logovov
BAN THỜI SỰ VOV1
Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 140 kết quả

Danh sách tin tìm thấy

Ô nhiễm môi trường nước- đừng để cha chung không ai khóc (06/03/2018)

Ô nhiễm môi trường nước- đừng để cha chung không ai khóc  (06/03/2018)

Ngày phát hành 0:0 | 6/3/2018

Cách đây chừng 2 tháng, câu chuyện khúc sông Châu Giang trên địa bàn tỉnh Hà Nam ngầu bọt trắng xóa cao tới 2 m, tràn lên cả mặt đường khiến dư luận không khỏi lo ngại về tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng ở nhiều con sông hiện nay. Thế nhưng đến giờ, câu chuyện về những dòng sông đen kịt, đầy chất thải gần như lại chìm vào quên lãng. Và đáng buồn, đấy chỉ là phần nổi của tảng băng ô nhiễm nguồn nước ở phía Nam được Liên minh nước sạch nhận định là gần như nằm ngoài tầm kiểm soát. Và nếu như tình trạng này tiếp tục diễn ra mà không có biện pháp xử lý quyết liệt, nguồn nước sạch cho sinh hoạt tưới tiêu không còn thì hậu quả thật khó đong đếm. Bình luận của Mỹ Hà nhan đề: "Ô nhiễm môi trường nước- đừng để cha chung không ai khóc"

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại nước ngoài: Đừng để “mất bò mới lo làm chuồng” (26/4/2021)

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại nước ngoài: Đừng để “mất bò mới lo làm chuồng” (26/4/2021)

Ngày phát hành 8:46 | 26/4/2021

Liên quan đến việc “thương hiệu” gạo “ST25” được các doanh nghiệp của Hoa Kỳ nộp đơn đăng ký tại Hoa Kỳ (và cả Việt Nam) dẫn đến nguy cơ mất thương hiệu và doanh nghiệp Việt Nam không xuất khẩu được loại gạo này vào thị trường Hoa Kỳ, mặc dù Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và công nghệ) - cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ đã khẳng định: ST25 không thể được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền tại Việt Nam cũng như Hoa Kỳ cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào. Câu chuyện gạo ST25 tiếp tục làm dấy lên lo ngại về việc các thương hiệu Việt bị “cướp trắng” do sự lơ là, chưa quan tâm chính đáng đến vấn đề sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp Việt Nam. Bởi đây không phải lần đầu tiên thương hiệu của Việt Nam bị các doanh nghiệp nước ngoài đăng ký trước. Những bài học về mất thương hiệu tại nước ngoài đã có, nhưng vì sao doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa rút được kinh nghiệm? Cần làm gì để nâng cao nhận thức về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ thương hiệu-nhãn hiệu nói riêng của doanh nghiệp Việt Nam tại các thị trường nước ngoài? Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại nước ngoài: Đừng để “mất bò mới lo làm chuồng” đây là vấn đề được ông Nguyễn Văn Bảy- Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và công nghệ) phân tích.

Điều kiện kinh doanh - Đừng để phép vua thua lệ làng.

Điều kiện kinh doanh - Đừng để phép vua thua lệ làng.

Ngày phát hành 0:0 | 8/4/2015

- "Bộ máy nhà nước cần chuyển từ tư duy quản lý sang tư duy phục vụ", đây là nhận thức đã được Quốc hội, Chính phủ nhìn nhận và đưa thành quy định trong các Luật và Nghị định. Nhờ đó, môi trường kinh doanh của nước ta được đánh giá là có những đột phá về tư duy điều hành. Vậy nhưng, khoảng cách từ nhận thức đến thực tiễn vẫn còn rất xa, khi mà tư duy này chưa được quán triệt ở từng Bộ, ngành, địa phương và xuống đến từng cán bộ công quyền. Biên tập viên Trung Hiếu có bài bình luận.

Đừng để người dân phải chết mòn chỉ vì cái ăn, cái uống (14/4/2018)

Đừng để người dân phải chết mòn chỉ vì cái ăn, cái uống (14/4/2018)

Ngày phát hành 0:0 | 14/4/2018

Ngày mai 15/4 là ngày mở đầu của Tháng hành động vì vệ sinh an toàn thực phẩm. Hàng năm cứ vào dịp này, thực phẩm bẩn lại trở thành chủ đề nóng hơn bao giờ hết. Nóng không chỉ trong bữa ăn gia đình với hàng loạt vụ vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm bị phanh phui; nóng cả trong nghị trường Quốc hội, trong các diễn đàn mạng xã hội với cả chục triệu người tham gia. Dư luận đã không chỉ dừng lại với nâng cao nhận thức, với "trống giong cờ mở", mà đang thực sự cần sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng để người dân không phải chết mòn vì cái ăn, cái uống. Bình luận của biên tập viên Mỹ Hà.

