logovov
BAN THỜI SỰ VOV1
Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 59 kết quả

Danh sách tin tìm thấy

Loạt bài: "Hợp tác kinh tế: Một trong 3 trụ cột chính của quan hệ hợp tác Việt Nam – ASEAN", bài 3: "Hợp tác- phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao: Cụ thể hóa Tuyên bố ASEAN về Phát triển nguồn nhân lực" (29/7/2020)

Loạt bài:

Ngày phát hành 0:0 | 29/7/2020

Kỷ niệm 25 năm ngày Việt Nam trở thành thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN (28/7/1995- 28/7/2020), trong hai chương trình Theo dòng thời sự trước, chúng tôi phát sóng 2 phần của loạt bài “Hợp tác kinh tế: Một trong 3 trụ cột chính trong quan hệ hợp tác Việt Nam - ASEAN”. Trong đó, khẳng định sự trưởng thành của Việt Nam ngay từ khi trở thành thành viên của ASEAN, tham gia vào Khối mậu dịch thương mại tự do ASEAN (gọi tắt là AFTA) - từ việc tuân thủ những cam kết khu vực đến hội nhập trong sân chơi thương mại toàn cầu - với hàng chục hiệp định thương mại tự do (FTA), với các FTA thế hệ mới như Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại Việt Nam - Liên minh châu ÂU (EVFTA); Đồng thời nêu dẫn chứng khẳng định tiềm năng phát triển nền kinh tế số Việt Nam cũng như tiềm năng số hóa kinh tế nội khối Đông Nam Á, mà ở đó, việc thực hiện các cam kết quốc tế, cam kết nội khối cần đặc biệt coi trọng. Vấn đề còn lại, cần hiện thực hóa “Tuyên bố chung” như thế nào cho hiệu quả? Xin mời quý vị và các bạn cùng theo dõi trong phần 3, cũng là phần cuối của loạt bài với nhan đề “Hợp tác- phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao: Cụ thể hóa Tuyên bố ASEAN về Phát triển nguồn nhân lực”.

Loạt phóng sự: Vượt qua hủ tục
Bài 3: Xóa bỏ hủ tục, xây dựng nếp sống văn minh (08/6/2023)

Loạt phóng sự: Vượt qua hủ tục<br> Bài 3: Xóa bỏ hủ tục, xây dựng nếp sống văn minh (08/6/2023)

Ngày phát hành 7:3 | 8/6/2023

Trong đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay đang lưu giữ nhiều nét đẹp văn hoá đậm đà bản sắc các dân tộc. Bên cạnh những giá trị tốt đẹp, đặc sắc đó, trong cộng đồng các dân tộc thiểu số trên dãy Trường Sơn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa vẫn tồn tại một số hủ tục, tập quán lạc hậu. Trong 2 bài đầu của loạt bài “VƯỢT QUA HỦ TỤC”, nhóm phóng viên VOV tại Miền Trung đề cập thực trạng nhức nhối về hủ tục với nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội. Đó là tục chôn sống con theo mẹ ở vùng đồng bào Giẻ Triêng tỉnh Quảng Nam; tục “nối dây” của đồng bào Bru- Vân Kiều ở tỉnh Quảng Bình; tục nghi kỵ “cầm đồ độc” ở vùng đồng bào H’re tỉnh Quảng Ngãi… đã cướp đi mạng sống của nhiều người trong làng... Mặc dù, cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể địa phương đã nỗ lực tuyên truyền, vận động đồng bào chấp hành nghiêm các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thế nhưng một số tập tục lạc hậu chưa được xóa bỏ trong đời sống của người dân. Kết thúc loạt bài “VƯỢT QUA HỦ TỤC”, trong chương trình hôm nay, mời quý vị và các bạn nghe bài cuối cùng về “Xoá bỏ hủ tục, xây dựng nếp sống văn minh” do Nhóm phóng viên VOV Miền Trung thực hiện.

Loạt bài Người Hà Nội văn minh, thanh lịch: “Chất” Hà Nội– Hun đúc tinh hoa:
- Bài 3: Xây dựng con người có nhân cách, lối sống đẹp (29/6/2023)

Loạt bài Người Hà Nội văn minh, thanh lịch: “Chất” Hà Nội– Hun đúc tinh hoa: <br>- Bài 3: Xây dựng con người có nhân cách, lối sống đẹp (29/6/2023)

