Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 9:35 | 19/12/2022 Chỉ còn chưa đầy nửa tháng nữa là kết thúc năm
2022- một năm khá nhiều biến động của kinh tế toàn cầu. Với kinh tế Việt
Nam, đà phục hồi sau dịch Covid 19 đã được khẳng định qua các chỉ số kinh tế
11 tháng. Theo thông tin dự báo từ Diễn đàn Kinh tế Việt Nam tổ chức cuối
tuần qua, tăng trưởng GDP của nước ta trong năm 2022 sẽ đạt quanh mức
8%, cao hơn khá nhiều so với mục tiêu kỳ vọng là khoảng 6,5-7%. Tuy nhiên,
với những bất định của kinh tế thế giới- đã bắt đầu có những tác động tới Việt
Nam những tháng cuối năm 2022- cùng những vấn đề nội tại của nền kinh tế,
dự báo năm 2023 sẽ là một năm nhiều khó khăn trong ổn định vĩ mô, tiếp tục
đà phục hồi, tăng trưởng cao như năm 2022. Chuyên gia kinh tế trưởng. Ngân hàng phát triển Châu Á ADB tại Việt Nam – ông Nguyễn Minh Cường cùng bàn luận câu chuyện này.
|
Ngày phát hành 8:41 | 22/9/2022 Ngân hàng Phát triển Châu Á công bố Báo cáo cập nhật triển vọng kinh tế châu Á năm 2022. Trong đó, cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam, ADB giữ nguyên đánh giá triển vọng kinh tế như kỳ công bố tháng 4 vừa rồi, với mức tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) là 6,5% trong năm 2022 và 6,7% năm 2023. Lạm phát tương ứng là
3,8% và 4%. Theo phân tích của ADB, trong bối cảnh thế giới bất định, “Kinh tế Việt Nam đã phục hồi nhanh hơn dự kiến trong nửa đầu năm 2022, được hỗ trợ bởi nền
tảng kinh tế vững chắc, chính sách tiền tệ linh hoạt và sự phục hồi ổn định trong lĩnh vực sản xuất, dịch vụ và tiêu dùng trong nước. Ông Nguyễn Minh Cường - Chuyên gia kinh tế
trưởng ADB tại Việt Nam cùng làm rõ hơn những nhận định về sự phục hồi
kinh tế nước ta, những thách thức đối với nền kinh tế, ổn định vĩ mô cùng
những khuyến nghị chính sách.
|
Ngày phát hành 0:0 | 6/11/2020 Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. Với ý nghĩa đó, bình đẳng giới bao gồm bình đẳng về quyền; bình đẳng về tiếp cận và kiểm soát nguồn lực; bình đẳng về sự tham gia và ra quyết định; bình đẳng về thụ hưởng những thành quả và lợi ích. Cụ thể hóa những quy định trong luật bình đẳng giới năm 2006, Chính phủ đã ban hành Quyết định 2351 phê duyệt chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011- 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật. Qua góc tiếp cận về bình đẳng giới trong hoạt động kinh tế, chính sách bình đẳng giới đã, đang tạo chuyển biến gì qua thực tiễn, những khó khăn, vướng mắc được thể hiện ra sao? Nhận định đúng các vấn đề này sẽ là cơ sở để xây dựng Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 một cách phù hợp.
|
Ngày phát hành 9:0 | 13/5/2023 Thuế suất tối thiểu toàn cầu sẽ được nhiều quốc gia bắt đầu áp dụng từ năm 2024, được đánh giá là sẽ tác động rất mạnh đến chính sách ưu đãi thu hút đầu tư nước ngoài của các nước đang phát triển như Việt Nam. Ảnh hưởng của chính sách thuế này được đánh giá là có cả thuận lợi và khó khăn đen xen, đòi hỏi có cả bước đi ngắn hạn và dài hạn để tận dụng cơ hội, hóa giải thách thức. Trong đó, nội luật hóa cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu và những giải pháp ứng đối chủ động, đang là vấn đề được thảo luận nóng hổi hiện nay. Vậy tính khả thi của việc nội luật hóa cơ chế thuế tối thiểu ra sao, và cách làm như thế nào? Đây là chủ đề được bàn luận trong Đối thoại, với sự tham gia của các vị khách mời: Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình, Giám đốc Công ty tư vấn về quản lý kinh tế - Economica Việt Nam.
|
Ngày phát hành 0:0 | 16/8/2016
|
Ngày phát hành 0:0 | 18/8/2014 - Đối ngoại đa phương thế kỉ 21 và khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam. - Hungary ủng hộ Việt Nam trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền đất nước - Chuyến thăm Việt Nam của đoàn học sinh trường Trung học Trinity (Mỹ)
|
Ngày phát hành 7:34 | 22/6/2023 Thuế suất tối thiểu toàn cầu sẽ được nhiều quốc gia bắt đầu áp dụng từ năm 2024, được đánh giá là sẽ tác động rất mạnh đến chính sách ưu đãi thu hút đầu tư nước ngoài của các nước đang phát triển như Việt Nam. Ảnh hưởng của chính sách thuế này được đánh giá là có cả thuận lợi và khó khăn đan xen, đòi hỏi có cả bước đi ngắn hạn và dài hạn để tận dụng cơ hội, hóa giải thách thức. Trong đó, nội luật hóa cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu và những giải pháp ứng đối chủ động, đang là vấn đề được thảo luận trên nhiều diễn đàn, hội thảo. Vậy tính khả thi của việc nội luật hóa cơ chế thuế tối thiểu ra sao, và cách làm như thế nào?
|
Ngày phát hành 0:0 | 10/11/2016
|
Ngày phát hành 7:44 | 13/5/2022 Sau hơn 2 năm chịu tác động từ đại dịch covid19, kinh tế đất nước đã và đang chuyển mình - dần phục hồi tăng trưởng tốt. Số liệu thống kê kinh tế bốn tháng đầu năm mới được Tổng Cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố thể hiện thực tế này - khi hầu hết các chỉ số đều vượt, thậm chí là vượt trội so với cùng kỳ 2020, 2021. Nhiều chuyên gia khẳng định, có kết quả này là nhờ nỗ lực từ mọi thành phần kinh tế, với những chủ trương-chính sách hợp lý, kịp thời. Tuy nhiên, bối cảnh mới, với những biến động khôn lường từ kinh tế quốc tế, cần những chủ trương, chính sách tinh tế-nhanh nhạy hơn, không chỉ nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng kỳ vọng 6,5% cả năm, mà còn khẳng định Việt Nam đang nỗ lực hết mình vì những mục tiêu chung - những cam kết mạnh mẽ ở tầm quốc tế.
|
Ngày phát hành 15:3 | 12/5/2022 Tại Diễn đàn Dự báo kinh tế Việt Nam 2022-2023: “Kịch bản tăng trưởng và triển vọng một số ngành kinh tế chính” do Tạp chí Kinh tế và dự báo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức sáng nay, các chuyên gia khẳng định “quyết sách nới lỏng các quy định chống dịch và tiếp tục phục hồi phát triển kinh tế của Chính phủ đã giúp các doanh nghiệp mở rộng đầu tư, tin tưởng và lạc quan vào tương lai kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, bối cảnh kinh tế thế giới phức tạp-khó lường, cần sự chủ động, linh hoạt nhiều hơn từ cấp doanh nghiệp, tới tầm vĩ mô”.
|
Ngày phát hành 15:2 | 11/5/2023 “Chính sách tiền tệ cần duy trì trạng thái thích ứng với hiện trạng của nền kinh tế, tiếp tục cân bằng giữa rủi ro tài chính với hỗ trợ phục hồi kinh tế, khơi thông sự luân chuyển của dòng vốn”, đây là khuyến nghị được các chuyên gia đưa ra tại Hội thảo Tác động của môi trường lãi suất cao tới ổn định kinh tế vĩ mô và hồi phục tăng trưởng năm 2023 do Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức sáng nay (11/05) tại Hà Nội.
|
Ngày phát hành 10:34 | 13/5/2022 Sau hơn 2 năm chịu tác động từ đại dịch, kinh tế đất nước đã và đang chuyển mình - dần phục hồi tăng trưởng tốt. Số liệu thống kê kinh tế bốn tháng đầu năm mới được Tổng Cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố thể hiện thực tế này - khi hầu hết các chỉ số đều vượt, thậm chí là vượt trội so với cùng kỳ 2020, 2021. Nhiều chuyên gia khẳng định, có kết quả này là nhờ nỗ lực từ mọi thành phần kinh tế, với những chủ trương-chính sách hợp lý, kịp thời. Tuy nhiên, bối cảnh mới, với những biến động khôn lường từ kinh tế quốc tế, cần những chủ trương, chính sách tinh tế-nhanh nhạy hơn, không chỉ nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng kỳ vọng 6,5% cả năm, mà còn khẳng định Việt Nam đang nỗ lực hết mình vì những mục tiêu chung - những cam kết mạnh mẽ ở tầm quốc tế.
Cuộc trao đổi giữa phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam với ông Andrew Jeffries - Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam góp phần sáng tỏ nội dung này, cùng nhiều thông điệp ý nghĩa khẳng định triển vọng kinh tế Việt Nam thời gian tới.
|
Ngày phát hành 8:26 | 3/3/2023 Tổng cục Thống kê vừa công bố Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 02 năm 2023. Hầu hết các ngành đều tăng trưởng, trong đó nông nghiệp tiếp tục là trụ đỡ của nền kinh tế với nhiều điểm sáng. Mặc dù vậy, nhiều chỉ số vĩ mô qua 2 tháng đầu năm đã bộc lộ rõ những thách thức, khó khăn của doanh nghiệp và nền kinh tế, đòi hỏi phải có những chính sách kịp thời để đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, giúp kinh tế tăng trưởng gắn với ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Chuyên gia kinh tế - PGS. TS Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên cao cấp Học viện Tài chính cùng bàn luận nội dung này.
|