Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 9:5 | 26/10/2021 Chỉ sau hơn một tháng liên minh AUKUS ra đời, New Zealand, có thể trở thành thành viên tiếp theo của của cơ chế an ninh mới, bên cạnh 3 thành viên hiện tại là Australia, Anh và Mỹ.
|
Ngày phát hành 20:56 | 19/9/2021 AUKUS – Trọng tâm Thái Bình Dương, rạn nứt Đại Tây Dương - Áp dụng công nghệ để kiểm soát, sống chung với dịch COVID-19 trong điều kiện bình thường mới
|
Ngày phát hành 8:46 | 20/9/2021 Việc Mỹ, Anh và Australia mới đây ký kết Hiệp định Đối tác an ninh 3 bên – còn gọi là Liên minh Aukus cho thấy Mỹ sẽ tiếp tục củng cố chính sách xoay trục sang Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của chính quyền tiền nhiệm, đồng thời khẳng định trí trung tâm của khu vực trong cục diện kinh tế, chính trị, an ninh toàn cầu. Dù tới thời điểm này, có rất ít thông tin về việc Aukus sẽ hoạt động ra sao và nhưng giới phân tích đều dự đoán liên minh an ninh – quân sự này sẽ gồm những thiết chế đi kèm như thế nào, nhưng giới phân tích cho rằng Aukus sẽ tạo ra những tác động mạnh mẽ trong khu vực, từ quan hệ cạnh tranh nước lớn cho tới hoạt động của các cơ chế an ninh hiện có, ví dụ như Bộ tứ Kim Cương. Cuộc trao đổi với Đại sứ Hoàng Anh Tuấn, nguyên Phó tổng Thư ký ASEAN sẽ phân tích cụ thể hơn vấn đề này.
|
Ngày phát hành 17:52 | 16/3/2023 Sau hơn một năm kể từ khi ký hiệp ước thành lập liên minh AUKUS, các nhà lãnh đạo của Mỹ, Anh và Australia ngày 13/3 đã có cuộc gặp tại thành phố San Diego, bang California, Mỹ để thống nhất những chi tiết liên quan đến vấn đề quan trọng nhất của hiệp ước: cung cấp tàu ngầm hạt nhân cho Australia. Ba nhà lãnh đạo đánh giá thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân AUKUS giữa ba quốc gia là "quan hệ đối tác quốc phòng đa phương quan trọng nhất trong nhiều thế hệ."
|
Ngày phát hành 14:27 | 28/11/2023 Kế hoạch trang bị tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Australia được Mỹ, Anh và Australia công bố hồi tháng 3/2023. Sau 8 tháng, kế hoạch này vẫn chưa được Quốc hội Mỹ thông qua. Tuy nhiên, hôm nay Australia tin tưởng kế hoạch này sẽ nhận được sự ủng hộ của Quốc hội Mỹ.
|
Ngày phát hành 7:18 | 3/5/2024 Tại Melbourne, Australia vừa diễn ra cuộc gặp 2+2 giữa các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng của hai nước Hàn Quốc và Australia. Tại cuộc gặp này, hai bên tái khẳng định tầm quan trọng của sự hợp tác chặt chẽ giữa Hàn Quốc và Australia, nhắc lại cam kết tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện và củng cố hợp tác trong bối cảnh chiến lược đang thay đổi. Cũng nhân dịp này, phía Hàn Quốc thông báo, đã tổ chức các cuộc đàm phán về việc tham gia một phần thỏa thuận đối tác an ninh 3 bên Aukus giữa Mỹ, Anh và Australia. Những động thái gần đây của chính phủ Hàn Quốc trong việc gắn kết chặt chẽ với Australia và nỗ lực tham gia Aukus cho thấy điều gì và tác động ra sao tới khu vực?
|
Ngày phát hành 16:22 | 29/1/2024 Tham gia các dự án trong khuôn khổ AUKUS là trọng tâm của ngành công nghiệp quốc phòng Australia tuy nhiên đến nay, nước này vẫn đang thiếu nhân lực trầm trọng để tham gia các dự án này.
|
Ngày phát hành 9:45 | 1/3/2024 Sau khi chính phủ mới tại New Zealand bày tỏ việc muốn tìm hiểu về AUKUS thì Australia, quốc gia láng giềng và cũng là thành viên của AUKUS đã cử nhân sự sang New Zealand để giúp nước này tìm hiểu về vấn đề này. Tuy nhiên, động thái này đang làm Trung Quốc lo ngại.