Tuyển sinh lớp 10: Đừng để kỳ vọng trở thành áp lực (21/05/2022)

Tuyển sinh lớp 10: Đừng để kỳ vọng trở thành áp lực (21/05/2022)

Ngày phát hành 14:52 | 21/5/2022

Trong cuộc đời của mỗi học sinh không thể thiếu được 2 kỳ thi quan trọng bậc nhất: thi đầu vào lớp 10 và đại học. Nhưng sự phát triển của xã hội dần mở ra nhiều con đường khác ngoài lựa chọn thi đại học, bởi vậy kỳ thi tuyển lớp 10 đã trở thành “cơn sóng thần” kinh khủng nhất với các học sinh và các bậc phụ huynh. Với áp lực trong cuộc đua giành “tấm vé” vào các trường THPT công lập ở các thành phố, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 được các phụ huynh, học sinh đánh giá là căng thẳng hơn kỳ thi đại học. Mặc dù những năm gần đây, tư duy chọn trường của các phụ huynh phần nào thay đổi, các Sở Giáo dục và Đào tạo ở địa phương đã có nhiều giải pháp đổi mới nhằm giảm áp lực của kỳ thi nhưng sự chuyển biến chưa thực sự rõ nét, đồng đều. Khách mời: - Chuyên gia giáo dục Vũ Khắc Ngọc – Hệ thống giáo dục Học mãi - Thầy Vũ Thanh Hòa – Trường THPT Thăng Long

Đừng để nông sản ùn ứ ngay trên bàn cơ quan hoạch định chính sách

Đừng để nông sản ùn ứ ngay trên bàn cơ quan hoạch định chính sách

Ngày phát hành 0:0 | 13/4/2015

Những ngày này, cảnh hàng trăm ngàn tấn dưa hấu, thanh long mà nông dân Việt Nam "một nắng hai sương" làm ra bị ùn ứ, chật vật tìm đường sang Trung Quốc lại tái diễn. Chuyện chẳng có gì mới, mới chăng, chỉ là sáng kiến huy động nhân viên xuống phố bán dưa giúp nông dân của một số cơ quan thuộc Bộ Công Thương ngay giữa lòng Hà Nội. Vấn đề đặt ra là: Cần làm gì để nông sản không bị ùn ứ ngay trên bàn của cơ quan hoạch định chính sách? Bình luận của Biên tập viên Hoàng Mai Anh:

Đừng để chi phí Logistic trở thành rào cản phát triển (17/4/2018)

Đừng để chi phí Logistic trở thành rào cản phát triển (17/4/2018)

Ngày phát hành 0:0 | 17/4/2018

Lần đầu tiên, một Hội nghị toàn quốc về logistics được tổ chức, với sự chủ trì của người đứng đầu Chính phủ. Bức tranh toàn cảnh về dịch vụ logistics hiện lên với ít gam màu sáng. Nhận diện hạn chế, thách thức, đề ra giải pháp, trong đó quan trọng là quyết tâm, thay đổi nhận thức về ngành dịch vụ quan trọng này từ cấp quản lý bộ, ngành, để dịch vụ logisctics trở thành động lực, chứ không phải là rào cản phát triển, với chi phí quá cao, chiếm tới 20,9% so với tổng sản phẩm quốc dân như hiện nay. Bình luận của BTV Ngọc Diệu: “Đừng để chi phí logistics trở thành rào cản phát triển”.

Đừng để kiến nghị của cử tri rơi vào khoảng lặng (25/5/2023)

Đừng để kiến nghị của cử tri rơi vào khoảng lặng (25/5/2023)

Ngày phát hành 9:25 | 25/5/2023

Theo dự kiến chương trình làm việc của kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 15, ngày mai, Quốc hội sẽ thảo luận tại Hội trường về Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 4. Đây là lần đầu tiên, Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri được thảo luận trực tiếp tại Hội trường trong một Kỳ họp Quốc hội. Gần 2.600 ý kiến, kiến nghị gửi đến Kỳ họp thứ 4, không chỉ là tâm tư, nguyện vọng mà còn là niềm tin của cử tri gửi gắm tới cơ quan đại diện cho mình. Vì thế, phiên thảo luận có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc củng cố niềm tin của cử tri và Nhân dân với cơ quan dân cử. Theo báo cáo, 99,8% kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 4 đã được giải quyết- một tỷ lệ rất cao các kiến nghị được trả lời. Nhưng đây cũng không phải lần đầu các kiến nghị được giải quyết với tỷ lệ cao như vậy. Trong Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa 15, tỷ lệ này đạt được là 100%. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là chất lượng giải quyết, trả lời của Chính phủ, các bộ, ngành đã thực sự hài lòng cử tri hay chưa khi các Trụ sở tiếp công dân Trung ương, trụ sở Quốc hội, Chính phủ hay ở một số địa phương hàng ngày người dân vẫn căng biểu ngữ, khiếu nại vượt cấp? Giải pháp nào để kiến nghị của cử tri không rơi vào khoảng lặng? Để có thêm những góc nhìn về hoạt động đổi mới này của Quốc hội, ông Hoàng Anh Công, Phó trưởng ban Dân nguyện, thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ cùng bàn luận.

