Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 0:0 | 21/8/2020 Chính phủ vừa ban hành Nghị định 91/2020 về chống tin nhắn rác, thư điện tử, cuộc gọi rác. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/10. Không chỉ nằm ở quy định xử phạt mạnh tay lên tới trăm triệu đồng, thu lại số điện thoại vi phạm, điểm mới nhất của quy định mới này là tạo ra cơ chế cho người dùng có thể tự bảo vệ bản thân. Vậy, Nghị định 91 của Chính phủ về chống tin nhắn rác, thư điện tử, cuộc gọi rác quy định như thế nào? Người dân có thực sự được bảo vệ dữ liệu cá nhân hay không? Dòng chảy sự kiện bàn câu chuyện này với khách mời là ông Lê Thanh Tùng, Phó giám đốc Công ty CP An ninh mạng.
|
Ngày phát hành 16:50 | 22/10/2024 Hơn 61 triệu tài khoản bị lộ lọt. Số vụ lộ lọt dữ liệu là 46 vụ, với khoảng 13 triệu bản ghi dữ liệu khách hàng bị rao bán; 12,3G mã nguồn bị lộ lọt…Các mối đe dọa trên không gian mạng như mã độc tống tiền, giả mạo thông tin, các cuộc tấn công có chủ đích… ngày càng phức tạp và gia tăng. Đây là những thông tin báo động về thực trạng và nguy cơ lộ lọt, rò rỉ dữ liệu, thông tin cá nhân được Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) công bố mới đây. Còn theo Bộ Công an, 2/3 dân số Việt Nam đang bị chia sẻ dữ liệu cá nhân trên không gian mạng với nhiều hình thức khác nhau. Được ví như những mỏ dầu của thế giới, dữ liệu cá nhân và dữ liệu số cá nhân là tài nguyên lớn của các quốc gia. Thế nhưng, những tài nguyên này đang đứng trước nguy cơ bị rò rỉ, đánh cắp và biến thành hàng hóa trên thị trường ngầm. Vậy những nguy cơ nào sẽ xảy ra nếu thông tin cá nhân bị lộ lọt? Và cần làm gì để bảo vệ dữ liệu cá nhân trên môi trường điện tử? Ông Ngô Tuấn Anh, Tổng giám đốc Công ty An ninh mạng SCS, Phó Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam cùng trao đổi vấn đề này.
|
Ngày phát hành 15:16 | 9/6/2024 - Người dân cần cảnh giác trước những website giả mạo cơ quan chức năng để lừa đảo. - Sử dụng công nghệ, giải quyết những vấn đề phát sinh từ công nghệ. - Sà lan gom rác chạy bằng năng lượng mặt trời.
|
Ngày phát hành 0:0 | 29/2/2020 - Bảo vệ dữ liệu cá nhân: Làm gì để nâng cao ý thức của người dùng? - Vì sao bảo vệ dữ liệu cá nhân là nội dung đang được lấy ý kiến đóng góp xây dựng Dự thảo Nghị định Bảo vệ dữ liệu cá nhân?
|
Ngày phát hành 11:8 | 27/2/2021 - Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi cán bộ, Đảng viên - Phạt người mua - bán dữ liệu cá nhân trái phép
|
Ngày phát hành 15:26 | 28/6/2022 "Nhận thức về bảo vệ dữ liệu cá nhân trên các nền tảng tương tác với người dân của chính quyền địa phương vẫn ở mức rất hạn chế|. Đây là thông tin được chia sẻ tại cuộc tọa đàm: “Đánh giá việc bảo vệ dữ liệu cá nhân trên các nền tảng tương tác với người dân của chính quyền địa phương” do Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam và Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS) phối hợp với tổ chức.
|
Ngày phát hành 13:0 | 8/5/2021 Lừa đảo từ các ứng dụng đang trở thành hiểm họa khiến nhiều người không chỉ mất thông tin cá nhân, thậm chí còn bị lừa mất tiền. Do đó, người tham gia cần hết sức cân nhắc khi đầu tư thời gian, công sức hay tiền bạc vào bất cứ loại tiền ảo nào cũng như trên bất cứ ứng dụng nào. Chưa kể, thời gian gần đây, hàng loạt ứng dụng "bỗng nhiên biến mất" khiến nhiều người chơi ngỡ ngàng, bởi không chỉ mất hết tiền đầu tư vào các ứng dụng này, mà ngay cả những người mời gọi, lôi kéo họ cùng chơi cũng mất tiền hoặc không tìm được đơn vị chủ quản của ứng dụng. Cần làm gì để tránh cài đặt các ứng dụng có thể lấy cắp thông tin cá nhân, thậm chí là "cướp trắng" tiền bạc của người chơi?
