Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 0:0 | 29/1/2020
|
Ngày phát hành 0:0 | 11/12/2018 - Trang bị kỹ năng ứng xử học đường: cần một tư duy mới. - Phương pháp giáo dục sớm cho trẻ từ 3 tuổi.
|
Ngày phát hành 17:9 | 26/11/2022 Phát biểu tại Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 07/10/2022 của Bộ Chính trị về phát triển KTXH, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Xúc tiến đầu tư Vùng diễn ra vào sáng nay tại Vũng Tàu, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ, giá trị mới của vùng lớn nhất là phải góp phần quan trọng, đắc lực, hiệu quả, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng toàn diện, thực chất, hiệu quả, xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường thịnh vượng nhân dân Việt Nam hạnh phúc, ấm no.
|
Ngày phát hành 0:0 | 27/1/2020 Nước ta có 53 dân tộc thiểu số chiếm gần 14,2% dân số của cả nước. Từ nhiều năm nay, vùng dân tộc thiểu số vẫn là nơi tồn tại 5 nhất, đó là vùng có điều kiện tự nhiên khó khăn nhất; chất lượng nguồn nhân lực thấp nhất; kinh tế - xã hội phát triển chậm nhất; tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản thấp nhất; tỷ lệ người nghèo cao nhất khó khăn nhất (chiếm tới hơn 52% tổng số hộ nghèo của cả nước). Thấu hiểu những khó khăn đó, nhằm tạo thuận lợi và hiệu quả hơn trong việc thực hiện các chính sách riêng dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong năm 2019, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Nghị quyết này được kỳ vọng là một dấu ấn, một quyết định nhằm thay đổi đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số.
|
Ngày phát hành 0:0 | 14/2/2019 - Dự Lễ khởi công xây dựng dự án tuyến đường bộ ven biển; công bố quy hoạch – triển khai thực hiện Dự án khu công nghiệp chuyên phục nông nghiệp vùng đồng bằng Bắc Bộ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kỳ vọng Thái Bình có tư duy mới, cách làm mới để trở thành tỉnh kiểu mẫu về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. - Khai hội Xuân Yên Tử 2019 - thu hút hàng nghìn tăng ni, phật tử tham gia. Xuất hiện những hành động mê tín dị đoan của người dân trong việc Lễ chùa đầu năm. - Nguy cơ cháy rừng được cảnh báo cấp cực kỳ nguy hiểm tại nhiều địa phương, khi bắt đầu bước vào mùa khô. - Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh về hòa bình và an ninh ở Trung Đông. - Mỹ và Trung Quốc bắt đầu vòng đàm phán cấp cao nhằm đạt thỏa thuận chấm dứt cuộc chiến thương mại trước hạn chót ngày mùng 1 tháng 3 tới.
|
Ngày phát hành 0:0 | 31/8/2014
|
Ngày phát hành 15:52 | 17/8/2022 Chương trình xây dựng NTM được đánh giá là một chương trình phát triển nông thôn toàn diện. Hơn 10 năm qua – xây dựng NTM ở nước ta đã được các chuyên gia trong và ngoài nước ví như một cuộc cách mạng mới ở nông thôn (sau khoán 10).
Đến nay, cả nước có đã có trên 5.800 xã (chiếm trên 70%) đạt chuẩn nông thôn mới; trong đó có hơn 800 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (tăng 300 xã so với cuối năm 2021), 94 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu. Đó là thành tựu rất to lớn.
Tuy nhiên, ngoài các thành tựu đạt được, quá trình xây dựng NTM cũng bộc lộ một số bất cập, những điểm nghẽn đang cản trở tiến trình phát triển nông nghiệp cũng như nâng cao thu nhập, đời sống của người dân nông thôn. Vì vậy, để phát triển mạnh mẽ nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong giai đoạn tới, cần có một cách tiếp cận mới, một tư duy mới. Đây cũng là nội dung chúng tôi cùng các vị khách mời sẽ bàn luận trong chương trình Diễn đàn chủ nhật trực tiếp trên Kênh thời sự (VOV1) của Đài Tiếng nói Việt Nam hôm nay.
