Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 21:48 | 15/4/2022 Theo thông tin từ Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên, trong 5 năm trở lại đây, Việt Nam đã mất khoảng 80 % diện tích rừng ngập mặn. Phong trào nuôi tôm các dự án phát triển khu công nghiệp và đô thị là một trong những nguyên nhân nổi trội dẫn đến phá rừng ngập mặn tại các khu bảo tồn đất ngập nước. Tuy nhiên, có một mô hình vừa giúp bảo tồn và phát triển các khu bảo tồn đất ngập nước, trong đó có hệ thống rừng ngập mặn ven biển vừa phát triển kinh tế cho người dân địa phương bằng con tôm. Mời quý vị và các bạn cùng tìm hiểu rõ hơn về cách làm hiệu quả này qua phóng sự ngay sau đây tại khu Ramsar Mũi Cà Mau
|
Ngày phát hành 19:29 | 6/10/2022 Có một tín hiệu vui là ngày càng có nhiều người tiêu dùng như chị quan tâm sử dụng những sản phẩm có xuất xứ rõ ràng, được nuôi trồng và chế biến an toàn và đó cũng là động lực để những mô hình sản xuất nông nghiệp thuận tự nhiên ở nước ta phát triển. Mời chị Minh Châu và quý vị thính giả sẽ cùng về với vùng đất ngập nước ven vườn quốc gia Xuân Thủy thuộc xã Giao An, huyện Giao Thủy của tỉnh Nam Định. Nơi đây có hàng chục hộ nông dân cùng chung niềm đam mê sản xuất nông nghiệp thuận tự nhiên đã tìm đến với nhau để xây dựng một hệ sinh thái nông nghiệp bền vững và đáp ứng nhu cầu về thực phẩm sạch của thị trường:
|
Ngày phát hành 17:11 | 13/9/2023 Vùng đất ngập nước có vai trò rất lớn đối với con người và thiên nhiên bởi nó có thể lọc các chất độc hại; lưu trữ carbon giúp chống lại các tác động của biến đổi khí hậu; giúp giảm thiểu các tác động tiêu cực trong điều kiện thời tiết cực đoan; lưu trữ nước mưa, nước chảy tràn khi mưa bão giúp giảm lũ lụt và hỗ trợ cấp nước khi hạn hán. Tại Việt Nam, khu vực đất ngập nước có mức độ đa dạng sinh học cao, chứa đựng nhiều chức năng và giá trị quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp tới sinh kế của người dân cũng như đóng vai trò lớn trong đời sống văn hóa - xã hội. Tuy nhiên, đây cũng là khu vực nhạy cảm cần phải chú trọng bảo tồn.
|
Ngày phát hành 20:28 | 6/10/2022 Việt Nam có gần 12 triệu ha đất ngập nước, chưa kể diện tích sông, suối ngập nước theo mùa, điểm nước nóng, nước khoáng, chiếm khoảng 37% tổng diện tích đất tự nhiên toàn quốc. Khu vực đất ngập nước ở Việt Nam có mức độ đa dạng sinh học cao, chứa đựng nhiều chức năng và giá trị quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp tới sinh kế của người dân cũng như đóng vai trò to lớn trong đời sống văn hóa - xã hội. Các vùng đất ngập nước cũng là nguồn đề tài vô tận, nguồn cảm hứng sáng tác cho rất nhiều nhiếp ảnh gia trong và ngoài nước. Mỗi bức ảnh được ghi lại là một góc nhìn riêng về vẻ đẹp con người, nét đẹp văn hóa, phong cảnh đặc trưng của mỗi vùng đất ngập nước; là nơi để các tác giả gửi gắm niềm đam mê về nghệ thuật nhiếp ảnh và những cảm xúc dạt dào về tình yêu quê hương, đất nước…
|
