Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 0:0 | 2/10/2015
|
Ngày phát hành 0:0 | 5/1/2018 - Bắc Giang hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp. - Xóa bỏ rào cản: Hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp.
|
Ngày phát hành 0:0 | 17/5/2018 Việt Nam có hơn 90 triệu dân nhưng mới chỉ có khoảng 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp (Startup) đang hoạt động. Phần lớn các Startup này đang ở giai đoạn khởi đầu, còn hạn chế về năng lực đội ngũ, mô hình kinh doanh và thiết kế sản phẩm. Để Startup Việt Nam phát triển bền vững, doanh nghiệp cần nền tảng khuôn khổ pháp luật hoàn thiện, thuận lợi, đồng thời cần sự liên kết, hỗ trợ từ các doanh nghiệp, tập đoàn đi trước.
|
Ngày phát hành 15:58 | 10/10/2021 Thị trường lao động đang có rất nhiều biến động. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên nhưng các doanh nghiệp khởi nghiệp vẫn rất khó khăn trong việc tuyển dụng nhân sự phù hợp. Nhân sự phù hợp là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Người sáng lập công ty có thể bắt đầu doanh nghiệp một mình, nhưng không thể xây dựng và phát triển công ty một mình. Trong suốt hành trình xây dựng doanh nghiệp, người sáng lập doanh nghiệp phải tuyển dụng cộng sự, nhân viên đi cùng, vượt qua nhiều khó khăn thử thách. Ngân sách tài chính thì hạn hẹp, điều kiện cơ sở vật chất hạn chế, môi trường làm việc tùy thuộc vào hoàn cảnh... Vậy, làm sao để tuyển dụng đúng người, đúng việc và giữ họ ở lại với mình? “Giải bài toán nhân sự đối với doanh nghiệp khởi nghiệp” -Cùng bàn luận vấn đề này là Doanh nhân Lê Dung - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đào tạo và phát triển nhân lực Dgroup và ông Trần Văn Lê, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Cơ điện và Thương mại Phương Linh.
|
Ngày phát hành 0:0 | 25/7/2016 - Cần tạo môi trường an toàn cho doanh nghiệp khởi nghiệp. - Chúng tôi đồng hành cùng bạn.
|
Ngày phát hành 0:0 | 13/5/2019 Trò chuyện cùng anh Nguyễn Khôi là Founder - CEO WeFit.
|
Ngày phát hành 13:42 | 21/11/2021 - Từ năm 2016, khi Thủ tướng Chính phủ phát động Năm quốc gia khởi nghiệp, làn sóng khởi nghiệp đã nhanh chóng lớn mạnh, phủ khắp các lĩnh vực và lan tỏa ra cả nước. Nhiều mô hình, ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo, đặc biệt là của các bạn trẻ, đã đạt được những thành công nhất định, góp phần phát triển kinh tế-xã hội và tạo việc làm cho người lao động. - Trong gần 2 năm qua, các doanh nghiệp khởi nghiệp chịu tác động nặng nề từ đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, trong khó khăn luôn có những cơ hội xuất hiện. Thành công sẽ đến với những người nhanh nhạy, thay đổi kịp với thời cuộc có thể mang lại giá trị, đột phá mới. Vậy, doanh nghiệp khởi nghiệp cần làm gì để tìm đầu ra cho sản phẩm của mình? Cùng bàn luận về vấn đề với các khách mời là doanh nhân trẻ Bùi Thị Thanh Hà, Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Thanh Hà và ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội.
|
Ngày phát hành 21:51 | 25/1/2021 Trong những năm gần đây, hai cụm từ “kiến tạo” và “khởi nghiệp” được nhắc đến khá nhiều và là điểm nhấn quan trọng trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ. Có thể nói, sự nỗ lực xây dựng Chính phủ kiến tạo đã mở đường cho phong trào khởi nghiệp. Chính phủ kiến tạo đã và đang tạo ra những thế hệ khởi nghiệp mới và khởi nghiệp cũng đang được coi là thước đo thành công của Chính phủ kiến tạo
|
Ngày phát hành 12:31 | 27/3/2022 Hơn 2 năm qua, dịch bệnh Covid-19 đã gây ra rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp khởi nghiệp nói riêng. Mặc dù vậy, “trong cái khó lại ló cái khôn”. Nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp đã không ngừng nỗ lực, chọn hướng đi phù hợp để vượt qua khó khăn thách thức. Xét ở một góc độ tích cực, chính dịch Covid-19 đang thúc đẩy sự tái phát triển cơ sở hạ tầng, công nghệ và quy trình làm việc theo hướng mọi thứ chuyển sang mô hình online và công nghệ hóa, ép các doanh nghiệp phải chuyển đổi số mạnh mẽ hơn giai đoạn trước. - Trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch Covid-19, doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam đang tìm kiếm một mô hình hoạt động kinh doanh linh hoạt hơn, vừa tiết giảm chi phí, vừa tối ưu nguồn lực để vượt qua khó khăn. “Chuyển đổi số - Yêu cầu cấp bách với doanh nghiệp khởi nghiệp” cũng là chủ đề của chương trình khởi nghiệp hôm nay. -
Các khách mời tham gia chương trình: Ông Trần Quý, Viện trưởng Viện Phát triển Kinh tế số Việt Nam và Doanh nhân trẻ Nguyễn Thế Bảo, Giám đốc Công ty Cổ phần công nghệ và giáo dục Get Ins.
