logovov
BAN THỜI SỰ VOV1
Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 69 kết quả

Danh sách tin tìm thấy

Căng thẳng giữa Mỹ và Nga liên quan tới dự án khí đốt “Dòng chảy phương Bắc 2" (8/12/2020)

Căng thẳng giữa Mỹ và Nga liên quan tới dự án khí đốt “Dòng chảy phương Bắc 2

Ngày phát hành 0:0 | 8/12/2020

Căng thẳng giữa Mỹ và Nga cùng các nước châu Âu lại đang tăng nhiệt liên quan đến dự án “Dòng chảy phương Bắc 2” dẫn khí đốt từ Nga đến châu Âu. Mới nhất, quyền Đại sứ Mỹ tại Đức kêu gọi EU dừng dự án này đồng thời cảnh báo, đây không chỉ là dự án kinh tế mà còn là công cụ chính trị của Nga để gây chia rẽ châu Âu. Đáp lại, cả Nga và đại diện châu Âu đều lên tiếng phản đối các tuyên bố và động thái từ phía Mỹ. Liệu các diễn biến căng thẳng hiện nay có cản trở tiến trình hoàn thiện dự án - vốn được đánh giá như một biểu tượng hợp tác đầy tham vọng giữa Nga và châu Âu? Để có những phân tích sâu, chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đăng Phát, Tổng Biên tập Tạp chí Bạch Dương.

Giá khí đốt tăng hơn 14% chỉ qua một đêm, Châu Âu “chật vật” tìm kiếm nguồn cung thay thế Nga (23/8/2022)

Giá khí đốt tăng hơn 14% chỉ qua một đêm, Châu Âu “chật vật” tìm kiếm nguồn cung thay thế Nga (23/8/2022)

Ngày phát hành 11:25 | 23/8/2022

Giá khí đốt tự nhiên tại châu Âu đã tăng vọt hồi tuần này sau khi Tập đoàn năng lượng nhà nước Nga Gazprom thông báo sẽ tạm thời đóng cửa đường ống dẫn khí đốt lớn nhất châu Âu Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream) để bảo trì. Cùng với hạn hán và nắng nóng cực đoan, việc bảo trì đột xuất đường ống dẫn khí đốt từ Nga đến Đức qua biển Ban-tích đã làm trầm trọng hơn những tranh cãi giữa Nga và Liên minh châu Âu, cũng như gia tăng nguy cơ suy thoái và thiếu hụt năng lượng tại châu lục này trong mùa Đông sắp tới.

Mỹ sẵn sàng “thế chân” Nga cung cấp khí đốt cho châu Âu (16/1/2022)

Mỹ sẵn sàng “thế chân” Nga cung cấp khí đốt cho châu Âu (16/1/2022)

Ngày phát hành 11:45 | 16/1/2022

Sau đổ vỡ của các cuộc đàm phán tại Viên (Vienna, Áo) và Bruxells, Bỉ, Chính phủ Mỹ những ngày qua liên tục phát đi tín hiệu nước này sẵn sàng thế chân Nga cung cấp khí đốt cho châu Âu trong trường hợp mâu thuẫn Nga- Ucraina leo thang. Căng thẳng về địa chính trị đã dẫn đến những hệ lụy về kinh tế, khi đẩy giá khí đốt tại châu Âu tăng cao nhất trong nhiều năm và khiến châu lục một lẫn nữa đối mặt với nguy cơ “mùa đông lạnh giá” như từng xảy ra trong các năm 2006 và 2009.

Đức: Người dân đổ xô tích trữ các thiết bị sưởi thay thế do lo ngại thiếu khí đốt (02/4/2022)

Đức: Người dân đổ xô tích trữ các thiết bị sưởi thay thế do lo ngại thiếu khí đốt (02/4/2022)

Ngày phát hành 15:22 | 2/4/2022

Người dân Đức đang tích cực tích trữ gỗ và than ngay cả khi những tháng thời tiết lạnh giá của mùa đông đã qua đi, trong bối cảnh giá khí đốt leo thang và những bất ổn do tác động của cuộc chiến Ukraine.