Ngày phát hành 17:43 | 6/5/2023 Khu vực đất ngập nước ở Việt Nam có mức độ đa dạng sinh học cao, chứa đựng nhiều chức năng và giá trị quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp tới sinh kế của người dân cũng như đóng vai trò lớn trong đời sống văn hóa - xã hội. Tuy nhiên, hiện các vùng đất ngập nước đang ngày càng bị tác động mạnh mẽ bởi các hoạt động phát triển kinh tế của con người và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Vậy làm thế nào để bảo vệ và duy trì đa dạng sinh học tại các vùng đất ngập nước? Đây là nội dung Chương trình Đối thoại ngày hôm nay
|
Ngày phát hành 19:4 | 1/2/2023 Công ước về các vùng đất ngập nước (gọi tắt là Công ước Ramsar) là một hiệp ước liên chính phủ được thông qua ngày 02 tháng 02 năm 1971 tại thành phố Ramsar ở phía bờ nam biển caspian của Iran. Ramsar Với sứ mạng “Bảo tồn và sử dụng một cách khôn khéo các vùng đất ngập nước thông qua hành động của địa phương, của khu vực, của quốc gia và hợp tác quốc tế nhằm góp phần đạt được mục tiêu phát triển bền vững trên toàn thế giới”, hiện nay đã có 172 quốc gia tham gia. Để kỷ niệm sự kiện quan trọng này, các quốc gia thành viên Công ước đã chọn ngày 02/02 hàng năm là Ngày Đất ngập nước Thế giới. Chủ đề của Ngày đất ngập nước Thế giới năm nay là: “Hãy phục hồi đất ngập nước ngay từ hôm nay - Hơn 35% diện tích đất ngập nước tự nhiên đã bị mất trong 50 năm qua. Lựa chọn, tiếng nói và hành động của bạn thúc đẩy xu hướng phục hồi đất ngập nước” nhằm nêu bật nhu cầu cấp thiết phải ưu tiên phục hồi các vùng đất ngập nước và kêu gọi tất cả mọi người thực hiện các hành động để phục hồi đất ngập nước bị suy thoái.
|
Ngày phát hành 11:39 | 17/10/2022 Các vùng vực đất ngập nước ở Việt Nam có mức độ đa dạng sinh học cao, chứa đựng nhiều chức năng và giá trị quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp tới sinh kế của người dân cũng như đóng vai trò lớn trong đời sống văn hóa - xã hội. Chính vì vậy, việc bảo vệ các vùng đất ngập nước này chính là bảo vệ sự sống của con người. Hiểu được tầm quan trọng này, trong những năm qua, Việt Nam đã tích cực đẩy mạnh các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học tại các vùng đất ngập nước nói riêng và bảo vệ môi trường, hệ sinh thái nói chung.
|
Ngày phát hành 17:42 | 5/6/2022 Vùng đất ngập nước có vai trò rất quan trọng đối với tài nguyên nước và cuộc sống con người. Nó đảm bảo nguồn cấp nước cho thế giới thông qua quá trình thu giữ và lưu trữ nước mưa, bổ sung vào các tầng chứa nước ngầm, điều tiết nước, giữ cho lưu vực đầu nguồn trong lành cung cấp nước uống an toàn một cách tự nhiên. Bên cạnh đó, các vùng đất ngập nước cung cấp lương thực, thực phẩm hỗ trợ sản xuất, một lượng lớn thủy sản được đánh bắt từ các vùng đất ngập nước, đồng thời, đất ngập nước cũng cung cấp gạo cho 3,5 tỷ người trên thế giới. Đất ngập nước còn có vai trò rất quan trọng đối với đa dạng sinh học, 40% số loài trên thế giới sống ở vùng đất ngập nước.
|
Ngày phát hành 11:10 | 2/8/2023 Việc bảo tồn, sử dụng bền vững đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái của các vùng đất ngập nước góp phần quan trọng cân bằng sinh thái, dinh dưỡng, sinh tồn của nhiều loài động vật hoang dã; lưu trữ carbon; ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Chính vì vậy, bảo vệ các vùng đất ngập nước cũng chính là bảo vệ sự sống của nhân loại.
|
Ngày phát hành 23:1 | 23/4/2022 Các vùng đất ngập nước có vai trò vô cùng to lớn, cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái quan trọng cho sự phát triển của mỗi quốc gia, cung cấp nguồn lợi phục vụ cho phát triển nhiều ngành kinh tế, đặc biệt là thủy sản, nông nghiệp, du lịch. Ngoài ra, đất ngập nước còn có khả năng dự trữ carbon, điều tiết nguồn nước, điều hòa khí hậu, hạn chế lũ lụt, là nơi lắng đọng
phù sa, hình thành đất và tham gia tích cực trong vòng tuần hoàn các chất dinh dưỡng của hệ sinh thái toàn cầu. Tuy nhiên, hiện các vùng đất ngập nước đang ngày càng bị tác động mạnh mẽ bởi các hoạt động phát triển kinh tế của con người và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Nhiều vùng đất ngập nước đã bị biến mất và diện tích các vùng đất ngập nước bị thu hẹp do sức ép khai thác, sử dụng đất ngập nước và các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên các vùng đất ngập nước gia tăng. Vậy làm thế nào để bảo vệ và duy trì đa dạng sinh học tại các vùng đất ngập nước? Đây là nội dung Chương trình Đối thoại ngày hôm nay với sự tham gia của các vị khách mời: PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, nguyên Viện trưởng Viện chính sách Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường; Ông Phạm Vũ Ánh, Phó Giám đốc phụ trách Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ,
tỉnh Nam Định.
|
Ngày phát hành 15:5 | 27/5/2022 Mặc dù có vai trò quan trọng, là “lá phổi xanh” không thể thiếu để đảm bảo cho hệ sinh thái ven biển, tuy nhiên, hiện nay diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam đang bị thu hẹp nghiêm trọng. Theo thống kê của ngành Lâm nghiệp, năm 2019 diện tích rừng ngập mặn của Việt Nam chỉ còn hơn 256 nghìn ha, trong đó diện tích có rừng chỉ là hơn 150 nghìn ha, diện tích chưa thành rừng chỉ là hơn 100 nghìn ha. Đã đến lúc cần đẩy mạnh việc bảo vệ rừng ngập mặn và để làm được việc này, cần có sự chung sức của cả cộng đồng
|
Ngày phát hành 15:16 | 7/4/2023 Nam Bộ đang vào cao điểm mùa khô nền nhiệt cao, nguy cơ hỏa hoạn rất khó lường. Trước tình hình này, Ban Quản lý khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen và các chủ rừng kinh tế triển khai nhiều giải pháp phòng cháy chữa cháy rừng.
|
Ngày phát hành 16:27 | 30/7/2022 Việt Nam có gần 12 triệu ha đất ngập nước, trong đó chưa kể diện tích sông, suối ngập nước theo mùa và suối, điểm nước nóng, nước khoáng, chiếm 37% tổng diện tích đất tự nhiên toàn quốc, được phân bố ở mọi vùng sinh thái với sự đa dạng về các kiểu loại và phong phú về đa dạng sinh học. Tuy nhiên, cùng với quá trình phát triển kinh tế, nhu cầu tiêu thụ tài nguyên lớn, các phương thức tiêu thụ, sử dụng tài nguyên vẫn còn chưa bền vững... đang khiến cho đa dạng sinh học tại các vùng đất ngập nước bị suy giảm với tốc độ nhanh. Nạn phá rừng, tiêu thụ trái phép động, thực vật hoang dã vẫn tiếp tục diễn ra, ô nhiễm môi trường là những mối đe dọa tới đa dạng sinh học tại các vùng đất ngập nước. Đây cũng là nội dung Chương trình Đối thoại ngày hôm nay với sự tham gia của các vị khách mời: Bà Trần Thị Kim Tĩnh, Phó trưởng phòng Sinh thái và Cảnh quan thiên nhiên, Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học, Bộ Tài nguyên và Môi trường; TS Phạm Hữu Khánh, Trưởng phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế, Vườn Quốc gia Cát Tiên, tỉnh Đồng Nai.
|
Ngày phát hành 15:29 | 27/5/2022 Tính đến nay, Việt Nam có 9 khu Ramsar (đất ngập nước) và nhiều khu bảo tồn, vùng đất ngập nước có vai trò và giá trị quan trọng về kinh tế, xã hội, môi trường và văn hóa. Đặc biệt, các khu Ramsar có khả năng chắn sóng làm giảm xói lở bờ biển, giảm thiệt hại do bão, lũ và sóng thần ở vùng ven biển trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Ghi nhận thực tế này tại vùng đất ngập nước Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình:
|
Ngày phát hành 19:58 | 6/6/2023 Ngày 12/5 vừa qua, tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp phối hợp tổ chức Lễ phát động về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước của Việt Nam. Đây là 1 trong những hoạt động hướng tới kỷ niệm Ngày Quốc tế đa dạng sinh học (22/5). Phản ánh của phóng viên Đài TNVN:
|