Bảo vệ phát triển rừng, đừng để kiểm lâm “vừa đá bóng, vừa thổi còi" (26/10/2017)

Bảo vệ phát triển rừng, đừng để kiểm lâm “vừa đá bóng, vừa thổi còi

Ngày phát hành 0:0 | 26/10/2017

Chấn chỉnh lạm thu đầu năm học: Đừng để “đến hẹn lại lên” (17/8/2023)

Chấn chỉnh lạm thu đầu năm học: Đừng để “đến hẹn lại lên” (17/8/2023)

Ngày phát hành 17:2 | 17/8/2023

Chỉ còn hơn 2 tuần nữa là năm học mới 2023-2024 bắt đầu. Đến hẹn lại lên, trong khi học sinh cả nước háo hức được đến trường thì phụ huynh lại bộn bề mối lo tiền sách vở, học phí, đồng phục... Trong đó, không ít phụ huynh ở một số nơi bày tỏ không đồng tình, thậm chí bức xúc với loạt khoản thu tự nguyện đầu năm. Đây là chủ đề luôn “nóng” mỗi năm học mới. Điều đáng nói là, năm nào trước thềm năm học mới, ngành giáo dục cũng ra công văn nhắc nhớ các khoản thu chi đầu năm. Cũng có nhiều trường hợp lạm thu bị phát hiện, đưa lên thông tin đại chúng, thậm chí có trường hợp lãnh đạo nhà trường bị kỷ luật. Tuy nhiên tình trạng lạm thu vẫn tái diễn, “biến tướng” và núp dưới tên gọi khác nhau. Làm thế nào để chấn chỉnh lạm thu đầu năm học, tránh “đến hẹn lại lên”? Nhà giáo ưu tú – TS Nguyễn Thanh Sơn, Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục – Ban Khoa giáo Trung ương, Nguyên Tổng Hiệu trưởng Hệ thống Giáo dục Vinschool, Nguyên Hiệu trưởng Hanoi Academy cùng bàn luận câu chuyện này.

Đừng để người nông dân đơn độc - sau nhiều năm diễn ra tình trạng “được mùa mất giá” (8/10/2018)

Đừng để người nông dân đơn độc - sau nhiều năm diễn ra tình trạng “được mùa mất giá” (8/10/2018)

Ngày phát hành 0:0 | 8/10/2018

Giữa mùa thanh long chín đỏ dải đất Nam Trung Bộ, giá thu mua hiện chỉ còn 2.000 đến 3.000 đ/kg, thậm chí có nơi còn 500 đ/1kg, nhiều nhà phải bỏ cho bò ăn để chuyển sang vụ kế tiếp. Với những người nông dân hai sương một nắng, đặt cược cả gia tài của mình vào vườn thanh long, thì đó là cả nỗi đau khó bù đắp… Đây không phải lần đầu tiên người nông dân phải khóc ròng khi được mùa trên chính vuông vườn, thửa ruộng nhà mình. Tình trạng ấy đã diễn ra nhiều năm nay, nhưng rồi cứ “đến hẹn lại lên” và người thua thiệt trong "cuộc chơi thị trường" ấy vẫn luôn là người nông dân. Bình luận của Biên tập viên Mỹ Hà, qua sự thể hiện của Phát thanh viên Hùng Sơn.

Xây dựng trường học hạnh phúc: Đừng để chỉ là khẩu hiệu (11/10/2023)

Xây dựng trường học hạnh phúc: Đừng để chỉ là khẩu hiệu (11/10/2023)

