logovov
BAN THỜI SỰ VOV1
Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 31 kết quả

Danh sách tin tìm thấy

Những diễn biến mới trên chiến trường Allepo, Syria và những tính toán của các nước lớn trên bàn cờ địa chính trị Trung Đông (6/12/2016)

Những diễn biến mới trên chiến trường Allepo, Syria và những tính toán của các nước lớn trên bàn cờ địa chính trị Trung Đông (6/12/2016)

Ngày phát hành 0:0 | 6/12/2016

Trao đổi với Đại sứ Nguyễn Quang Khai, người từng có thời gian dài làm việc tại Trung Đông để phân tích rõ hơn nội dung này.

Những biến động địa chính trị năm 2016 tác động thế nào tới tình hình kinh tế thế giới năm 2017? (2/1/2017)

Những biến động địa chính trị năm 2016 tác động thế nào tới tình hình kinh tế thế giới năm 2017? (2/1/2017)

Ngày phát hành 0:0 | 2/1/2017

Trao đổi với chuyên gia phân tích quốc tế Nguyễn Nhâm.

Bất ổn chính trị tại Sri lanka sẽ khiến cạnh tranh địa chính trị Nam Á khốc liệt hơn? (11/7/2022)

Bất ổn chính trị tại Sri lanka sẽ khiến cạnh tranh địa chính trị Nam Á khốc liệt hơn? (11/7/2022)

Ngày phát hành 8:4 | 11/7/2022

Tình hình chính trị tại Srilan Ka đang nóng lên khi Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa và Thủ tướng Sri Lanka cũng đã tuyên bố từ chức. Trước đó, hàng nghìn người biểu tình giận dữ xông vào tư dinh của Tổng thống, buộc ông phải đi lánh nạn. Tình trạng căng thẳng hiện nay đã buộc Quốc hội Sri Lanka phải chỉ định Tổng thống tạm quyền trong vòng 7 ngày, tức là ngay trong tuần tới. Điều đáng chú ý là căng thẳng hiện nay không chỉ đẩy Sri Lanka vào bất ổn chính trị kéo dài mà còn có thể khiến cạnh tranh địa chính trị Nam Á thêm khốc liệt, khi cả Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ đều có ảnh hưởng sâu rộng tại quốc gia này. Vậy, chính phủ mới của Sri Lanka sẽ “xoay trục” về ai?

Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng các quốc gia độc lập SNG khai mạc tại Ca-dắc-xtan và những tác động của nó đến địa chính trị khu vực

Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng các quốc gia độc lập SNG khai mạc tại Ca-dắc-xtan và những tác động của nó đến địa chính trị khu vực

Ngày phát hành 0:0 | 8/10/2015

Kỷ nguyên mới cho Syria và xu hướng tái cấu trúc địa chính trị Trung Đông (22/3/2022)

Kỷ nguyên mới cho Syria và xu hướng tái cấu trúc

địa chính trị Trung Đông (22/3/2022)

Ngày phát hành 6:23 | 22/3/2022

Lần đầu tiên kể từ khi Syria rơi vào vòng xoáy xung đột năm 2011, mới đây, Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã có chuyến công du một quốc gia thuộc khối Ả-rập là Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE). Chuyến thăm khiến dư luận đặc biệt chú ý vì có thể dự báo một sự thay đổi địa chính trị ở Trung Đông, đồng thời giảm bớt ảnh hưởng của Mỹ đối với các nước Ả-rập.
Những kết quả tích cực của chuyến thăm bất ngờ này đã cho thấy những tín hiệu nồng ấm hơn giữa Syria và Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất, nước đã từng hậu thuẫn cho lực lượng phiến quân tìm cách lật đổ chế độ Al-Assad. Vì sao Tổng thống Syria bất ngờ đến thăm Các Tiểu vương quốc Ả- rập thống nhất (UAE) thời điểm này? Các bên đang tính toán điều gì? BTV Đình Nam, người theo dõi khu vực Trung Đông phân tích về các động thái mới nhất này của các bên.

Cạnh tranh địa chính trị Mỹ - Trung mạnh mẽ trên bán đảo Triều Tiên (23/7/2019)

Cạnh tranh địa chính trị Mỹ - Trung mạnh mẽ trên bán đảo Triều Tiên (23/7/2019)

Ngày phát hành 0:0 | 23/7/2019

Phân tích của phóng viên Hồ Điệp, vừa có mặt tại khu phi quân sự, làng đình chiến Bàn Môn Điếm giữa hai miền Triều Tiên.

Sự dịch chuyển địa chính trị sang châu Á-TBD và sự hồi sinh của nhóm Bộ Tứ (17/12/2020)

Sự dịch chuyển địa chính trị sang châu Á-TBD và sự hồi sinh của nhóm Bộ Tứ (17/12/2020)

Ngày phát hành 0:0 | 17/12/2020

Thế giới đã chứng kiến sự dịch chuyển địa-chính trị mạnh mẽ sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Sự hồi sinh của nhóm Bộ Tứ kim cương (gồm Mỹ, Nhật, Ấn Độ, Australia) theo sáng kiến của cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo với hy vọng sẽ tạo ra “quyền lực mới” trong trật tự thế giới nhằm cân bằng những lợi ích cho các bên và đối phó với Trung Quốc, đã biến khu vực này thành tâm điểm thu hút sự chú ý của thế giới. Để có cái nhìn rõ hơn về sự dịch chuyển địa-chính trị mạnh mẽ và những động thái tăng cường hợp tác của nhóm Bộ Tứ kim cương trong một năm qua, BTV Quỳnh Nga trao đổi với phóng viên Phan Tùng, thường trú Đài TNVN tại Ấn Độ và phóng viên Việt Nga, thường trú Đài TNVN tại Australia.

Vị thế của Ấn Độ trên bàn cờ “địa chính trị công nghệ” (Ngày 6/12/2023)

Vị thế của Ấn Độ trên bàn cờ “địa chính trị công nghệ” (Ngày 6/12/2023)

Ngày phát hành 7:51 | 7/12/2023

Trong 3 ngày từ 4-6/12, Hội nghị Thượng đỉnh Công nghệ Toàn cầu năm 2023 diễn ra tại Thủ đô New Delhi của Ấn Độ. Với chủ đề “Địa chính trị công nghệ”, hội nghị thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia, học giả trong lĩnh vực công nghệ trên toàn thế giới. Trong bối cảnh tình hình an ninh thế giới đang có rất nhiều biến động, công nghệ ngày càng trở thành một nhân tố quan trọng cấu thành nên sức mạnh quốc gia. Bởi thế các đại biểu đã tập trung thảo luận về các vấn đề địa chính trị và chính sách liên quan đến công nghệ mới.

Xung đột Nagorno-Karabakh và những dịch chuyển địa chính trị mới (29/9/2023)

Xung đột Nagorno-Karabakh và những dịch chuyển địa chính trị mới (29/9/2023)

Ngày phát hành 9:18 | 29/9/2023

Đã 10 ngày kể từ khi quân đội Azerbaijan bất ngờ mở chiến dịch chống khủng bố nhằm vào lực lượng ly khai thân Armenia tại Nagorno-Karabakh và đã giành được thắng lợi một cách nhanh chóng. Với vai trò trung gian của Lực lượng Gìn giữ Hòa bình Nga, đại diện Azerbaijan và lực lượng thân Armenia tại vùng lãnh thổ này đã đạt thỏa thuận chấm dứt hoàn toàn các hành động thù địch. Đáng chú ý, lực lượng ly khai vùng Nagorno-Karabakh sau khi quyết định ngừng bắn đã giải tán lực lượng và chấp nhận đàm phán sáp nhập khu vực này vào lãnh thổ Azerbaijan sau hơn 3 thập kỷ kiểm soát. Những diễn biến mới này đang báo hiệu những thay đổi địa chính trị nào tại khu vực này?

Những tác động đối với tình hình địa chính trị khu vực và thế giới từ việc hai nhà lãnh đạo Mỹ và Cu Ba tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa 2 nước

Những tác động đối với tình hình địa chính trị khu vực và thế giới từ việc hai nhà lãnh đạo Mỹ và Cu Ba tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa 2 nước

Ngày phát hành 0:0 | 19/12/2014

Nỗ lực thúc đẩy vai trò của ASEAN trong cạnh tranh địa chính trị mới (1/8/2022)

Nỗ lực thúc đẩy vai trò của ASEAN trong cạnh tranh địa chính trị mới (1/8/2022)

Ngày phát hành 9:16 | 1/8/2022

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 55 và các hội nghị liên quan chuẩn bị khai mạc tại thủ đô Pnompenh (Campuchia). Điểm nhấn chính là Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 55, thảo luận về các thách thức của ASEAN trong bối cảnh địa chính trị mới. Trong gần 1 tuần diễn ra sự kiện, các quan chức cấp cao, các Ngoại trưởng, đại biểu của 27 quốc gia sẽ tham dự khoảng 20 hội nghị quốc tế quan trọng như Hội nghị Ủy ban Khu vực cấm vũ khí hạt nhân Đông Nam Á, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN+ 3; Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Cấp cao Đông Á lần thứ 12; Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF); Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN với đại diện Ủy ban Nhân quyền liên chính phủ ASEAN….
Dự kiến sẽ có rất nhiều nội dung quan trọng được thảo luận tại các hội nghị lần này, trong đó có việc thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN trong bối cảnh địa chính trị mới; đẩy mạnh hợp tác liên khu vực; đảm bảo an ninh khu vực, an ninh biển, vấn đề Biển Đông và các nỗ lực thúc đẩy đàm phán Bộ Quy tắc Ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC)….Các phóng viên Văn Đỗ, Thường trú Đài TNVN tại Campuchia và Phạm Hà, Thường trú Đài TNVN tại Indonesia cập nhật những thông tin mới nhất về các hội nghị quan trọng này.

