Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 0:0 | 27/12/2014 - 3 điểm nhấn của ngành thuế trong năm nay là thu ngân sách vượt kế hoạch, chống thất thu và cải cách hành chính trong thủ tục nộp thuế. - Bộ máy nhà nước vẫn còn cồng kềnh do những bất cập trong việc tuyển dụng cán bộ, công chức. - Ngày Dân số Việt Nam hôm nay có chủ đề : Duy trì mức sinh hợp lý - Vì sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước. - Phe đối lập tại Ucraina cảnh báo trở lại tình trạng chiến tranh vì vòng đàm phán ở Minxco đổ vỡ vào phút chót. - Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch đấu tranh phòng chống tham nhũng. - Nga tuyên bố khủng hoảng đồng rúp đã chấm dứt.
|
Ngày phát hành 10:25 | 23/7/2021 Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc vừa tái khẳng định cam kết cùng nhau giải quyết các mối đe dọa trong khu vực, phản đối những hành động làm xói mòn trật tự quốc tế và nêu bật sự cần thiết duy trì một khu vực Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương đa phương, tự do và rộng mở. Cam kết này được các nhà ngoại giao Mỹ, Nhật Bản, và Hàn Quốc đưa ra tại hội nghị 3 bên diễn ra ở thủ đô Tokyo của Nhật Bản. Cuộc gặp Mỹ-Nhật-Hàn diễn ra trong bối cảnh quan hệ Nhật Bản và Hàn Quốc đang căng thẳng liên quan đến phát ngôn của Phó Đại sứ Nhật Bản tại Seoul khiến Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hủy chuyến thăm tới Nhật Bản. Chính vì thế, cuộc gặp ba bên Mỹ-Nhật-Hàn lần này là cơ hội quý giá để hai quốc gia Đông Bắc Á gạt bỏ bất đồng, bắt tay vì mục tiêu chung.
|
Ngày phát hành 10:44 | 13/8/2021 Trong Tháng 8 này, thế giới
chứng kiến nhiều cuộc tập trận tại khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình
Dương với sự tham gia của nhiều cường quốc như Mỹ, Trung Quốc, Ấn
Độ, Anh, Australia, Nhật Bản… Đây là một trong những dấu hiệu cho
thấy các nước lớn ngày càng quan tâm nhiều hơn tới việc thể hiện sức
mạnh và giành ảnh hưởng tại khu vực mang tính chiến lược này. - Vậy chính sách xoay trục về Ấn Độ Dương- Thái Bình
Dương của các nước lớn sẽ tác động ra sao tới tình hình khu vực? Cộng
đồng quốc tế cần làm gì để duy trì hòa bình, ổn định và thúc đẩy sự phát
triển bền vững cho khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương trong bối
cảnh khu vực này đang trở thành tâm điểm của chiến lược cạnh tranh giữa
các nước lớn? Chuyên gia phân tích
quốc tế Đỗ Sơn Hải, thuộc Học viện Ngoại giao và các phóng viên Thường trú Đài TNVN tại Australia, Indonesia, Mỹ và Ấn Độ
để cùng bàn luận về câu chuyện này.
|
Ngày phát hành 0:0 | 30/5/2019 Phóng viên Thúy Ngọc trao đổi cùng anh Phạm Huân, phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam thường trú tại Mỹ, về việc Mỹ củng cố chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
|
Ngày phát hành 0:0 | 8/9/2020 Một sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Đức được giới quan sát quốc tế đặc biệt chú ý. Chính phủ của Thủ tướng Angela Merkel mới đây thông qua chiến lược đối với Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nhằm thúc đẩy can dự mạnh mẽ hơn nữa của Berlin với vai trò là một bên tạo lập và là đối tác của khu vực vốn ngày càng có ý nghĩa quan trọng trên thế giới.Đây là sự điều chỉnh chính sách đáng chú ý của Đức – quốc gia đang giữ cương vị chủ tịch luân phiên của EU, phản ánh mối quan tâm ngày càng gia tăng của châu Âu với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Chương trình Hồ sơ sự kiện quốc tế hôm nay sẽ làm rõ hơn những ưu tiên cụ thể và mục tiêu của Đức khi đưa ra chính sách mới.
|
Ngày phát hành 18:8 | 26/10/2021 Trong xu hướng trở thành nơi “hội tụ chiến lược” của thế kỷ 21, Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương ngày càng trở nên sôi động với các cuộc cạnh tranh giành ảnh hưởng của các nước lớn. Không chỉ đọ sức bằng kinh tế, chính trị hay trên các bàn đàm phán, cuộc đua đang trở nên gay cấn cả dưới lòng đại dương. Viễn cảnh Australia sở hữu tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân sau thỏa thuận AUKUS giữa Mỹ, Anh và Australia chỉ là một phần trong bức tranh địa chính trị ở châu Á - Thái Bình Dương đang thay đổi nhưng nó cho thấy rõ ràng hơn về một cuộc chạy đua vũ trang trên và dưới mặt nước ở khu vực này. Cuộc đua này dẫn đến những nguy cơ gì cho khu vực?