Ngày phát hành 16:59 | 11/10/2023

Các cụm từ “Trường học hạnh phúc”, “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”... đã dần trở nên quen thuộc trong mắt mỗi người dân, với mong muốn xây dựng một môi trường để giáo viên, học sinh được hạnh phúc khi đến trường. Thế nhưng, cứ mỗi đầu năm học, chuyện lạm thu ở nơi này nơi kia lại khiến dư luận bức xúc, phụ huynh áp lực với muôn kiểu “phí chồng phí”; Liên tiếp các vụ bạo lực học đường xảy ra gây bức xúc dư luận, trong khi năm học 2023-2024 mới chỉ bắt đầu chưa đầy một tháng. Những vấn đề nóng của ngành giáo dục xảy ra với tần suất nhiều hơn, khiến học sinh vốn được xem là trung tâm của giáo dục lại trở thành nạn nhân. Làm gì để mô hình “Trường học hạnh phúc” không là khẩu hiệu suông", là nội dung của Dòng chảy sự kiện hôm nay với vị khách mời là PGS TS Đặng Thị Thanh Huyền– Phó Giám đốc Quỹ Hỗ trợ đổi mới Giáo dục phổ thông Việt Nam, Thành viên Ban điều hành Mạng lưới Quản lý giáo dục Không Biên giới EdulightenUp, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Quản lý Giáo dục.

Đừng để lễ hội bị biến tướng (13/2/2019)

Đừng để lễ hội bị biến tướng (13/2/2019)

Ngày phát hành 0:0 | 13/2/2019

Với hàng nghìn lễ hội diễn ra trên khắp cả nước, thời điểm sau Tết Nguyên đán được xem là “mùa” lễ hội. Vốn là loại hình sinh hoạt cộng đồng không thể thiếu trong đời sống văn hóa người Việt, nhưng sự gia tăng về quy mô và số lượng lễ hội, cùng với những quan niệm, ứng xử chưa chuẩn mực của người tham gia đã khiến lễ hội dần mất đi bản sắc, thậm chí bị biến tướng theo xu hướng thương mại hóa. Bình luận của Biên tập viên Minh Khánh, qua sự thể hiện của Phát thanh viên Hồng Huệ.

Đừng để kinh doanh hội chợ làm nhếch nhác các không gian linh thiêng (24/11/2023)

 Đừng để kinh doanh hội chợ làm nhếch nhác các không gian linh thiêng (24/11/2023)

Ngày phát hành 8:25 | 24/11/2023

Thời gian qua, các chương trình hội chợ được tổ chức liên tục tại khu vực hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội nhất là vào các dịp nghỉ lễ và cuối tuần. Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu các sự kiện này không kéo theo sự đông đúc, lộn xộn và nhiều hình ảnh không đẹp mắt, khi các gian hàng được dựng tạm bợ, bài trí thiếu tính thẩm mĩ, sản phẩm thiếu chọn lọc, khiến cho không gian văn hóa hồ Hoàn Kiếm trở nên nhếch nhác, mất mỹ quan. Không chỉ hồ Hoàn Kiếm mà nhiều điểm di tích lịch sử như bến Bạch Đằng, TP. Hồ Chí Minh, bờ sông Hương ở Huế và các chốn thanh tịnh, linh thiêng khác như chùa Hương, đền Trần… cũng xuất hiện tình trạng cảnh quan bị phá vỡ bởi các ki-ốt bán hàng thường xuyên mọc lên. Làm sao để quản lý và chấn chỉnh hoạt động kinh doanh tại các khu vực di tích văn hóa- lịch sử? Đừng để kinh doanh hội chợ làm nhếch nhác các không gian linh thiêng.

Thị trường tài chính carbon, đừng để nước đến chân mới nhảy (04/12/2023)

Thị trường tài chính carbon, đừng để nước đến chân mới nhảy (04/12/2023)

Ngày phát hành 8:5 | 4/12/2023

Thị trường tín chỉ carbon ở nhiều quốc gia trên thế giới được hình thành từ khá lâu và hiện đang sôi động do yêu cầu của sản xuất xanh, kinh tế xanh, tăng trưởng xanh. Việt Nam hiện đang gấp rút chuẩn bị các điều kiện để thị trường tín chỉ carbon có thể chính thức hoạt động từ năm 2028 và thực hiện phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 theo cam kết của Chính phủ tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP 26). Doanh nghiệp Việt Nam muốn hội nhập cuộc chơi toàn cầu, muốn xuất khẩu sản phẩm và sản xuất bền vững, buộc phải tính toán phát thải, tham gia vào thị trường carbon, dù để mua hay bán.

12345678910

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
05h50-05h59 Quảng cáo
05h59-06h00 Báo giờ
06h28-06h30 Quảng cáo
07h00-08h30 Theo dòng TS
08h30-08h35 Bản tin VH-XH
08h35-08h40 Quảng cáo
08h50-8h55 Quảng cáo
09h35-09h40 Quảng cáo
09h55-10h00 Quảng cáo
10h00-10h05 Bản tin TS
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h35-11h50 Kết nối 54
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
14h05-14h50 Khởi nghiệp
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: