Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 0:0 | 6/6/2020 Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia trên thế giới, có chỉ số cao nhất về chiều dài bờ biển so với diện tích lãnh thổ (chưa kể đến một số đảo), với tổng chiều dài bờ biển hơn 3.260 km. Bờ biển lại mở ra cả ba hướng: Đông, Nam và Tây Nam nên rất thuận lợi cho việc giao lưu thương mại quốc tế qua đại dương. Trong điều kiện các nguồn tài nguyên trên đất liền ngày càng cạn kiệt, thì đẩy mạnh nghiên cứu khoa học – công nghệ để khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế tài nguyên từ biển, đang là xu thế tất yếu, khách quan cho sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường. Để biển mang lại giá trị và lợi ích thiết thực cho cuộc sống và người dân có thể làm giàu từ biển, chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển nước ta đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Ban chấp hành trung ương ban hành tại Nghị quyết số 36, tháng 10/2018 và đang được các ban ngành và địa phương cả nước tổ chức thực hiện. Đổi mới, sáng tạo để phát triển kinh tế biển bền vững là nội dung của chương trình Đối thoại cuối tuần với khách mời là ông Nguyễn Chu Hồi, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo VN; Ông Vũ Minh Lý, Phó giám đốc Trung tâm truyền thông Tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và môi trường.
|
Ngày phát hành 0:0 | 3/6/2020 Theo nhận định của các nhà khoa học thì thế kỷ này là thế kỷ của biển và đại dương, trong bối cảnh tiến ra biển với các chiến lược biển quốc gia đầy tham vọng và xu thế của thế giới đang “lấy đại dương nuôi đất liền” thì việc nhận diện một “Việt Nam biển” và vị trí của biển đối với chiến lược phát triển kinh tế đất nước rất quan trọng. Do vậy, vấn đề bảo vệ biển và đại dương đang được nước ta chú trọng đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng phức tạp như hiện nay. Đây cũng là nội dung được nêu ra trong “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Nhân Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam và hoạt động hưởng ứng Ngày Đại dương Thế giới năm 2020, Chương trình Môi trường và Phát triển hôm nay chúng tôi có chuyên đề: Nhiều giải pháp trong Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam.
|
Ngày phát hành 9:26 | 6/8/2023 Việt Nam là quốc gia biển với tiềm năng, giá trị từ biển đem lại vô cùng to lớn. Biển
đã mang lại nguồn sống, sinh kế cho hàng triệu ngư dân đánh bắt trực
tiếp và lao động nghề biển gián tiếp. Tuy nhiên, từ trước đến nay, ngư
dân nước ta khai thác giá trị từ biển chủ yếu từ đánh bắt mà ít chú
trọng đến nuôi trồng và bảo tồn nên nguồn lợi thuỷ sản đang
dần cạn kiệt. Biển đảo cũng đang đứng trước những nguy cơ do tác
động của biển đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường…Vì thế phát triển kinh tế biển xanh đang là xu
hướng của nhiều nước trên thế giới, trong đó có nước ta. Điều này
cũng đã được khẳng định trong Nghị quyết số 36 Hội nghị Trung ương
8 khóa XII “Về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam
đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”: “không đánh đổi môi trường
lấy phát triển kinh tế biển” và nhấn mạnh phát triển bền vững kinh tế
biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ
sinh thái biển. Mời quý vị và các bạn cùng tìm hiểu về câu chuyện phát triển
kinh tế biển xanh từ Nghị quyết 36 của Đảng qua phỏng vấn của PV
Đài Tiếng nói Việt Nam với ông Lê Minh Hoan, Uỷ viên Trung ương
Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
|
Ngày phát hành 0:0 | 28/7/2014 - Trung Quốc tiếp tục có những hành động phi pháp trên vùng biển Việt Nam - Bất cập trong phát triển kinh tế biển bền vững
|
Ngày phát hành 10:39 | 3/8/2023 Đồng bằng sông Cửu Long - vùng có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Không chỉ nổi
tiếng là vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước, ĐBSCL còn là trung tâm sản xuất thủy sản với 65% sản lượng và 60% giá trị xuất khẩu của cả nước. Với 28 địa phương giáp biển thì ĐBSCL có đến 7/13 tỉnh thành có ranh giới giáp biển, gồm Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang. Đường bờ biển kéo dài từ Đông sang Tây có chiều dài trên 735 km, hơn
150 hòn đảo lớn nhỏ tạo ra thềm lục địa cho đánh bắt thủy sản gấp 2 lần đất
liền. Nhờ đó, Đồng bằng sông Cửu Long đóng vai quan trọng về chiến lược
phát triển kinh tế biển quốc gia. Hiện nay, hàng triệu ngư dân ĐBSCL đang sống nhờ vào nuôi trồng và
khai thác biển, nhưng biển và ngư dân cũng đang đối diện với nhiều nguy cơ
rủi ro từ biến đổi khí hậu, suy giảm hệ sinh thái, biến động của bất ổn kinh tế
toàn cầu...đe doạ đến an ninh lương thực, an ninh nguồn nước và sinh kế của
chính họ. Phát triển kinh tế biển xanh chính là chìa khóa để ĐBSCL giữ biển
mạnh giàu. Chuyên mục Mạnh giàu từ biển quê hương hôm nay với phóng sự “Kinh tế biển bền vững, bước đi từ tư duy kinh tế biển
xanh” do nhóm PV Đài TNVN thực hiện.