|
Ngày phát hành 0:0 | 24/5/2019 - Anh, Mỹ có nguy cơ mất căn cứ bí mật ở Ấn Độ Dương. - Trung Quốc chống Mỹ trong bối cảnh các đòn tấn công thương mại của Mỹ nhằm vào Trung Quốc.
|
Ngày phát hành 7:49 | 17/12/2021 Năm 2021, thế giới chứng kiến những bước chuyển đầy bất ngờ tại khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương- khu vực vốn là tâm điểm cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn. Dường như chưa năm nào các cuộc tập trận lại diễn ra nhiều như vậy tại vùng biển rộng lớn này. Các cường quốc có lẽ cũng chưa khi nào ra nhiều tuyên bố đến thế nhằm thể hiện vai trò và gắn lợi ích của mình với Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương. Đặc biệt là sự ra đời của AUKUS - một liên minh hẹp chỉ giữa 3 quốc gia là Mỹ, Anh, Australia nhưng lại có tầm ảnh hưởng bao trùm cả khu vực….Nhìn lại một năm qua, chính sách xoay trục về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương ngày càng rõ ràng hơn của các nước lớn dẫn tới những thay đổi gì về cục diện khu vực? Cộng đồng quốc tế cần làm gì để duy trì hòa bình, ổn định và thúc đẩy sự phát triển bền vững tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương?
|
Ngày phát hành 13:12 | 15/2/2022 Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Ukraine và quan hệ với Nga đang diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden dường như vẫn không quên một trong những trọng tâm chiến lược hàng đầu mà Washington đang theo đuổi. Mới nhất, Mỹ đã chính thức công bố chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đầy tham vọng nhằm thúc đẩy một khu vực tự do và rộng mở trong hàng loạt lĩnh vực - từ an ninh tới kinh tế.
|
Ngày phát hành 0:0 | 1/8/2018 Khách mời: Giáo sư - Tiến sĩ, Thiếu tướng Lê Văn Cương, Nguyên viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược Bộ Công an.
|
Ngày phát hành 0:0 | 2/8/2018 - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã nhận trách nhiệm trước Chính phủ về những sai phạm xảy ra trong kỳ thi tốt nghiệp Phổ thông trung học Quốc gia. Dư luận đánh giá cao việc thẳng thắn nhận trách nhiệm của Bộ trưởng, nhưng đồng thời cũng đặt ra câu hỏi, sau việc nhận trách nhiệm ấy là gì? - Mỹ hiện thực hóa chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. - Chia sẻ của một Nhà văn - hoạ sỹ về những trăn trở khi muốn mang nghệ thuật đến gần công chúng.
|
Ngày phát hành 12:6 | 29/5/2022 Tuần qua ghi nhận những động thái chiến lược mới của Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương với chuyến công du 2 đồng minh quan trọng là Hàn Quốc và Nhật Bản của Tổng thống Joe Biden. Chuyến thăm được xem là cơ hội để chính quyền Tổng thống Biden không những tăng cường quan hệ với các đồng minh mà còn thúc đẩy Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPEF), đẩy mạnh hợp tác trong khuôn khổ nhóm Bộ Tứ QUAD từ đó thúc đẩy vai trò và tầm ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực.
|
Ngày phát hành 0:0 | 14/11/2017
|
Ngày phát hành 7:29 | 14/6/2022 Từ ngày 13 – 14/6, tại Praha, Cộng hòa Czech, Đối thoại Cấp cao về Ấn Độ - Thái Bình Dương đã được tổ chức long trọng quy tụ các tổ chức châu Âu, các Bộ trưởng Bộ ngoại giao và đại diện các cơ quan ngoại giao của nhiều quốc gia trong Liên minh châu Âu, khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, để cùng bàn về chiến lược của Liên minh châu Âui liên quan tới việc hợp tác ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
|
Ngày phát hành 7:19 | 15/6/2022 Nhận lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Jaishankar, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn sẽ tham dự Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - Ấn Độ (SAIFMM) và có các hoạt động song phương tại Ấn Độ từ ngày 15 - 17/6. Hội nghị là hoạt động trong khuôn khổ kỷ niệm 30 năm quan hệ ASEAN - Ấn Độ, nhằm đẩy mạnh hợp tác, phối hợp lập trường giữa hai bên trong bối cảnh thế giới và khu vực đang diễn biến phức tạp. Cả ASEAN và Ấn Độ đều ưu tiên củng cố phát triển mối quan hệ này, coi đây là một trong những nền tảng để đẩy mạnh phục hồi, tranh thủ thêm nguồn lực và duy trì quan hệ cân bằng, để thực hiện các chiến lược của mình. Nhân dịp này, phóng viên thường trú Đài TNVN tại Ấn Độ phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Phạm Sanh Châu về nội dung của hội nghị cũng như quan hệ đối tác đối thoại ASEAN - Ấn Độ sau 30 năm hình thành, phát triển.
|