Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 0:0 | 1/1/2020 - Nhìn lại những dấu ấn kinh tế đạt được trong năm qua, những hành trang nào giúp nền kinh tế tiếp tục vững vàng, phát triển trong năm nay, năm cuối thực hiện Kế hoạch kinh tế xã hội 5 năm 2016-2020, cũng là năm cuối thực hiện Chiến lược 10 năm 2011-2020. - Nhận diện khó khăn, thách thức đối với nền kinh tế khi chuẩn bị bước vào giai đoạn phát triển mới, trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động. Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư diễn biến nhanh chóng, len lỏi vào mọi ngóc ngách của đời sống chính trị-kinh tế-xã hội toàn cầu. - Trong giai đoạn phát triển mới, 10 năm và xa hơn -25 năm nữa-kỷ niệm 100 năm thành lập nước, Việt Nam có thể “bứt tốc”, trở thành quốc gia phát triển, thịnh vượng hay không? Đó là câu hỏi lớn, là mục tiêu, là khát vọng của cả dân tộc. Khách mời là một chuyên gia uy tín, có nhiều đóng góp, hiến kế cho phát triển kinh tế đất nước - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Minh Khương, giảng viên cao cấp Trường chính sách công Lý Quang Diệu - Đại học Quốc gia Singapore sẽ cùng bàn luận về nội dung này.
|
Ngày phát hành 22:5 | 29/7/2023 Theo thống kê của Bộ Y tế, hàng năm có đến 41.000 trẻ tại Việt Nam bị dị tật bẩm sinh như Down, Patau hay Edwards... Song song đó, các bệnh lặn đơn gen như rối loạn chuyển hóa đường galactose; phenylketon niệu; thiếu hụt men G6PD; tan máu bẩm sinh Thalassemia cũng khá phổ biến ở trẻ. Các bệnh lý di truyền nói trên là rất nguy hiểm, gây nhiều nỗi đau về tinh thần và gánh nặng kinh tế cho các gia đình có con mắc phải. Vì vậy, việc sàng lọc, chẩn đoán, điều trị, phòng bệnh di truyền, đặc biệt trong hỗ trợ sinh sản ngày càng quan trọng và cần được quan tâm. Với những tiến bộ vượt bậc trong nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ, lĩnh vực chẩn đoán di truyền và hỗ trợ sinh sản đang mang đến cơ hội sinh con khỏe mạnh cho hàng vạn cặp vợ chống vô sinh, hiếm muộn tại Việt Nam.
Sự kết hợp này đang được thực hiện ra sao và mang lại những lợi ích gì cho hàng chục triệu người dân mang gen các bệnh lý di truyền, góp phần nâng cao chất lượng dân số Việt Nam? Để tìm hiểu về những tiến bộ trong chẩn đoán di truyền và hỗ trợ sinh sản, trong chương trình Đối thoại, chúng tôi sẽ trao đổi để cùng vị khách mời trò chuyện về nội dung này.
|
Ngày phát hành 0:0 | 19/9/2020 Một thông tin thu hút sự quan tâm của người hâm mộ bóng đá là lần đầu tiên sẽ có 3 cầu thủ nữ của Việt Nam sang một câu lạc bộ ở châu Âu đá bóng. Giấc mơ cầu thủ nữ xuất ngoại đã thành hiện thực. 3 nữ tuyển thủ Huỳnh Như, Tuyết Dung và Hải Yến được câu lạc bộ Lank, một câu lạc bộ thuộc giải hạng nhì Bồ Đào Nha tuyển mộ theo hợp đồng cho mượn có thời hạn 1 năm. Trước 3 cô gái vàng này, chúng ta cũng có một Trần Thị Hồng Nhung sang chơi cho câu lạc bộ Chonburi theo dạng hợp đồng cho mượn và giành chức vô địch Thái Lan năm ngoái. Sau nhiều năm "thống trị" Đông Nam Á, tiếp đó là với sự thể hiện ấn tượng trong các trận đấu thuộc khuôn khổ vòng loại Olympic Tokio 2021, giờ đây các cô gái vàng trong làng bóng đá nước nhà tiếp tục trinh phục thử thách mới, một hành trình mới: được thi đấu ở các câu lạc bộ nước ngoài. Cùng bàn về nội dung này vứ vị khách mời là huấn luyện viên đội tuyển nữ quốc gia Mai Đức Chung – ông được coi là linh hồn của đội bóng.
|
Ngày phát hành 8:21 | 14/12/2023 “Công nghiệp bán dẫn là ngành công nghiệp nền tảng; sẽ là ngành trọng yếu quốc gia trong khoảng 30 đến 50 năm tới bởi xã hội càng phát triển nhu cầu thông tin – dữ liệu ngày càng nhiều. Chip bán dẫn, ngành công nghiệp bán dẫn sẽ là cốt lõi công nghiệp chuyển đổi số của Việt Nam”. Đây là thông điệp được Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định tại Diễn đàn Quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ 5, mới diễn ra tại tỉnh Quảng Ninh, sau khi ông công bố “2024 là năm đầu tiên thực hiện Chiến lược quốc gia về phát triển công nghiệp bán dẫn”. Để quý vị hiểu hơn về những thông tin mang tầm chiến lược về công nghiệp bán dẫn, chúng tôi mời ông Nguyễn Thiện Nghĩa – Phó Cục trưởng Phụ trách Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và truyền thông, Bộ Thông tin và truyền thông đến phòng phát thanh trực tiếp, cùng bàn luận Câu chuyện thời sự, chủ đề: “Chiến lược thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam – góp phần hiện thực hóa ước mơ tự cường”.
|
Ngày phát hành 8:58 | 9/3/2021 Sau hơn 1 năm dịch bệnh Covid-19 xuất hiện, với 3 đợt dịch đã gây ra rất nhiều khó khăn đối với nền kinh tế đất nước. Hàng loạt doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Với đợt dịch lần 3, con số 33.600 doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh có thời hạn hoặc ngừng hoạt động trong 2 tháng đầu năm nay đã phần nào nói lên điều đó. Mặc dù vậy, với sự hỗ trợ của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương, đa số doanh nghiệp nhỏ và vừa đã và đang phát huy nội lực, vượt khó vươn lên, từng bước thích ứng, thoát khỏi khủng hoảng, thậm chí có những doanh nghiệp tìm được hướng đi mới, thị trường mới, tăng quy mô hoạt động.Trước yêu cầu đặt ra trong tình hình mới, đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân trên cả nước đang không ngừng nỗ lực phấn đấu để làm chủ khoa học công nghệ, vượt qua khó khăn để đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của đất nước. “Doanh nghiệp chủ động thích ứng, bản lĩnh, sáng tạo – Góp phần hiện thực hóa khát vọng Việt Nam 2045” là chủ đề của Câu chuyện Thời sự với vị khách mời là ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.
|
Ngày phát hành 10:25 | 10/2/2024 PicoDragon- chú Rồng nhỏ made in Vietnam đã gửi lời chào về Hà Nội và các trạm mặt đất trên thế giới, sau khi được đưa vào quỹ đạo từ Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS hồi tháng 10/2013. - Sau PicoDragon, Việt Nam tiếp tục phát triển và phóng thành công hai vệ tinh nhỏ khác là MicroDragon và NanoDragon… - Những chú Rồng nhỏ được nghiên cứu và phát triển bởi chính các kỹ sư trẻ của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, mang trong mình khát vọng hiện thực hóa “Giấc mơ bay”, khẳng định chủ quyền quốc gia trên không gian.
|
Ngày phát hành 0:0 | 1/2/2020 Trao đổi với TS. Nguyễn Trọng Tĩnh - Viện trưởng Viện Vật lý ứng dụng và Thiết bị khoa học (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam).
|
Ngày phát hành 15:11 | 22/8/2023 Ngày 22/8, tại Thái Lan đã diễn ra Phiên họp cấp cao Á - Âu về rà soát Chương trình hành động Viên (VPoA) cho các nước đang phát triển không có biển (LLDCs). Được sự ủy quyền của Bộ Ngoại giao, Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan Phan Chí Thành đã tham dự và có bài phát biểu tại Phiên đối thoại cấp cao của hội nghị.
|
Ngày phát hành 9:32 | 20/5/2022 Hôm nay (20/05), Tổng thống Mỹ Joe Biden bắt đầu chuyến thăm đầu tiên tới châu Á trên cương vị người đứng đầu Nhà Trắng. Trong khuôn khổ chuyến thăm, Tổng thống Biden sẽ hội đàm với các nhà lãnh đạo Hàn Quốc và Nhật Bản để thúc đẩy cam kết mạnh mẽ của Mỹ đối với một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở cũng như đối với quan hệ liên minh của Washington với Seoul và Tokyo. Trong chuyến thăm kéo dài 4 ngày, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ có cuộc gặp song phương với Tổng thống đắc cử Hàn Quốc Yoon Seok-yeol và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio. Cũng trong khuôn khổ chuyến công du, Tổng thống Biden sẽ tham dự hội nghị với các nhà lãnh đạo Nhóm Đối thoại An ninh “Bộ tứ kim cương” QUAD gồm Australia, Nhật Bản, Ấn Độ và Mỹ. Vậy Tổng thống Mỹ nhắm tới những mục tiêu gì trong chuyến công du này? Quan hệ đồng minh Mỹ, Nhật, Hàn sẽ có thêm những bước tiến nào?
|
Ngày phát hành 8:46 | 21/11/2022 Sau 2 ngày làm việc kéo dài, Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) tại Ai Cập đã đạt được Thỏa thuận mang tính “lịch sử” về việc thành lập một quỹ đền bù cho những nước nghèo chịu tác động nghiêm trọng của tình trạng thời tiết cực đoan. Đây được coi là một bước tiến sau nhiều năm đem lại “sự công bằng” cho những đối tượng bị tổn thương do thiệt hại về môi trường. Mặc dù vậy, đây mới chỉ là Thỏa thuận mang tính ban đầu, những nội dung cụ thể như nguồn tài trợ, quy chế hoạt động của Quỹ sẽ được các bên tiếp tục thảo luận tại Hội nghị COP28 vào năm 2023 thông qua một “Ủy ban chuyển tiếp”. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng việc thành lập Quỹ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các nước nhỏ kém phát triển.
|
Ngày phát hành 0:0 | 2/2/2016 - Hiện thực hóa nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long và vai trò lãnh đạo của Đảng. - Chủ động liên kết nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập.
|
Ngày phát hành 10:35 | 25/2/2021
- Cần hoàn thiện pháp luật như thế nào để ngăn chặn hiệu quả việc mua bán dữ liệu cá nhân? - Tây Bắc hiện thực hóa khát vọng thoát nghèo. - Ứng dụng thông minh tổng kiểm tra nhanh sức khỏe phòng chống dịch bệnh tại Singapore.
|
Ngày phát hành 0:0 | 10/12/2019 - Việt Nam đã hiện thực hóa giấc mơ đoạt huy chương vàng môn bóng đá nam Seagames sau hàng chục năm chờ đợi khi đội tuyển U22 Việt Nam xuất sắc vượt qua U22 Indonesia trong trận chung kết. Hàng trăm nghìn người dân trên khắp cả nước đã đổ ra đường ăn mừng chiến thắng của đội tuyển. - Các hoạt động của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta trong thăm chính thức Liên bang Nga. - Chưa xác định nguyên nhân cây chết xung quanh Nhà máy thép Hòa Phát - Dung Quất, Quảng Ngãi. - Ứng cử viên tranh cử Tổng thống Mỹ tới thành phố Madrit của Tây Ban Nha để tham dự Hội nghị lần thứ 25 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 25). Ông sẽ công bố những cam kết của nước Mỹ về chống biến đổi khí hậu.
|
Ngày phát hành 8:49 | 29/3/2021 Những ngày này, cụm từ “Khát vọng 2045” được nói tới rất nhiều. Không chỉ là quyết tâm nơi lãnh đạo Chính phủ - trên hết, đó là một chủ trương nhận được sự đồng thuận, quyết tâm cao của toàn xã hội. Hành trình 25 năm nữa – ¼ thế kỷ, chúng ta có thể biến khát vọng này trở thành hiện thực như thế nào, theo cách thức nào, vững chãi tới đâu? Mỗi người sẽ có cách tiếp cận-hình dung riêng, nhưng tựu chung, chúng ta đều hiểu: đất nước đang rất cần những hiền tài – cần nguyên khí quốc gia “phát lộ”, và quan trọng là có thể hội tụ vào những thời điểm đất nước đang có những bước đà-hanh thông nhất. PGS.TS Vũ Minh Khương, Giảng viên Cao cấp Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore bàn luận về nội dung này.
|
Ngày phát hành 17:11 | 27/2/2023 Nông nghiệp là lĩnh vực chiếm 19% tổng phát thải khí nhà kính, đứng thứ hai sau ngành năng lượng. Trong đó, riêng lĩnh vực trồng lúa phát thải gần 50 triệu tấn khí nhà kính mỗi năm. Giảm phát thải khí nhà kính trong ngành nông nghiệp nói chung và lĩnh vực trồng lúa nói riêng được xác định là một trong những giải pháp quan trọng, góp phần hiện thực hóa những cam kết của Chính phủ tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (COP 26), Nội dung chính của chương trình Sống chung với biến đổi khí hậu hôm nay.
|