|
Ngày phát hành 14:56 | 20/12/2023 Tân Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon đang có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi nhậm chức vào cuối tháng 11/2023, với điểm đến là quốc gia láng giềng Australia. Tại Australia, Thủ tướng New Zealand khẳng định muốn thúc đẩy quan hệ toàn diện với Australia, trong đó đặc biệt là lĩnh vực quốc phòng và tham gia chia sẻ công nghệ trong khuôn khổ cơ chế AUKUS.
|
Ngày phát hành 8:56 | 10/11/2021 Hoạt động ngoại giao của Mỹ ở châu Âu trở nên sôi động thời gian này. Sau khi Tổng thống Joe Biden tham dự loạt sự kiện ở Italia và Anh, Phó Tổng thống Kamala Harris cũng đang có chuyến thăm 5 ngày tới Pháp. Mặc dù là hai đồng minh truyền thống song quan hệ Mỹ - Pháp trở nên xấu đi sau khi Washington tuyên bố thành lập liên minh AUKUS với Anh và Australia dẫn tới việc Australia hủy hợp đồng quốc phòng trị giá hàng chục tỷ đô la với Pháp. Vì thế, một trong những nội dung quan trọng nhất trong chuyến công du của bà Harris là hàn gắn mối quan hệ với Pháp, giúp hiện thực hóa chiến lược “đưa nước Mỹ trở lại” của chính quyền Mỹ hiện tại.
|
Ngày phát hành 8:22 | 2/5/2023 Sự ra đời của AUKUS vào tháng 9/2021 nhận được phản ứng trái chiều trong khu vực khi có quốc gia ủng hộ, có quốc gia thận trọng và có quốc gia phản đối mạnh mẽ. Tuy vậy, hôm nay, cơ chế này vừa nhận thêm sự ủng hộ mới khi Singapore tuyên bố ủng hộ cơ chế AUKUS và sẵn sàng chào đóng các tàu và máy bay của Australia tới thăm nước này.
|
Ngày phát hành 17:2 | 1/2/2024
Hôm nay (01/02), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao Australia - New Zealand đã diễn ra tại Australia. Tại hội nghị, hai bên đã thảo luận về việc tăng cường hợp tác ở Thái Bình Dương và khả năng New Zelealand tham gia AUKUS.
|
Ngày phát hành 15:11 | 22/9/2021 Thủ tướng Australia,Scott Morrison, đã liên lạc với Tổng thống Indonesia, Joko Widodo, sau khi Bộ Ngoại giao Indonesia bày tỏ lo ngại về cuộc chạy đua vũ trang sau thỏa thuận đóng tàu ngầm hạt nhân của liên minh AUKUS.
|
Ngày phát hành 7:53 | 17/3/2023 Thỏa thuận AUKUS giữa Mỹ, Anh và Australia nêu chi tiết cách thức phối hợp ba bên nhằm chia sẻ công nghệ sản xuất tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Thỏa thuận được đánh giá là một dấu mốc lớn trong hợp tác quân sự giữa ba quốc gia trong cơ chế an ninh AUKUS được thành lập cách đây hơn 1 năm. Riêng với Australia, Thỏa thuận Aukus là kế hoạch dài hạn gồm nhiều giai đoạn nhằm đưa quốc gia này trở thành đối tác đầy đủ trong việc bảo vệ công nghệ hạt nhân tuyệt mật của Mỹ, vốn trước đây chỉ được chia sẻ với Vương quốc Anh. Tham gia vào thỏa thuận này, Australia cũng sẽ hiện thực hóa mục tiêu định hình lại chiến lược quốc phòng trong bối cảnh mới. Tuy nhiên, việc triển khai thỏa thuận lịch sử này sẽ đòi hỏi hàng thập kỷ với không ít thách thức.
|
Ngày phát hành 7:1 | 7/4/2022 Nhiều nước phương Tây quyết định tăng ngân sách và chi tiêu quốc phòng, trong đó dành một phần không nhỏ cho việc hiện đại hóa các loại vũ khí tối tân. Vũ khí siêu thanh đang là trung tâm của cuộc cạnh tranh giữa Mỹ, Nga và Trung Quốc. Nhiều nước tiên tiến khác cũng bắt đầu chạy đua nghiên cứu công nghệ này.
Trong một bước đi mới nhất, Mỹ, Anh và Australia đã cam kết hợp tác phát triển tên lửa siêu thanh như một phần của hiệp ước an ninh giữa ba nước (còn gọi là AUKUS) được công bố vào năm ngoái. Bước đi này của cơ chế an ninh AUKUS được cho là sẽ “đốt nóng” cuộc chạy đua vũ trang mới và biến tên lửa siêu thanh trở thành một công cụ răn đe quan trọng giữa các cường quốc.
|