Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 19:8 | 7/4/2022 Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và các quốc gia đồng minh phải sẵn sàng cho khả năng một cuộc chiến kéo dài ở Ukraine. Đây là tuyên bố đưa ra hôm qua của Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg trong bối cảnh các ngoại trưởng NATO đang nhóm họp ở Brusells, Bỉ để thảo luận về khả năng tăng cường hỗ trợ quân sự cho Ukraine, cũng như hoàn thiện “Khái niệm Chiến lược mới”. Cuộc khủng hoảng Ucraina đã không chỉ làm dừng lại tiến trình mở rộng sang phía Đông của NATO, mà còn đặt ra câu hỏi lớn về giá trị tồn tại của liên minh quân sự hơn 70 năm tuổi này.
|
Ngày phát hành 8:52 | 30/6/2023 Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu đang diễn ra tại Brussels (Brúc-xen), Bỉ, lãnh đạo của 27 nước thành viên tập trung thảo luận nhiều vấn đề cấp bách của khu vực, từ chính sách quốc phòng chung, xử lý các mối quan hệ đối ngoại tới quản lý dòng người di cư… Nhưng giống như nhiều hội nghị của khối gần đây, cuộc khủng hoảng Ucraina tiếp tục là vấn đề chi phối chương trình nghị sự của hội nghị, trong đó có việc kết nạp thành viên mới là Ucraina và các quốc gia Tây Ban-căng. Nhưng một nội dung khác cũng thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế đó là cách tiếp cận của Liên minh châu Âu trong mối quan hệ với Trung Quốc. Từ cách đây vài năm, khi cuộc cạnh tranh địa chính trị Mỹ - Trung ngày càng gay gắt, châu Âu từng cố gắng xây dựng lập trường chung trong mối quan hệ với Trung Quốc. Nhưng đến thời điểm này, những nỗ lực của châu Âu được cho là chưa mang lại kết quả rõ ràng do châu lục quá tập trung vào xử lý các vấn đề phát sinh do cuộc khủng hoảng Ucraina.
|
Ngày phát hành 16:43 | 1/3/2022 Trong 2 ngày qua, tỷ giá giữa đồng nhân dân tệ (CNY) của Trung Quốc với đồng đô la Mỹ (USD) liên tục tăng mạnh, đạt mức cao nhất trong vòng gần 4 năm trở lại đây.
|
Ngày phát hành 14:42 | 4/5/2022 Cuộc chiến “trừng phạt” vì Ucraina giữa Nga và các nước phương Tây vẫn chưa thể dừng lại và đang có chiều hướng leo thang khi EU hôm nay đang tính đến gói trừng phạt thứ 6. Giữa lúc khủng hoảng Ucraina bế tắc; thế giới chỉ dám kỳ vọng vào “khoảng dừng nhân đạo” ngắn ngủi, hiếm có.
|
Ngày phát hành 7:25 | 16/2/2022 Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 15/02 đã có cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, qua đó nhắc lại cam kết của Mỹ theo đuổi một giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng Ukraine.
|
Ngày phát hành 9:43 | 18/2/2022 Nếu như cuộc khủng hoảng Ukraine trong những ngày gần đây liên tục được báo chí trong nước và quốc tế phân tích với những động thái đối đầu giữa Mỹ phương Tây và Nga, thì cùng thời điểm này, thế giới cũng chứng kiến những chuyển động không ngừng giữa các cường quốc Nga, Trung, Mỹ. Những chuyển động này đã và đang tác động mạnh đến cục diện địa chính trị quốc tế và cuộc khủng hoảng Ukraine được cho là một trong những cơn sóng phản ánh biến động địa chính trị hiện nay.
|
Ngày phát hành 12:0 | 22/3/2023 Sau cuộc hội đàm giữa hai nguyên thủ, Trung Quốc và Nga ngày 21/3 đã ra Tuyên bố chung về việc làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác hiệp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.
|
Ngày phát hành 16:27 | 6/4/2022 Xung đột giữa Nga và Ukraine không chỉ gây ra bất ổn khu vực mà còn có thể mang lại những hậu quả toàn cầu khi tình trạng mất an ninh lương thực ngày càng gia tăng. Cuộc xung đột có thể khiến vụ Xuân ở Ukraine bị gián đoạn và Nga hạn chế xuất khẩu khiến giá lương thực tăng cao.
|
Ngày phát hành 13:53 | 7/4/2022 Bất chấp tác động của cuộc xung đột tại Ucraina, châu Á vẫn tăng trưởng vững chắc trong năm nay và cả năm sau. Dự báo mới nhất của Ngân hàng phát triển châu Á đã cho thấy triển vọng tăng trưởng sau hơn 2 năm chống chọi với dịch bệnh và khi hầu hết các quốc gia khu vực đều đã bắt đầu phục hồi phát triển kinh tế - xã hội.
|
Ngày phát hành 16:23 | 27/3/2022 Trong tuần, dư luận đặc biệt quan tâm đến chuyến thăm châu Âu của Tổng thống Mỹ Joe Biden với lịch trình dày đặc gồm tham dự Hội nghị thượng đỉnh NATO, gặp gỡ các nhà lãnh đạo 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) và nhóm các nước G7 tại Brussels (Bỉ), cuối cùng là điểm dừng chân Ba Lan. Trong bối cảnh phương Tây vẫn đang nỗ lực tìm giải pháp ứng phó với các diễn biến xung đột tại Ukraine, chuyến thăm của Tổng thống Biden cũng như các cuộc họp thượng đỉnh tiếp tục thể hiện nỗ lực tăng cường hợp tác, đoàn kết giữa Mỹ và các đồng minh châu Âu trong việc trừng phạt Nga cũng như cung cấp các nguồn hỗ trợ thiết yếu cho Ukraine.
|
Ngày phát hành 17:28 | 22/2/2023 Ngày 24/2 đánh dấu tròn một năm nổ ra cuộc xung đột Ukraine. Đến thời điểm này, các bên liên quan đến cuộc xung đột dường như đều ở trong tình thế “tiến thoái lưỡng nan”: Nga chưa đạt các mục tiêu đề ra, Ukraine gặp khó trên nhiều mặt trận lớn, trong khi phương Tây đang phải gồng mình thể hiện sự ủng hộ với Ukraine bất chấp nhiều hệ lụy. Giới phân tích cho rằng, vẫn chưa thể nhìn thấy “tia sáng cuối đường hầm” nào ở Ukraine sau hơn một năm xung đột, thậm chí khi các bên buộc phải bước tiếp, xung đột có thể trở nên khốc liệt hơn.
|
Ngày phát hành 8:35 | 23/2/2022 Khu vực Donbass miền Đông Ukraine một lần nữa trở thành tâm điểm của xung đột Đông - Tây. Trong một diễn biến bất ngờ, rạng sáng 22/2 theo giờ Hà Nội, Nga đã công nhận nền độc lập, đồng thời ký kết các hiệp ước hữu nghị, hợp tác và hỗ trợ với hai nước cộng hòa tự xưng Donest và Luhansk ở miền Đông Ukraine. Động thái này được đánh giá là tương tự như bước đi Nga đã làm với Gruzia năm 2008 khi Nga công nhận 2 nước Cộng hòa Nam Ossetia và Apkhazia, những vùng lãnh thổ trước đó thuộc Gruzia….Vì sao Donbass trở thành tâm điểm trong khủng hoảng Ukraine? Sự công nhận của Nga với hai nước cộng hòa tự xưng Donest và Luhansk sẽ đẩy tình hình hiện nay đi đến đâu, liệu còn cánh cửa nào cho đàm phán hòa bình?
|