Xin giới thiệu các vị khách mời tham gia diễn đàn:
1. Ông Lưu Đức Khải – Phó Trưởng ban phụ trách Ban Nghiên cứu các vấn đề xã hội, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW (CIEM), Bộ Kế hoạch đầu tư
2. Ông Phùng Xuân Tiến – Phó Chánh Văn Phòng Điều phối chương trình xây dựng NTM tỉnh Vĩnh Phúc.
|
Ngày phát hành 0:0 | 21/12/2018 - Loạt bài: Nông thôn mới khơi dậy sức dân. Bài 1 nhan đề: "Nông thôn mới tư duy mới". - Kịch truyền thanh truyền thanh: Chuyện ở khu đế vương.
|
Ngày phát hành 9:43 | 22/1/2023 Lợi ích từ việc chuyển đổi số mang lại là rất lớn, song thực hiện quá trình này, nhiều doanh nghiệp Việt chưa thực sự quan tâm đến chiều sâu.
|
Ngày phát hành 0:0 | 3/10/2018 Hội nghị Trung ương lần thứ tư (khóa X) ra Nghị quyết số 09 - NQ/TW về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” xác định mục tiêu quốc gia biển phải làm giàu từ biển và đưa nước ta thành quốc gia mạnh về biển. Đây là chủ trương lớn, có tầm nhìn xa rộng, phù hợp với xu thế chung của thế giới và đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu cơ bản, quan trọng, từ tư duy đến nhận thức; từ kinh tế đến đảm bảo quốc phòng, an ninh, đối ngoại, hợp tác quốc tế…Song cũng phải thẳng thắn thừa nhận rằng nhiều mục tiêu đề ra không đạt được như kỳ vọng. Làm gì để Việt Nam vươn ra biển lớn? Bình luận của Biên tập viên Thu Lan:
|
Ngày phát hành 17:22 | 27/9/2023 “Tư duy mới – hành động mới” là chủ đề của Diễn đàn Lãnh đạo Doanh nghiệp trẻ Việt Nam 2023. Đây là sự kiện được Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội tổ chức chiều nay, tại Hà Nội.
|
Ngày phát hành 0:0 | 29/4/2020 Thủ tướng Chính phủ chính thức dừng cách ly xã hội và nới lỏng giãn cách, xác định tâm thế là Việt Nam từng bước chuyển sang trạng thái "bình thường mới". Lúc này là thời điểm nhanh chóng khôi phục chuỗi sản xuất kinh doanh của nhiều ngành nghề. Việc cần làm trước tiên là tập trung các biện pháp để đẩy nhanh tiến trình khởi động lại nền kinh tế, đặc biệt chú trọng khởi động lại hoạt động của các doanh nghiệp lớn trong các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, nhất là đối với các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh.
|
Ngày phát hành 0:0 | 13/6/2015 Trong phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa 13 chiều 11/6, các Đại biểu Quốc hội đã dành sự quan tâm đặc biệt đến tình trạng hạn hán ở các tỉnh Nam Trung bộ, đặc biệt là Ninh Thuận khi cả năm qua, tỉnh này không có lấy một giọt mưa, sản xuất đình đốn, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Nhiều giải pháp được đưa ra, nhưng dường như đều đã cũ, đã được nói từ nhiều năm trước. Vì vậy, điều cần thiết lúc này là phải thay đổi tư duy ứng phó trước những diễn biến bất thường của khí hậu. Bình luận của biên tập viên Hoàng Mai Anh.
|
Ngày phát hành 13:1 | 10/5/2024 Tại Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 3 và Công bố Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh tới 6 chữ “Truyền thống - Liên kết - Bứt phá” để thể hiện nội dung của Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó là hoàn thiện các thể chế, chính sách cho Vùng phát triển mạnh trong thời gian tới. PV Xuân Lan thông tin:
|
Ngày phát hành 9:47 | 24/4/2024 Đồng bằng sông Cửu Long - trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất của đất nước, thực hiện sứ mệnh đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu. 49 năm qua, kể từ ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đến nay, vựa lúa miền Tây liên tục có những bước chuyển mình, không chỉ bảo đảm lương thực cho cả nước, mà còn gia tăng xuất khẩu; Bước đầu thành công trong tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng xoay trục sản phẩm chủ lực thủy sản - trái cây - lúa gạo chất lượng cao, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên. Từ đó, hình thành các mô hình chuyên canh lúa, cây ăn trái và thủy sản, áp dụng công nghệ cao, tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, giá trị mang lại cao, tăng lợi thế cạnh tranh trên thương trường quốc tế.
|