, từ Zero Covid sang sống chung an toàn, tạo tiền đề
cho quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu. Nhưng sự xuất hiện của biến thể mới Omicron đang tạo ra thách thức mới cho quá trình phục hồi này, thậm chí có
thể “kèo lùi” những thành quả về phục hồi kinh tế từng đạt được khi các
quốc gia từng bước mở cửa lại nền kinh tế. Sự xuất hiện của các biến thể mới như Omicron cho thấy việc cân bằng giữa phục hồi kinh tế và đảm bảo an toàn cho sức khỏe
người dân là không hề đơn giản, đòi hỏi chính phủ các quốc gia phải có
cách tiếp cận phù hợp. PGS - TS.
Vũ Sỹ Cường - Kinh tế trưởng Viện công nghệ và phát triển tài chính –
thuộc Học viện Tài chính phân tích rõ hơn vấn đề này.
|
Ngày phát hành 0:0 | 25/3/2018 - Cuôc chiến thương mại Mỹ - Trung và tác động đến kinh tế toàn cầu. - Bầu cử Tổng thống Nga: Ông Putin tái đắc cử với cam kết tạo đột phá trong phát triển đất nước. - Những chuyển động tích cực trên bán đảo Triều Tiên.
|
Ngày phát hành 16:27 | 1/1/2025 Nếu như năm 2024 được coi là “năm của sự phục hồi” sau đại dịch COVID-19, thì năm 2025 này được dự báo sẽ là năm nền kinh tế thế giới tìm kiếm trạng thái “bình thường mới”. Tuy nhiên những căng thẳng địa chính trị gia tăng đe dọa triển vọng kinh tế trong bối cảnh các ngân hàng trung ương hàng đầu thế giới cố gắng cắt giảm lãi suất nhằm đối phó với cú sốc lạm phát tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ.
|
Ngày phát hành 10:30 | 26/6/2023 Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 14 của WEF (Diễn đàn Kinh tế thế giới Thiên Tân) chuẩn bị khai mạc tại Trung Quốc. Đây
là Hội nghị có quy mô lớn thứ hai sau Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos thường niên tại Thụy Sỹ. Diễn ra từ ngày 27-29/6/2023, đây là loạt hội nghị cấp cao do Diễn đàn Kinh tế Thế giới phối hợp với Chính phủ Trung Quốc phối hợp tổ chức nhằm tìm giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Chủ đề của diễn đàn năm nay “Tinh thần kinh doanh: Động lực của kinh tế toàn cầu”, được cho là mang một tinh thần rất mới với tham vọng đẩy mạnh kinh tế toàn cầu qua các chiến lược kinh doanh liên quốc gia. Dưới góc nhìn phân tích, đây cũng sẽ là cơ hội để nước chủ nhà Trung Quốc thúc đẩy các tham vọng kinh tế của mình sau 3 năm
đai dịch với sự tham dự của đông đảo các nguyên thủ quốc gia và các nhà quản lý kinh tế toàn cầu. Việt Nam chúng ta cũng là một trong những đối tác quan trọng được mời tham dự Diễn dàn Kinh tế thế giới Thiên Tân lần này. BTV Hồ Điệp thông tin về Diễn đàn Kinh tế Thế giới Thiên Tân 2023.
|
Ngày phát hành 11:46 | 24/10/2024 “Tạo ra sự cân bằng trong cán cân toàn cầu” – Đó là mục tiêu và thông điệp mà các nhà lãnh đạo các nền kinh tế mới nổi BRICS muốn đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh vừa kết thúc ngày hôm qua tại thành phố Cadan, Nga. Sự tham gia của khoảng 20.000 đại biểu đến từ 36 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 22 nguyên thủ quốc gia, cùng lãnh đạo của 6 tổ chức quốc tế cho thấy BRICS đang trở thành một cơ chế đa phương có ảnh hưởng. Đây cũng là hội nghị đầu tiên của BRICS theo định dạng mở rộng gồm 9 nước - Brazil, Liên bang Nga, Ấn Độ, Trung Quốc Nam Phi, Iran, Ai Cập, Etiôpia và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).
|
Ngày phát hành 0:0 | 20/11/2014
|