Ngày phát hành 9:33 | 30/6/2023

Ở bài 2 của loạt bài Người Hà Nội văn minh thanh lịch: “Chất” Hà Nội – Hun đúc tinh hoa, chúng tôi đã nói về việc cần xây dựng môi trường văn hoá cho Hà Nội. Cùng với những nỗ lực xây dựng môi trường văn hóa một cách toàn diện ở gia đình, nhà trường, cộng đồng dân cư, trong các cơ quan đảng, nhà nước, đoàn thể, doanh nghiệp, trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã nhấn mạnh nguồn lực nội sinh, nhất là nguồn lực con người là quan trọng nhất. Vậy với Thủ đô, cần làm thế nào để phát huy vai trò của các chủ thể văn hoá - xây dựng con người có nhân cách trong môi trường văn hóa lành mạnh? Mời quý vị và các bạn nghe bài cuối loạt bài Người Hà Nội văn minh thanh lịch: “Chất” Hà Nội – Hun đúc tinh hoa với tựa đề Xây dựng con người có nhân cách, lối sống đẹp:

Loạt bài: Giải “cơn khát” thiếu thuốc và vật tư y tế. Bài 3: Giải “cơn khát” thiếu thuốc và vật tư y tế” (6/7/2022)

Loạt bài: Giải “cơn khát” thiếu thuốc và vật tư y tế. Bài 3: Giải “cơn khát” thiếu thuốc và vật tư y tế” (6/7/2022)

Ngày phát hành 14:26 | 6/7/2022

Bài 2 của loạt bài: Giải “cơn khát” thiếu thuốc và vật tư y tế”, chúng tôi đã nêu thực trạng nhiều quy định còn bất cập, chưa có hướng dẫn cụ thể, nhất là trong đấu thầu. Cùng với đó, các bệnh viện, nhà cung cấp thuốc, đơn vị thẩm định và tâm lý của các bác sĩ được giao nhiệm vụ phụ trách đều sợ sai, dẫn đến đình trệ trong đấu thầu thuốc và vật tư y tế, khiến “bệnh nhân khổ và bệnh viên khó” trong chữa trị và chăm sóc sức khỏe cho người dân. Giải pháp nào để tháo gỡ cơ chế, nhất là hoạt động mua sắm, đấu thầu đảm bảo công khai, minh bạch, bảo vệ những người dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung? Đây là phần 3, cũng là phần cuối trong loạt bài có cùng tựa đề: Giải “cơn khát” thiếu thuốc và vật tư y tế của nhóm phóng viên Thúy Ngà, Lê Thu.

Loạt bài: “Sắt son lời thề giữ biển”. Bài 3: “Tự cường để giữ biển”. ( Ngày 03/09/2020)

Loạt bài: “Sắt son lời thề giữ biển”. Bài 3: “Tự cường để giữ biển”. ( Ngày 03/09/2020)

Ngày phát hành 0:0 | 3/9/2020

Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo là trách nhiệm thiêng liêng của mỗi công dân Việt Nam đối với lịch sử dân tộc, là nhân tố quan trọng bảo đảm cho đất nước phát triển bền vững. Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng chỉ rõ: “ Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; giữ vững môi trường hoà bình để phát triển đất nước…”. Đó là ý chí, quyết tâm sắt đá của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trước diễn biến phức tạp, khó lường của tình hình mới trên Biển Đông, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo đặt ra nhiều khó khăn, thách thức và đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đồng lòng, vững chí, huy động sức mạnh tổng hợp, xây dựng “thế trận lòng dân”, kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo; đảm bảo môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Đây cũng là nội dung của phần cuối loạt bài: “Sắt son lời thề giữ biển” của nhóm PV Thu Lan, Hà Phương và Hương Lan với nhan đề “Tự cường để giữ biển”.


Loạt bài: NÔNG DÂN – VỊ THẾ NGƯỜI LÀM CHỦ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
Bài 3: Nông dân - Vị thế người làm chủ nông nghiệp, nông thôn
(19/10/2022)

<br> Loạt bài: NÔNG DÂN – VỊ THẾ NGƯỜI LÀM CHỦ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN<br> Bài 3: Nông dân - Vị thế người làm chủ nông nghiệp, nông thôn <br> (19/10/2022)

Ngày phát hành 6:0 | 19/10/2022

Tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của nông dân, Nghị quyết 19 Hội nghị Trung ương 5 Khoá XIII xác định: "Trong thời gian tới, nông dân không chỉ là chủ thể mà còn là trung tâm của quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới"; và lần đầu tiên, “nông dân” được đặt lên vị trí trước “nông nghiệp”, “nông thôn”. Điều đó khẳng định một tinh thần mới, một kết luận súc tích, rõ ràng, một khẳng định chắc chắn của Ban chấp hành Trung ương Đảng về vị trí quan trọng hàng đầu của nông dân. Sự chuyển đổi đó cũng không chỉ là yêu cầu trong đường hướng lãnh đạo thời gian tới mà còn là sự lựa chọn, sự đòi hỏi gắt gao, sự hối thúc thay đổi tự thân của người nông dân, để "mượn sóng đẩy thuyển ra khơi".
Vậy làm thế nào để người nông dân tự tin vươn ra biển lớn, vào tương lai với vị trí trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn? Đây là nội dung bài 3 của Loạt bài: “Nông dân – vị thế người làm chủ nông nghiệp, nông thôn” của nhóm phóng viên Hương Lan, Phương Chi và Trần Long.