|
Ngày phát hành 0:0 | 27/7/2017
|
Ngày phát hành 0:0 | 26/3/2019
|
Ngày phát hành 12:50 | 20/2/2022 Đọc sách là cách trang bị và bổ sung kiến thức hữu dụng trong cuộc sống cho mọi người. Học từ sách, nhất là sách hướng dẫn, tư vấn, bổ sung kiến thức về khởi nghiệp đã và đang được nhiều doanh nghiệp, doanh nhân, nhất là các cá nhân khởi nghiệp coi là “người bạn đồng hành”, là cách trang bị kiến thức nhanh chóng và hiệu quả. Đây chính là nguồn kiến thức phong phú, đa dạng với nhiều bài học kinh nghiệm giảm thiểu rủi ro và đi đến thành công được đúc rút trong sách từ chính những người đi trước. * Lựa chọn được sách hay, có giá trị để đọc và áp dụng vào cuộc sống và khởi nghiệp kinh doanh chính là cách “giảm" rủi ro, thất bại và "tăng" cơ hội, thành công. Chương trình Khởi nghiệp của Kênh Thời sự VOV1 hôm nay sẽ bàn về chủ đề: “Sách khởi nghiệp và doanh nghiệp khởi nghiệp từ sách” với hai vị khách mời là Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng- chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Thái Hà Books và Doanh nhân Phan Thị Lan Anh- nhà sáng lập Công ty cổ phần Tập đoàn CADOSA.
|
Ngày phát hành 18:7 | 6/9/2023 Dưới sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, những doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam đã không ngừng tăng về số lượng cũng như chất lượng thuộc các ngành nghề, lĩnh vực và quy mô khác nhau. Để hệ thống các doanh nghiệp này phát triển không thể thiếu vai trò của Chính phủ thông qua các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, trong đó có các chính sách tài chính cơ bản như chính sách thuế, chính sách tín dụng, chính sách lãi suất để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi, giúp doanh nghiệp giảm chi phí tài chính, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
|
Ngày phát hành 13:4 | 24/12/2023 Sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, tình hình chính trị, kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến bất lợi, khó lường, gây ra rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp khởi nghiệp nói riêng. Mặc dù vậy, “trong cái khó lại ló cái khôn”. Nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp đã không ngừng nỗ lực, chọn hướng đi phù hợp để vượt qua khó khăn thách thức. Xét ở một góc độ tích cực, chính dịch Covid-19 đã thúc đẩy sự tái phát triển cơ sở hạ tầng, công nghệ và quy trình làm việc theo hướng mọi thứ chuyển sang mô hình online và công nghệ hóa, ép các doanh nghiệp phải chuyển đổi số mạnh mẽ hơn giai đoạn trước. Trong giai đoạn phục hồi, doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam đang tìm kiếm một mô hình hoạt động kinh doanh linh hoạt hơn, vừa tiết giảm chi phí, vừa tối ưu nguồn lực để bứt phá đi lên. “Chuyển đổi số và yêu cầu đặt ra với doanh nghiệp khởi nghiệp” cũng là chủ đề của chương trình khởi nghiệp hôm nay. Các khách mời tham gia chương trình: - Tiến sỹ Hoàng Xuân Vinh, Viện nghiên cứu Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội - Ông Trần Văn Lê, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Cơ điện và Thương mại Phương Linh - Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội.
|
Ngày phát hành 0:0 | 25/9/2018 - Nhà ở cho công nhân: cung chưa đáp ứng cầu. - Làm gì để ngăn chặn hiệu quả hành vi trục lợi chính sách giảm nghèo?. - Giải quyết vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp. - Trắc trở mối quan hệ Cuba - Mỹ.
|