Ngày phát hành 16:31 | 8/7/2022
... Rõ ràng, việc chuyển đổi năng lượng, thay thế các nguồn nhiên liệu hoá thạch, truyền thống sang sử dụng các dạng năng lượng sạch hơn, ít phát thải và tiến tới trung hoà cácbon là xu thế của toàn cầu. Với sự tiện ích, hữu dụng - điện trở thành nguồn năng lượng phổ biến trong tiêu dùng, từ nhu cầu sinh hoạt đơn giản là ánh sáng, đun nấu, đến giao thông, đi lại, sản xuất công nghiệp quy mô lớn…
“Bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia là nền tảng, đồng thời là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội. Ưu tiên phát triển năng lượng nhanh và bền vững, đi trước một bước, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái…” là quan điểm, định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đã được chỉ rõ tại Nghị quyết số 55 của Bộ Chính trị ngày 11/2/2020. Và để hiện thực hoá cam kết Netzero vào năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ tại COP26, Chiến lược phát triển Điện lực Quốc gia của Việt Nam giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (gọi tắt là Quy hoạch Điện 8) đang được chỉnh sửa theo hướng “xanh hơn” các bản Dự thảo Quy hoạch trước đây.
Câu chuyện dài hạn - khi Điện là trung tâm của quá trình chuyển đổi năng lượng đang là vấn đề đặt ra, cần nghiên cứu một cách khoa học nhằm bảo đảm đủ nguồn điện sạch cho công cuộc chuyển dịch năng lượng theo hướng xanh và bền vững - được chúng tôi đề cập trong bài cuối của loạt bài này.