|
Ngày phát hành 0:0 | 22/7/2014 - Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh tầm quan trọng và ý nghĩa chiến lược của huyện đảo Bạch Long Vĩ trong đảm bảo an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế biển - Mưa lo do hoàn lưu bão số 2 tại các tỉnh miền núi phía Bắc đã làm gần 30 người chết và mất tích - Tuyến tàu điện ngầm số 1 tại TPHCM sẽ hoàn thành và đưa vào thử nghiệm trong năm 2019 - Quan hệ Nga - Liên minh Châu Âu tiếp tục xấu đi - Israel đe dọa tăng cường và kéo dài không thời hạn các chiến dịch quân sự nhằm vào Gaza - Bình luận nhan đề "Phải nhổ tận gốc mới mong giảm vi phạm"
|
Ngày phát hành 16:35 | 13/6/2023 Làm đúng để thành công từ nhượng quyền thương hiệu. - Khánh Hòa: Tận dụng cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển kinh tế biển. - Bà Rịa – Vũng Tàu nỗ lực để doanh nghiệp duy trì hoạt động
|
Ngày phát hành 0:0 | 11/11/2015 - Ý kiến chuyên gia góp ý Dự thảo Bộ Luật Hàng hải Việt Nam. - Lợi nhuận và nguy hại.
|
Ngày phát hành 16:3 | 28/5/2021 - Chủ động thích ứng với Biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế biển bền vững - Câu hỏi tìm hiểu Biển đảo Việt Nam
|
Ngày phát hành 0:0 | 27/5/2015 - Kiểm định khí thải mô tô, xe gắn máy. - Phát triển kinh tế biển và hải đảo cần gắn liền với bảo vệ lãnh thổ. - Xây dựng nông thôn mới: Tránh làm theo phong trào. - Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam: Đông vui vài ngày, trống vắng cả năm. - Sách Trắng Quốc phòng của Trung Quốc và chiến lược trên biển của nước này.
|
Ngày phát hành 11:33 | 12/6/2022 Sáng nay (12/6), tại thành phố Tuy Hòa, UBND tỉnh Phú Yên phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam năm 2022. Ông Trần Tuấn Anh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương dự và phát biểu chi đạo.
|
Ngày phát hành 18:16 | 26/5/2021 - “Hải đoàn 129: Phát triển kinh tế biển gắn với an ninh quốc phòng”
- “Gỡ thẻ vàng EC cần xây dựng nghề cá có trách nhiệm”
|
Ngày phát hành 11:7 | 2/6/2024 Kinh tế biển có vai trò và là động lực quan trọng để phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, việc khai thác quá mức tài nguyên biển đã gây hậu quả nghiêm trọng tới môi trường, hệ sinh thái biển. Việc đầu tư phát triển kinh tế biển xanh có trọng tâm, trọng điểm là hướng đi bền vững, góp phần bảo tồn hệ sinh thái biển.
Bảo tồn hệ sinh thái biển là một chủ trương lớn của Đảng đã được chỉ ra trong Nghị quyết 36/NQ-TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng ngày 22/10/2018 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Tuy nhiên để bảo tồn hệ sinh thái biển hiệu quả cần có sự tham gia của tất cả các bên liên quan, nhất là kết hợp bảo tồn với phát triển các ngành kinh tế; một hướng tiếp cận mới có tính toàn cầu là phát triển kinh tế biển xanh sẽ góp phần duy trì hệ sinh thái và thực hiện nhiều mục tiêu phát triển bền vững. “Quản lý, sử dụng bền vững không gian biển cho phát triển kinh tế biển xanh” là chủ đề của Diễn đàn Chủ nhật hôm nay. Khách mời tham gia chương trình:
- PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, Đại biểu Quốc hội Khóa 15, nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam.
- Ông Lê Trần Nguyên Hùng, Trưởng phòng Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, Cục Kiểm ngư, Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn.
|
Ngày phát hành 0:0 | 24/4/2015
|
Ngày phát hành 8:35 | 5/8/2023 Việt Nam là quốc gia biển, với đường bờ biển dài hơn 3.260 km và hơn 3.000 hòn đảo bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Kinh tế biển chính là động lực, là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế. Biển cho những mẻ cá đầy khoang, những bãi tắm cát trắng trải dài với làn nước biển trong xanh, những nguồn năng lượng dồi dào, và là con đường hàng hải kết nối Việt Nam với thế giới… Giữ biển xanh để phát triển kinh tế biển bền vững là điều cấp thiết. Bởi đời sống kinh tế, văn hóa của người dân gắn liền với biển. Biển được coi là không gian sinh tồn, phát triển và an ninh của dân tộc.
|