Nỗi ám ảnh khủng hoảng năng lượng trở lại châu Âu sau khi Nga cắt nguồn cung khí đốt (4/9/2022)

Nỗi ám ảnh khủng hoảng năng lượng trở lại châu Âu sau khi Nga cắt nguồn cung khí đốt (4/9/2022)

Ngày phát hành 11:12 | 4/9/2022

Nỗi ám ảnh khủng hoảng năng lượng một lần nữa trở lại châu Âu sau khi Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga quyết định ngừng vô thời hạn hoạt động của Đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1). Trong thời kỳ cao trào của Chiến tranh Lạnh, Liên Xô cũng chưa bao giờ dừng cung cấp khí đốt sang châu Âu. Tuy nhiên kể từ khi xung đột tại Ucraina nổ ra hồi cuối tháng 2 vừa qua, Dòng chảy phương Bắc 1 đã hai lần ngừng hoạt động: trong 10 ngày của tháng 7 và lần đóng cửa vô thời hạn hiện nay.

Giá khí đốt giảm mạnh, châu Âu liệu đã thoát khủng hoảng năng lượng? (18/2/2023)

Giá khí đốt giảm mạnh, châu Âu liệu đã thoát khủng hoảng năng lượng? (18/2/2023)

Ngày phát hành 18:3 | 18/2/2023

Giá khí đốt tự nhiên của châu Âu đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần 18 tháng qua. Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy khu vực này đã tránh được một cuộc khủng hoảng năng lượng, trong bối cảnh căng thẳng kéo dài với Nga đã làm thay đổi triệt để chính sách năng lượng của Liên minh châu Âu.

Liên minh châu Âu thông qua kế hoạch khẩn cấp về giảm tiêu thụ khí đốt (26/7/2022)

Liên minh châu Âu thông qua kế hoạch khẩn cấp về giảm tiêu thụ khí đốt (26/7/2022)

Ngày phát hành 21:51 | 26/7/2022

Hôm nay 26/7, các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) họp bất thường thông qua đề xuất khẩn để giảm tiêu thụ khí đốt trong những tháng tới. Phiên họp diễn ra trong bối cảnh Nga sẽ giảm nguồn cung khí đốt sang châu Âu.

Châu Âu nỗ lực tìm đồng thuận về giá trần khí đốt (20/12/2022)

Châu Âu nỗ lực tìm đồng thuận về giá trần khí đốt (20/12/2022)

Ngày phát hành 9:3 | 20/12/2022

Sau cuộc họp tuần trước mà không thể đi đến thống nhất về vấn đề áp giá trần khí đốt, Bộ trưởng Năng lượngcác nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục nhóm họp để tìm kiếm sự đồng thuận về vấn đề này. Giới phân tích đều nhận định đây là một tiến trình đàm phán đầy khó khăn của EU do quan điểm rất khác nhau của các quốc gia thành viên, liên quan đến nhiều vấn đề như có áp giá trần hay không, áp giá linh hoạt hay cố định, mức giá trần cần để thấp hay cao… Trước đó, Cộng hòa Séc – quốc gia đảm nhiệm vị trí Chủ tịch EU đã đưa ra khá nhiều đề xuất mới liên quan đến vấn đề giá trần khí đốt, nhưng nhiều quốc gia vẫn không nhất trí với đề xuất này do lo ngại rủi ro với thị trường khí đốt châu Âu, nhất là ở thời điểm kho dự trữ khí đốt của các quốc gia đã sụt giảm do nhu cầu sử dụng trong mùa đông tăng cao. Vậy nỗ lực tìm đồng thuận về giá trần khí đốt của châu Âu liệu có mang lại kết quả?

Gazprom đầu tư lớn để chuyển hướng dòng chảy khí đốt (Ngày 2/12/2022)

Gazprom đầu tư lớn để chuyển hướng dòng chảy khí đốt (Ngày 2/12/2022)

Ngày phát hành 22:50 | 4/12/2022

Tập đoàn Năng lượng Gazprom của Nga vừa công bố gói đầu tư trị giá tới 2.300 tỷ Ruble, tương đương 35 tỷ USD để xây dựng đường ống khí đốt mới hướng sang khu vực châu Á. Đây là khoản đầu tư lớn nhất trong vòng gần 10 năm qua của Gazprom cho thấy thay đổi chiến lược của Nga trong việc điều hướng dòng chảy khí đốt trên thị trường quốc tế khi khả năng hàn gắn mối liên kết về năng lượng giữa Nga và châu Âu là rất thấp.

Nga sẽ không cung cấp khí đốt miễn phí cho Châu Âu (29/3/2022)

Nga sẽ không cung cấp khí đốt miễn phí cho Châu Âu (29/3/2022)

Ngày phát hành 7:32 | 29/3/2022

Ngày 28/03, thư ký báo chí của Tổng thống Nga Đmitri Peskov tuyên bố, Matxcơva không cung cấp khí đốt miễn phí, nếu các nước châu Âu từ chối tuân thủ yêu cầu thanh toán bằng đồng rúp.