SriLanka, điểm nóng địa chính trị mới ở Nam Á? (17/1/2022)

SriLanka, điểm nóng địa chính trị mới ở Nam Á? (17/1/2022)

Ngày phát hành 9:39 | 17/1/2022

Ngoại trưởng Trung Quốc vừa kết thúc chuyến thăm Sri Lanka, chặng dừng chân cuối cùng trong chuyến công du 5 quốc gia châu Phi, Nam Thái Bình Dương và Nam Á. Tại Sri Lanka, ông Vương Nghị đã dự lễ kỷ niệm 65 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Trung Quốc-Srilan Ka và 70 năm ngày ký kết Hiệp ước Cao su-Gạo, văn bản khởi đầu cho mối quan hệ bang giao Trung Quốc - Sri Lanka. Điểm đáng chú ý là, trong khuôn khổ chuyến thăm, Tổng thống Sri Lanka đã đề nghị Trung Quốc hoãn nợ cho quốc gia này. Sri Lanka là một trong những quốc gia “mắt xích” quan trọng trong sáng kiến Vành đai-Con đường của Trung Quốc. Dư luận nước này đã từng tranh cãi rất nhiều về việc “có hay không” việc chính phủ Sri Lanka cho Trung Quốc thuê một cảng biến lớn trong 198 năm. Phóng viên Phan Tùng, thường trú Đài TNVN tại Ấn Độ theo dõi khu vực Nam Á phân tích cụ thể hơn vấn đề này.

Tác động của Liên minh AUKUS tới địa chính trị khu vực (20/09/2021)

Tác động của Liên minh AUKUS tới địa chính trị khu vực (20/09/2021)

Ngày phát hành 8:46 | 20/9/2021

Việc Mỹ, Anh và Australia mới đây ký kết Hiệp định Đối tác an ninh 3 bên – còn gọi là Liên minh Aukus cho thấy Mỹ sẽ tiếp tục củng cố chính sách xoay trục sang Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của chính quyền tiền nhiệm, đồng thời khẳng định trí trung tâm của khu vực trong cục diện kinh tế, chính trị, an ninh toàn cầu.
Dù tới thời điểm này, có rất ít thông tin về việc Aukus sẽ hoạt động ra sao và nhưng giới phân tích đều dự đoán liên minh an ninh – quân sự này sẽ gồm những thiết chế đi kèm như thế nào, nhưng giới phân tích cho rằng Aukus sẽ tạo ra những tác động mạnh mẽ trong khu vực, từ quan hệ cạnh tranh nước lớn cho tới hoạt động của các cơ chế an ninh hiện có, ví dụ như Bộ tứ Kim Cương. Cuộc trao đổi với Đại sứ Hoàng Anh Tuấn, nguyên Phó tổng Thư ký ASEAN sẽ phân tích cụ thể hơn vấn đề này.

Khủng hoảng Huawei và những nguy cơ đe dọa ổn định địa chính trị (16/12/2018)

Khủng hoảng Huawei và những nguy cơ đe dọa ổn định địa chính trị (16/12/2018)

Ngày phát hành 0:0 | 16/12/2018

Hai tuần sau khi Phó Chủ tịch Tập đoàn Huawei, Trung Quốc - bà Mạnh Vãn Chu bị bắt giữ, cuộc khủng hoảng Huawei tiếp tục lan rộng, nhiều nước đã từ chối mua thiết bị viễn thông của Trung Quốc với lý do đe dọa an ninh quốc gia. Trong khi đó Trung Quốc tiếp tục gây sức ép yêu cầu Mỹ và Canada phải thả bà Mạnh Vãn Chu, nhưng đều bị từ chối. Đã có nhiều dấu hiệu cho thấy, vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu đang trở thành một cuộc khủng hoảng toàn diện. Bình luận của biên tập viên Hồ Điệp.

Chuyến công du đầu tiên của Tổng thống Philippines: Đề cao vai trò của ASEAN giữa biến động địa chính trị (05/9/2022)

Chuyến công du đầu tiên của Tổng thống Philippines: Đề cao vai trò của ASEAN giữa biến động địa chính trị (05/9/2022)

Ngày phát hành 16:41 | 5/9/2022

Thúc đẩy hợp tác kinh tế và an ninh quốc phòng là những nội dung chính trong chuyến thăm của Tổng thống Philippines Bongbong" Marcos Jr đến Indonesia hôm nay. Chọn 2 quốc gia ASEAN Indonesia và Singapore làm điểm đến trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên cho thấy chính quyền mới tại Philipin sẽ thúc đẩy cách tiếp cận tăng cường hợp tác nội khối ASEAN như một cách để vượt qua các cạnh tranh địa chính trị gia tăng hiện nay giữa các cường quốc trong khu vực.

123

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
19h55 đến 20h00 Quảng cáo
19h55 - 20h00 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: