Ngày phát hành 7:40 | 18/11/2023
Bất cứ ai khi tham gia giao thông cũng đều
phải chú ý là quy định cấm điều khiển phương tiện tham gia giao
thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Những ngày gần đây,
dư luận đang bày tỏ sự quan tâm lớn đối với dự thảo Luật trật tự an toàn
giao thông đường bộ với nội dung “điều khiển phương tiện tham gia giao
thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là hành vi bị nghiêm
cấm”. Một số đại biểu Quốc hội cho rằng, việc uống rượu rồi
tham gia giao thông ngay thì rõ ràng là bị cấm; nhưng thực tế có người
uống rượu từ buổi tối hôm trước mà sáng hôm sau đi làm, trong máu vẫn
còn nồng độ cồn, nếu xử phạt thì “rất băn khoăn”. Câu hỏi đặt ra là có
nên cấm tuyệt đối nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở của tài xế khi
tham gia giao thông không? Quy định này cần điều chỉnh như thế nào
cho phù hợp? Tiến sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội, và PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa cùng bàn luận câu chuyện này.