|
Ngày phát hành 16:44 | 9/3/2024 Từ việc facebook bị sập- người dùng cần nâng cao nhận thức bảo vệ dữ liệu cá nhân trên môi trường mạng. - Trung Quốc: Đột phá thiết bị cấy ghép não không dây- hi vọng mới cho các bệnh nhân rối loạn chức năng thần kinh.
|
Ngày phát hành 13:37 | 5/6/2023 - Cần hoàn thiện cơ sở pháp lý để bảo vệ dữ liệu cá nhân. - Sớm xác định nguyên nhân ô nhiễm nước thải ở khu công nghiệp Điềm Thụy. - Bình Định: Mất an toàn giao thông từ xe tải chở vật liệu công trình trọng điểm.
|
Ngày phát hành 19:3 | 19/8/2022 Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, số lượng dữ liệu cá nhân bị thu thập, mua bán trái phép phát hiện được tại Việt Nam lên tới gần 1.300 GB, trong đó có nhiều dữ liệu cá nhân nội bộ, nhạy cảm. Chỉ với vài thao tác tìm kiếm đơn giản trên Google, bất cứ ai cũng có thể tìm được các website mua bán thông tin cá nhân người dùng. Từ vài trăm nghìn đồng cho đến vài chục triệu đồng, người mua có thể sở hữu tập danh sách khách hàng chi tiết từ tên tuổi, địa chỉ, ngày sinh, cho đến số điện thoại cá nhân, số chứng minh nhân dân…, thậm chí chi tiết hơn còn phân loại tập khách hàng theo các lĩnh vực cụ thể như y tế, bất động sản, giáo dục...Trên thực tế, các chuyên gia đã nhiều lần cảnh báo về tình trạng lộ, lọt, mua bán dữ liệu cá nhân, nhưng vì sao tình trạng này vẫn tiếp diễn? Việc lộ, lọt, mua bán dữ liệu cá nhân đã và đang gây ra những hệ lụy gì? Và giải pháp nào để ngăn chặn?
|
Ngày phát hành 16:18 | 30/7/2022 Cảnh báo mắc bẫy lừa đảo vay "tín dụng đen" trên các ứng dụng (app) - Nguy cơ mất thông tin cá nhân - Mexico City triển khai trang trại điện mặt trời đô thị lớn nhất thế giới
|
Ngày phát hành 0:0 | 17/2/2020 Bộ Công an đã tổ chức việc lấy ý kiến về Dự thảo đề nghị xây dựng Nghị định quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Văn bản luật này có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh dữ liệu cá nhân bị đánh cắp và mua bán tràn lan? Chuyên gia an ninh mạng Lê Thanh Tùng- Phó Giám đốc Công ty cổ phần an ninh mạng Việt Nam- cùng bàn luận về nội dung này.
|
Ngày phát hành 16:50 | 26/9/2024 - Bảo vệ dữ liệu cá nhân trước nguy cơ lộ lọt, rò rỉ trên không gian mạng. - Khám phá những bộ phim đặc sắc của nền điện ảnh Italia.
|
Ngày phát hành 20:0 | 4/3/2021 - Cảnh báo tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân. - Góc nhìn mới của Viện Nghiên cứu chính sách và Phát triển truyền thông IPS trong việc bảo vệ dữ liệu cá nhân.
|
Ngày phát hành 16:38 | 18/1/2021 Theo khoản 1, Điều 3 Luật Căn cước công dân năm 2014, Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân. Khi sử dụng thẻ căn cước công dân, thì mọi người phải đi đổi vào năm 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi. Trong dự án sản xuất, cấp và quản lý Căn cước công dân gắn chip tại Quyết định 1368, thì bắt đầu từ năm 2021, mọi người có thể làm thẻ căn cước công dân gắn chip. Vậy, đổi sang thẻ căn cước công dân gắn chip có thuận lợi gì, sẽ kết nối liên thông với cơ sở dữ liệu quốc gia như thế nào? Đặc biệt, có khá nhiều người quan tâm đến vấn đề bảo mật dữ liệu cá nhân khi sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chip. Mời quý vị tìm hiểu những vấn đề về bảo mật dữ liệu cá nhân cho người sử dụng khi đổi sang thẻ căn cước công dân gắn chip, với vị khách mời là ông Trần Thanh Long - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần An ninh mạng Việt Nam (VSEC, thuộc Tập đoàn G-Group).
|