"Xử lý các dự án yếu kém và hướng đi tiếp theo" - Bài 3, cũng là bài cuối của loạt bài: “Để những đại dự án “nghìn tỷ” thoát cảnh yếu kém, thua lỗ” (15/07/2022)

Ngày phát hành 10:0 | 15/7/2022

Xử lý các dự án yếu kém và hướng đi tiếp theo - Bài 3, cũng là bài cuối của loạt bài: “Để những đại dự án “nghìn tỷ” thoát cảnh yếu kém, thua lỗ”.
- Đẩy mạnh hỗ trợ tài khóa giúp doanh nghiệp vượt khó khăn và nuôi dưỡng nguồn thu bền vững cho ngân sách.
- Tiết kiệm điện – Giải pháp đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Loạt bài: Chủ trương đúng cần cách làm đúng - Vạn sự thành công. Bài 3: Thực hiện chủ trương đúng cần cách làm đúng từ một chính quyền quyết tâm và minh bạch (31/8/2018)

Loạt bài: Chủ trương đúng cần cách làm đúng - Vạn sự thành công. Bài 3: Thực hiện chủ trương đúng cần cách làm đúng từ một chính quyền quyết tâm và minh bạch (31/8/2018)

Ngày phát hành 0:0 | 31/8/2018

Dệt may - khi nào hết nỗi lo “xuất xứ” - Bài 3 Loạt bài Nhìn lại 2 năm Hiệp định EVFTA có hiệu lực với chủ đề “Cao tốc EVFTA và những nỗ lực sau 2 năm thực thi” (28/07/2022)

Dệt may - khi nào hết nỗi lo “xuất xứ” - Bài 3 Loạt bài Nhìn lại 2 năm Hiệp định EVFTA có hiệu lực với chủ đề “Cao tốc EVFTA và những nỗ lực sau 2 năm thực thi” (28/07/2022)

Ngày phát hành 16:23 | 27/7/2022

Dệt may - khi nào hết nỗi lo “xuất xứ”?.
- Doanh nghiệp bán lẻ giảm giá mạnh các mặt hàng thực phẩm, chung tay bình ổn thị trường.

LOẠT BÀI: BỀN NÔNG VỮNG NGHIỆP
Bài 3: Nông nghiệp bền vững: Tốc độ của niềm tin (21/12/2022)

LOẠT BÀI: BỀN NÔNG VỮNG NGHIỆP <br> Bài 3: Nông nghiệp bền vững: Tốc độ của niềm tin (21/12/2022)

Ngày phát hành 7:0 | 21/12/2022

Những câu chuyện từ thực tiễn sản xuất nông nghiệp được đề cập trong bài 1 và bài 2 của loạt bài “Bền nông vững nghiệp” đã chứng minh, liên kết là chìa khoá để phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, một nghề làm nông nghiệp bền vững. Hình thành hệ sinh thái nông nghiệp, phát huy vai trò của từng thành tố trong chuỗi giá trị sẽ góp phần mở rộng quy mô sản xuất, sử dụng tiết kiệm các nguồn lực, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Mặc dù đã có các mô hình thành công, ngành nông nghiệp cũng triển khai nhiều cơ chế, chính sách, hình thức khuyến khích để thúc đẩy liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nhưng trên thực tế, các mối liên kết này vẫn vừa thiếu, vừa yếu, vừa lỏng lẻo. Vậy đâu là điểm then chốt của vấn đề? Đây là nội dung nhóm phóng viên Phương Chi, Trần Long sẽ tiếp tục bàn luận trong phần cuối của loạt bài “Bền nông vững nghiệp” ngày hôm nay. Bài 3 có tựa đề: “Nông nghiệp bền vững: Tốc độ của niềm tin”

Loạt bài: "Đô thị ngập lụt: Ồ ạt dự án, hạ tầng thoát nước bỏ quên"? Bài 3: "Cao ốc đô thị, không thể hạ tầng tiêu úng nông thôn (25/12/2019)

Loạt bài:

Ngày phát hành 0:0 | 25/12/2019

Nguyên nhân của thực trạng nhiều đô thị bị nhấn chìm trong biển nước sau những trận mưa lớn kéo dài. Tồn tại, yếu kém đã rõ. Vấn đề cấp bách hiện nay là làm gì để các đô thị như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là Phú Quốc, Đà Lạt, thành phố Vinh không còn tiếp diễn những trận lụt lịch sử thời gian qua?

Loạt bài: Gỡ thẻ vàng EC – Những nút thắt cần gỡ: Bài 3: Bịt từng kẽ hở, cốt yếu vẫn ở ý thức người dân

Loạt bài: Gỡ thẻ vàng EC – Những nút thắt cần gỡ: Bài 3: Bịt từng kẽ hở, cốt yếu vẫn ở ý thức người dân

Ngày phát hành 15:46 | 23/4/2024

Những tồn tại, hạn chế trong thực hiện các giải pháp gỡ thẻ vàng EC đã được chúng tôi nêu ra ở những bài trước. Các cơ quan chức năng vùng ĐBSCL cũng nhìn nhận ra những mặt yếu kém và đang triển khai từng giải pháp, cụ thể hóa từng phần việc để vá những lỗ hổng; hướng tới quản lý, khai thác, đánh bắt hải sản bền vững hơn. Qua đó, góp phần vào nỗ lực gỡ thẻ vàng EC.

Loạt bài Du lịch cộng đồng: Khúc tráng ca giữa đại ngàn đem lại sức sống mới cho du lịch Việt Nam
Bài 3: Phát triển du lịch cộng đồng: Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao

Loạt bài Du lịch cộng đồng: Khúc tráng ca giữa đại ngàn đem lại sức sống mới cho du lịch Việt Nam <br> Bài 3: Phát triển du lịch cộng đồng: Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao

Ngày phát hành 12:54 | 22/6/2023

Khi cán bộ “xắn tay” đưa Nghị quyết “bén rễ” - Bài 3 (14/10/2022)

Khi cán bộ “xắn tay” đưa Nghị quyết “bén rễ” - Bài 3 (14/10/2022)

Ngày phát hành 15:38 | 14/10/2022

Huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, giao cho người đứng đầu cấp ủy hoặc chính quyền làm Tổ trưởng tổ chỉ đạo sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản, để rồi, mỗi vụ thu hoạch, cả tỉnh như vào chiến dịch, tổ chức rầm rộ các hoạt động xúc tiến tiêu thụ, xuất khẩu nông sản. Đây là cách mà tỉnh Sơn La đã và đang triển khai khi thực hiện chủ trương chuyển đổi trồng cây ăn quả trên đất dốc theo kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Thực tế cho thấy, cách làm này có tính lan tỏa rất lớn và mang đến nhiều thành công. Loạt bài “Nghị quyết về ‘tam nông’: Bài học thực tiễn từ Sơn La”. Bài 3: “Khi cán bộ ‘xắn tay’ đưa Nghị quyết ‘bén rễ’”

Loạt bài: Chung sức – đồng lòng vượt qua đại dịch. Bài 3: Thích ứng linh hoạt với COVID-19, tăng tốc phát triển kinh tế (11/10/2021)

Loạt bài: Chung sức – đồng lòng vượt qua đại dịch. Bài 3: Thích ứng linh hoạt với COVID-19, tăng tốc phát triển kinh tế (11/10/2021)

Ngày phát hành 19:45 | 11/10/2021

Trong chương trình Thời sự 18h chiều qua, Đài TNVN đã phát sóng bài 2 Loạt bài “Chung sức- đồng lòng vượt qua đại dịch”, khẳng định giải pháp tiên quyết để cả hệ thống chính trị thích ứng nhanh với tình hình mới, tăng tốc khôi phục kinh tế, xã hội là bao phủ vaccine. Thực tế, với những bước đi chiến lược từ ngoại giao vaccine cho tới huy động sức mạnh tổng lực xây dựng quỹ vaccine, nghiên cứu bào chế vaccine… Việt Nam đã và đang có những bước đồng hành cho mục tiêu này. Điều đó không có nghĩa là toàn hệ thống ở trong trạng thái bất động hoặc hoạt động cầm chừng, chờ thời điểm gần 100 triệu dân được tiêm phòng đạt chuẩn Sars Cov2 trở thành căn bệnh thông thường, mới tái thiết và thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Ngay từ khi Covid-19 xuất hiện, Đảng, Chính phủ đã xác định “mục tiêu kép” - vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế xã hội. Trải qua nhiều đợt dịch, với những diễn biến khôn lường, phức tạp, tới nay, đây vẫn là quyết sách phù hợp, cần sự nỗ lực không ngừng của cả hệ thống chính trị, để thích ứng linh hoạt, an toàn với bối cảnh mới, tạo nên những thành công mới trong lịch sử xây dựng, phát triển đất nước. Đây là nội dung phần cuối Loạt bài, nhan đề “Thích ứng linh hoạt với Covid-19, tăng tốc phát triển kinh tế”.

1234

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h50-05h59 Quảng cáo
06h28-06h30 Quảng cáo
9h15-10h00 Đối thoại
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h00-13h30 CLB âm nhạc
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 A lô, VOV1
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
23h30-24h00 Nhịp sống
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: