Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 18:49 | 6/6/2023 Những năm gần đây, nhiều chính sách, chương trình hỗ trợ, ưu đãi đặc biệt cho miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số với nguồn kinh phí hàng ngàn tỷ đồng đã được triển khai. Từ đó, diện mạo vùng cao và đời sống của bà con các dân tộc Cơ Tu, Giẻ Triêng, H’re, Ca Dong, Xê Đăng, Tà Ôi… dọc dãy Trường Sơn ngày càng khởi sắc. Đời sống vật chất ngày càng được nâng cao, bà con quan tâm hơn đến việc phục dựng, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Tuy nhiên, ẩn sau các phong tục, tập quán tốt đẹp vẫn còn không ít những hủ tục lạc hậu đã ăn sâu, bám rễ trong tiềm thức của bà con, cản trở quá trình phát triển kinh tế- xã hội. Đây cũng là một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến đói nghèo cùng nhiều hệ lụy nhức nhối. Hành trình “Vượt qua hủ tục” không thể thực hiện một sớm một chiều mà cần có sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của người dân và vai trò tiên phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên tại cơ sở. Nhóm phóng viên VOV Miền Trung đã đi sâu tìm hiểu một số hủ tục cùng những hệ lụy ở vùng cao các tỉnh miền Trung và thực hiện loạt phóng sự “Vượt qua hủ tục”. Trong chương trình hôm nay, mời quý vị và các bạn nghe bài đầu tiên với nhan đề “Nợ nần, đói nghèo vì hủ tục ở vùng cao Quảng Nam”.
|
Ngày phát hành 7:3 | 8/6/2023 Trong đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay đang lưu giữ nhiều nét đẹp văn hoá đậm đà bản sắc các dân tộc. Bên cạnh những giá trị tốt đẹp, đặc sắc đó, trong cộng đồng các dân tộc thiểu số trên dãy Trường Sơn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa vẫn tồn tại một số hủ tục, tập quán lạc hậu. Trong 2 bài đầu của loạt bài “VƯỢT QUA HỦ TỤC”, nhóm phóng viên VOV tại Miền Trung đề cập thực trạng nhức nhối về hủ tục với nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội. Đó là tục chôn sống con theo mẹ ở vùng đồng bào Giẻ Triêng tỉnh Quảng Nam; tục “nối dây” của đồng bào Bru- Vân Kiều ở tỉnh Quảng Bình; tục nghi kỵ “cầm đồ độc” ở vùng đồng bào H’re tỉnh Quảng Ngãi… đã cướp đi mạng sống của nhiều người trong làng... Mặc dù, cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể địa phương đã nỗ lực tuyên truyền, vận động đồng bào chấp hành nghiêm các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thế nhưng một số tập tục lạc hậu chưa được xóa bỏ trong đời sống của người dân. Kết thúc loạt bài “VƯỢT QUA HỦ TỤC”, trong chương trình hôm nay, mời quý vị và các bạn nghe bài cuối cùng về “Xoá bỏ hủ tục, xây dựng nếp sống văn minh” do Nhóm phóng viên VOV Miền Trung thực hiện.
|
Ngày phát hành 15:58 | 16/12/2023 Vũ công, biên đạo Quang Đăng và mối duyên hợp tác cùng Mỹ Tâm và các “chị đẹp đạp gió rẽ sóng” - A Lưới bỏ dần những hủ tục kỳ lạ để sống văn minh - Điểm sự kiện văn hóa xã hội quốc tế đáng chú ý trong tuần
|
Ngày phát hành 0:0 | 29/5/2018 - Biên phòng Sơn La chung tay cùng người dân xóa bỏ hủ tục lạc hậu. - Người dân vùng biên Bản Lầu, Lào Cai thoát nghèo nhờ trồng chuối và dứa.
|
Ngày phát hành 8:32 | 10/8/2024 Tại các xã, bản vùng cao Sơn La, các cấp chính quyền và ngành chức năng đang tập trung đẩy mạnh công tác tuyên tuyền để nhân dân thay đổi nhận thức, từ bỏ hủ tục, mê tín dị đoan, khi có bệnh là phải đi khám và điều trị tại các cơ sở y tế. Từ đó, khắc phục cơ bản tình trạng phụ nữ tự sinh con tại nhà, người có bệnh không còn tự tìm thuốc hoặc mời lang băm về chữa trị, mời thầy cúng về hoá giải bệnh….hạn chế tình trạng tiền mất tật mang.
|
Ngày phát hành 10:3 | 4/4/2023 Theo quy định pháp luật, nam phải từ đủ 20 tuổi, nữ phải từ đủ 18 tuổi mới đủ điều kiện kết hôn. Thế nhưng, ở Việt Nam, nhất là khu vực miền núi, tình trạng kết hôn sớm (tảo hôn) vẫn tồn tại, nhiều nơi có xu hướng gia tăng, diễn biến ngày càng phức tạp.
Không chỉ vi phạm pháp luật, nạn tảo hôn còn gây ra hệ lụy rất lớn đối với cá nhân, gia đình và xã hội … Những năm qua, mặc dù các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đã nỗ lực ngăn chặn nhưng nạn tảo hôn vẫn tồn tại dai dẳng và nhức nhối, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Để có cái nhìn toàn cảnh về thực trạng này, bắt đầu từ chương trình hôm nay chúng tôi phát loạt bài “Nhức nhối nạn tảo hôn vùng cao: Hủ tục hay nhờn luật pháp” của Phóng viên Sỹ Đức, bài thứ nhất nhan đề “Bản danh sách đen nơi Cổng trời!”
|
Ngày phát hành 8:41 | 6/4/2023 Như chúng tôi đã đề cập ở chương trình trước về tình trạng tảo hôn và những hệ luỵ đối với trẻ em, gia đình, xã hội. Điều đáng nói là, hàng ngày, hàng giờ, bọn trẻ vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều rủi ro, nguy cơ, có thể trở thành nạn nhân của tảo hôn bất cứ lúc nào. Thế nhưng, với những đứa trẻ được đến trường, học tập, được trang bị kiến thức thì các em có nghị lực, hành trang đối mặt và vượt qua tảo hôn – Chính các em đang viết nên những câu chuyện làm tươi sáng giữa núi rừng. Tiếp tục loạt bài “Nhức nhối nạn tảo hôn vùng cao: Hủ tục hay nhờn luật pháp” của PV Sỹ Đức, trong chương trình hôm nay chúng tôi phát phần cuối có nhan đề “Những đứa trẻ vượt cổng trời”
|
Ngày phát hành 7:37 | 19/8/2024 Các yếu tố tác động đến lạm phát tại Việt Nam và giải pháp kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. - Nhân kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám, chương trình có phóng sự về đổi thay của Chiến khu Vần – Hiền Lương ở tỉnh Yên Bái - một trong những căn cứ cách mạng quan trọng, gắn với cuộc Cách mạng Tháng Tám lịch sử. - Kỷ niệm Ngày truyền thống lực lượng công an nhân dân và Ngày hội quốc phòng toàn dân (19/08): Nỗ lực của lực lượng công an xã, góp phần xóa hủ tục trong đồng bào dân tộc thiểu số. - Thái Lan có Thủ tướng mới:
“Kỳ vọng mở ra giai đoạn phát triển mới cho Thái Lan”.
|
Ngày phát hành 13:7 | 5/4/2023 Mọi đứa trẻ sinh ra đều mong muốn được đến trường, có cuộc sống tốt đẹp với tuổi thơ của mình. Thế nhưng, tảo hôn đã lấy đi tất cả những gì quý giá nhất 1 đứa trẻ đáng được hưởng thụ. Nghiêm trọng hơn, các em phải “giải những bài toán” vốn không thuộc về mình, như sinh đẻ, gia đình, sinh kế. Tiếp tục loạt bài “Nhức nhối nạn tảo hôn vùng cao: Hủ tục hay nhờn luật pháp” của PV Sỹ Đức, trong chương trình hôm nay chúng tôi phát bài 2 với nhan đề “Nước mắt tảo hôn”,
|
Ngày phát hành 7:37 | 7/6/2023 Trong chương trình Thời sự trước, chúng tôi đã phát bài 1 trong loạt phóng sự “Vượt qua hủ tục” nói về những nỗi đau nhức nhối của những hủ tục trong đời sống đồng bào dân tộc thiểu số dọc dãy Trường Sơn. Việc xóa bỏ những tập tục lạc hậu tồn tại lâu đời trong đồng bào vùng cao là việc làm khó, cần bền bỉ thực hiện nhiều giải pháp phù hợp với thực tế và nhận thức của bà con. Trên hành trình xóa bỏ những hủ tục, xây dựng nếp sống minh đã xuất hiện những tấm gương dám vượt qua sự phản đối của dân làng, từ bỏ những tập tục lỗi thời. Trong Chương trình hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng theo dõi hành trình “Vượt qua hủ tục”, xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn ở các bản làng vùng cao của Nhóm phóng viên Đài TNVN thường trú tại miền Trung.
|
Ngày phát hành 15:45 | 25/9/2024 Với vẻ đẹp hoang sơ và tĩnh lặng, đảo Sumba được coi là một trong những hòn đảo đẹp nhất tại Indonesia. Tuy nhiên, tại đây lại tồn tại một hủ tục khiến mọi cô gái trẻ đều cảm thấy sợ hãi. Đó là hủ tục “bắt cóc vợ”, khi một cô gái có thể bị bắt và ép buộc phải cưới người mình không hề quen biết. Trong bối cảnh đảm bảo nhân quyền đang là nhiệm vụ được các quốc gia ASEAN chú trọng đẩy mạnh, hiện chính quyền địa phương cùng các tổ chức phi chính phủ và nhóm hoạt động vì nhân quyền tại Indonesia đang nỗ lực đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức cho người dân, từ đó chấm dứt hoàn toàn hủ tục này.
|