Nước giàu giành giật khí đốt - nước nghèo gánh hệ lụy (22/8/2022)

Nước giàu giành giật khí đốt - nước nghèo gánh hệ lụy (22/8/2022)

Ngày phát hành 14:7 | 22/8/2022

Cuộc chạy đua giành giật nguồn cung khí đốt giữa châu Á và châu Âu đang nóng dần lên, đẩy giá khí đốt tiếp tục tăng phi mã, đặt gánh nặng lạm phát giá sinh hoạt lên nhiều quốc gia. Giữa lúc Liên minh châu Âu (EU) và các nước phát triển ở Đông Bắc Á tranh giành mua khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) dự trữ cho mùa đông sắp tới, thì nhiều quốc gia châu Á nghèo hơn có vẻ như đang gánh chịu những hệ lụy rõ nhất từ khủng hoảng giá cả ngày càng trầm trọng trên toàn cầu.

Châu Âu chấp nhận rủi ro, quyết không thanh toán khí đốt của Nga bằng đồng rúp (02/4/2022)

Châu Âu chấp nhận rủi ro, quyết không thanh toán khí đốt của Nga bằng đồng rúp (02/4/2022)

Ngày phát hành 14:58 | 2/4/2022

Hôm qua (1/4) là thời hạn chót mà Nga đặt ra cho các quốc gia “không thân thiện” phải thanh toán năng lượng bằng đồng rúp nếu không muốn bị cắt nguồn cung thiết yếu. Tuy nhiên, châu Âu đã bác bỏ tối hậu thư của Điện Kremlin và khẳng định sẽ không để bị Nga gây sức ép. Trong khi đó chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng thông báo quyết định chưa từng có, xả 180 triệu thùng dầu từ các kho dự trữ chiến lược để kiềm chế đà tăng kỷ lục của giá dầu. Cuộc xung đột tại Ukraine đã gây ra cú sốc lớn cho thị trường năng lượng toàn cầu và đẩy châu Âu trước một trong những cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử.

Tổng thống Macron thúc giục dân Pháp tiết kiệm năng lượng do lo ngại Nga cắt khí đốt (15/7/2022)

Tổng thống Macron thúc giục dân Pháp tiết kiệm năng lượng do lo ngại Nga cắt khí đốt (15/7/2022)

Ngày phát hành 8:49 | 15/7/2022

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 14/07 kêu gọi dân chúng Pháp học cách giảm tiêu thụ năng lượng ngay lập tức, đồng thời thông báo chính phủ Pháp sẽ sớm công bố chính sách tiết kiệm năng lượng ngay trong Hè này do lo ngại việc Nga cắt toàn bộ nguồn cung khí đốt sẽ đẩy nước Pháp và châu Âu vào một cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng.

Mỹ và EU tìm cách mở rộng nguồn cung cấp khí đốt (08/2/2022)

Mỹ và EU tìm cách mở rộng nguồn cung cấp khí đốt (08/2/2022)

Ngày phát hành 11:6 | 8/2/2022

Hôm qua, cuộc họp Hội đồng Năng lượng EU - Mỹ diễn ra tại Washington, Mỹ . Chủ đề của cuộc họp là hợp tác đảm bảo an ninh năng lượng, đặc biệt là trong bối cảnh nguồn cung khí gas từ Nga sang châu Âu thấp hơn dự kiến và căng thẳng gia tăng tại khu vực biên giới giữa Nga và Ukraina đã đẩy giá khí đốt lên mức cao kỷ lục.

Châu Âu tất bật chuẩn bị cho kịch bản mùa Đông thiếu khí đốt (21/9/2022)

Châu Âu tất bật chuẩn bị cho kịch bản mùa Đông thiếu khí đốt (21/9/2022)

Ngày phát hành 11:5 | 21/9/2022

Trong bối cảnh mùa Đông đang đến gần và Nga đang siết chặt nguồn cung khí đốt, nhiều nước Châu Âu đang chạy đua chuẩn bị cho kịch bản thiếu năng lượng. Nhiều biện pháp mới đã được các nước đưa ra, trong đó gồm cả việc bắt buộc sử dụng điện hạn chế cũng như đa dạng hoá nguồn cung khí đốt.

12345

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h50-05h59 Quảng cáo
06h28-06h30 Quảng cáo
9h15-10h00 Đối thoại
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h00-13h30 CLB âm nhạc
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 A lô, VOV1
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
23h30-24h00 Nhịp sống
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: