logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Đề xuất hạn chế học sinh sinh viên làm thêm không quá 20 giờ/ tuần là hợp lý? (31/3/2024)

Theo dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động có thể làm thêm song không quá 20 giờ/tuần trong kỳ học và không quá 48 giờ/tuần trong kỳ nghỉ. Học sinh, sinh viên được trả tiền làm thêm giờ theo thỏa thuận với người sử dụng lao động căn cứ trên thời gian thực tế làm, khối lượng và chất lượng công việc. Quy định này đang thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân. Đề xuất này có phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay tại nước ta? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội.

Những vấn đề đặt ra với công tác phòng chống lao trong cộng đồng (24/3/2024)

Thực tế cho thấy số người tử vong vì bệnh lao còn cao hơn nhiều so với số người tử vong do Covid-19 hay do tai nạn giao thông. Đặc biệt, tình trạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường ở mức cao thời gian gần đây càng khiến số người mắc các bệnh lý về hô hấp, trong đó có bệnh lao tăng cao, tạo thêm gánh nặng điều trị cho người bệnh, ngành y tế và xã hội. Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam là quốc gia thứ 11 trong số 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao, lao kháng thuốc cao trên thế giới. Mỗi năm, nước ta có khoảng 172.000 bệnh nhân lao, nếu không được chữa trị, số người bị lây nhiễm sẽ tăng gấp nhiều lần. Trước thực tế này, Chương trình chống Lao Quốc gia đã triển khai đồng bộ các can thiệp phòng chống lao nhằm tăng tối đa số bệnh nhân được phát hiện, tăng cường chẩn đoán, điều trị để cắt đứt nguồn lây trong cộng đồng, giúp phục hồi hoạt động phát hiện bệnh lao trong cả nước. TS.BSCC Đinh Văn Lượng, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Trưởng ban Điều hành Chương trình Chống lao Quốc gia sẽ cùng bàn luận chủ đề này.

Ngành du lịch cần làm gì để đạt mục tiêu đón 18 triệu khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2024? (25/2/2024)

Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam công bố số liệu cho thấy, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 1/2024 đạt trên 1,5 triệu lượt, tăng 10,3% so với tháng 12/2023 và tăng 73,6% so với cùng kỳ năm 2023. Con số này cao nhất kể từ khi nước ta “mở cửa” trở lại du lịch từ tháng 3/2022, tương đương với lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 1/2019. Dịp nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 cũng ghi nhận số lượng khách quốc tế đến tăng cao ở nhiều địa phương. (Đà Nẵng ước đón gần 177.000 lượt; Hà Nội ước đón gần 103.000 lượt khách; Ninh Bình ước đón gần 100.000 lượt; Quảng Nam ước đón 97.000 lượt; Quảng Ninh ước đón 89.767 lượt; TP.HCM ước đón 75.000 lượt... ). Nhìn lại năm 2023, thu hút khách quốc tế đến Việt Nam đạt 12,6 triệu lượt vượt xa so với mục tiêu 8 triệu lượt khách đã đặt ra. Lượtkìm kiếm của du khách quốc tế về du lịch Việt Nam năm 2023 trên Google đạt mức tăng trưởng trên 75% - vươn lên xếp thứ 6 toàn cầu. Từ kết quả năm 2023 và những dấu hiệu tích cực từ đầu năm 2024 này, mục tiêu thu hút 18 triệu du khách quốc tế tới Việt nam năm nay có triển vọng đạt được. Vấn đề là cùng với “lượng”, phải tăng “chất”, để tăng giá trị đóng góp của du lịch vào tăng trưởng kinh tế. Ông Nguyễn Công Hoan - Trưởng Ban Truyền thông Hiệp hội du lịch Việt Nam, Phó TGĐ Flamingo Holding Group sẽ cùng bàn luận vấn đề này.

Giải pháp nào ngăn chặn các loại tội phạm với những phương thức, thủ đoạn mới (10/12/2023)

Thời gian qua, nhiều loại hình tội phạm mới phát sinh như: lừa đảo trên môi trường mạng, buôn bán ma túy đe dọa đến an ninh trường học, bắt cóc trẻ em, mua bán người... Điều này gây tâm lý bất an cho người dân, đồng thời làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình trật tự an toàn xã hội. Vậy giải pháp nào ngăn chặn các loại tội phạm với những phương thức, thủ đoạn mới?

Nếu coi dạy thêm, học thêm là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì cần quản lý ra sao để tránh biến tướng? (03/12/2023)

Dạy thêm, học thêm không chỉ gây tốn kém cho phụ huynh, quá tải cho học sinh mà còn phô bày một hình ảnh xấu xí về người thầy khi nơi này nơi kia phản ánh có tình trạng giáo viên ép học sinh học thêm, các nhà trường tổ chức dạy thêm với hình thức “tự nguyện kiểu ép buộc”. Tệ hơn, có chuyện học sinh bị trù dập, đối xử không công bằng chỉ vì không chịu đi học thêm. Vì thế, trên diễn đàn Quốc hội, vấn đề dạy thêm, học thêm một lần nữa trở thành chủ đề thảo luận của đại biểu và lãnh đạo ngành giáo dục. Trả lời trước Quốc hội, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn và một số đại biểu Quốc hội đề xuất bổ sung dạy thêm vào danh mục kinh doanh có điều kiện để có cơ sở pháp lý xử lý bên ngoài trường học. Nếu coi dạy thêm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện có giúp giảm áp lực dạy thêm, học thêm hiện nay? Cần quản lý ra sao để tránh biến tướng?

Tuân thủ luật giao thông để không phải giá như (19/11/2023)

Hôm nay ngày 19-11-Ngày thế giới Tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng do tai nạn giao thông. Ở trong nước, nhiều nơi tổ chức các hoạt động tưởng niệm để bày tỏ lòng thương xót với những người xấu số khi tham gia giao thông và chia sẻ mất mát, chia sẻ gánh nặng với người thân của họ. Ngày này cũng là cơ hội để mỗi chúng ta nhắc nhở chính mình, người thân, bạn bè về sự trân quý đối với cuộc sống; là dịp để nhắc nhở mọi người về tầm quan trọng của việc tuân thủ quy định pháp luật về trật tự an toàn giao thông để bảo vệ chính mình và cộng đồng.

Nỗ lực thực hiện tốt công tác chăm lo người có công (29/10/2023)

Tiếp nối đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành và thực hiện nhiều chủ trương, chính sách lớn tri ân những người có công với cách mạng, thể hiện truyền thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc và bản chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa đối với người có nhiều cống hiến cho đất nước. Trong giai đoạn cách mạng mới, Đại hội XIII của Đảng tiếp tục xác định: “Thực hiện tốt chính sách người có công; đẩy mạnh các hoạt động đền ơn đáp nghĩa. Tiếp tục cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người có công; bảo đảm chế độ ưu đãi người và gia đình người có công phù hợp với xu hướng tăng trưởng kinh tế, tiến bộ và công bằng xã hội”. “Nỗ lực thực hiện tốt công tác chăm lo người có công, để chế độ ưu đãi phù hợp với công lao, mức độ cống hiến của người có công, phù hợp với điều kiện kinh tế đất nước”.

Xét công nhận Giáo sư, phó giáo sư năm 2023, cần thẩm định kỹ công bố quốc tế (22/10/2023)

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa công bố danh sách 642 ứng viên được Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2023. So với danh sách ứng viên được hội đồng giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2023, đã có 89 ứng viên bị loại, trong đó có 18 ứng viên giáo sư và 71 ứng viên phó giáo sư.

Bài thơ “Bắt nạt” trong SGK Ngữ Văn 6 tiếp tục gây tranh cãi (15/10/2023)

Ngữ liệu trong sách giáo khoa mới lại bị dư luận bức xúc vì sự dễ dãi, ngô nghê và khó hiểu. Cụ thể, bài thơ “Bắt nạt” của tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh in trong SGK Ngữ văn lớp 6, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống được đánh giá bởi sự ngây ngô trong từ ngữ, gieo vần, tính nghệ thuật không cao và hoàn toàn không phù hợp để đưa vào làm ngữ liệu trong chương trình lớp 6. Thực tế từ khi đổi mới chương trình, sách giáo khoa mới, chất lượng ngữ liệu, văn bản đưa vào sách giáo khoa từ bậc tiểu học đến THCS, THPT trở thành đề tài bàn tán, tranh luận của dư luận bởi chất lượng của nhiều ngữ liệu được đánh giá là dễ dãi, suồng sã, chất lượng kém xa so với các văn bản được đưa vào sách giáo khoa chương trình cũ. Vấn đề đặt ra, quá trình biên soạn và thẩm định Sách giáo khoa ra sao? Sách đã in liệu có nên loại bỏ những văn bản ngữ liệu kém chất lượng bị dư luận phản ánh?

Bạo lực học đường cần được nghiêm túc nhìn nhận ra sao? (08/10/2023)

Đầu năm học mới 2023 - 2024, liên tiếp xảy ra những vụ bạo lực học đường khiến dư luận không khỏi bức xúc. Điều đáng lo ngại là bạo lực học đường không chỉ trở nên phổ biến mà tính chất côn đồ, hung hãn cũng ngày càng gia tăng. Nếu như không ngăn chặn kịp thời thì ranh giới dẫn tới phạm tội vị thành niên là rất mong manh. Bạo lực học đường cần được nghiêm túc nhìn nhận ra sao?

Chống ô nhiễm nhựa không phải là câu chuyện của riêng ai (01/10/2023)

“Rác thải nhựa” là cụm từ không còn xa lạ bởi nó xuất hiện ở mọi nơi, mọi lúc trong đời sống của chúng ta. Những thông tin về ô nhiễm rác thải nhựa xuất hiện hầu hết mỗi ngày, ở những mức độ cảnh báo khác nhau. Mới trong tuần này, Đại học Waseda (Nhật Bản) đã công bố nghiên cứu chính thức cho thấy “con người, động vật đã hít hoặc ăn hạt vi nhựa và chúng được phát hiện trong nhiều cơ quan như phổi, máu, tim và nhau thai”. Thậm chí vi nhựa còn được tìm thấy trong các đám mây… Nhựa đã từng là phát minh tuyệt vời của nhân loại, nhưng chúng ta đang quá lạm dụng những vật phẩm làm từ nhựa, nhất là nhựa dùng 1 lần khiến nguy cơ rác thải nhựa nhấn chìm con người và các sinh vật ngày càng hiện hữu. Vậy làm thế nào để chung tay chống ô nhiễm nhựa cũng như giảm tác hại của ô nhiễm nhựa đến môi trường và sức khỏe con người?

Không gian nghệ thuật công cộng: Làm sao để giữ gìn, khai thác bền vững? (10/9/2023)

Những năm gần đây, các không gian nghệ thuật công cộng ra đời góp phần tạo cảnh quan sạch, đẹp, mang đến những trải nghiệm văn hóa cho cộng đồng, thu hút khách du lịch đến với Hà Nội. Tuy nhiên, sau một thời gian khai thác, các không gian này bị xuống cấp, không còn giữ được vẻ đẹp ban đầu, có nguy cơ trở thành “rác nghệ thuật”. Vậy, làm thế nào để bảo vệ, khai thác một cách bền vững những không gian nghệ thuật công cộng này? Họa sĩ Nguyễn Thế Sơn, giảng viên Khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ cùng bàn luận vấn đề này.

“Gói” hỗ trợ giúp công nhân tránh vướng vào tín dụng “đen” (20/8/2023)

Tổ chức tài chính vi mô CEP thuộc Liên đoàn Lao động TP.HCM và liên đoàn lao động 9 tỉnh phía Nam đã ký cung cấp gói vay hơn 50.000 tỉ đồng cho công nhân phòng chống tín dụng đen. Gói vay này được cam kết thực hiện trong 5 năm (2023 - 2028) cho hơn 1,41 triệu lượt vay vốn của công nhân, hộ gia đình công nhân. Cùng với chương trình cho vay ưu đãi, Liên đoàn lao động các tỉnh, thành phố phía Nam còn tập trung nâng cao kiến thức tài chính, giúp người lao động phòng tránh tín dụng đen và quản lý hiệu quả tài chính cá nhân. Cùng bàn luận rõ hơn nội dung nay với khách mời là ông Trần Đoàn Trung, Phó Chủ tịch Liên đoàn lao động thành phố Hồ Chí Minh.

Bảo vệ trẻ em tránh những rủi ro trên môi trường mạng internet (30/7/2023)

Theo kết quả đánh giá của Google, tính đến hết năm 2022, độ tuổi trung bình trẻ em Việt Nam sở hữu điện thoại là 9 tuổi - trong khi tỉ lệ này với trẻ em trên thế giới là 13 tuổi. Hoạt động trực tuyến phổ biến nhất của trẻ em trên không gian mạng là học tập, vui chơi giải trí và kết nối liên lạc với bạn bè, người thân. Đáng chú ý, có tới hơn 15 triệu trẻ em ở nước ta có thể tiếp cận thiết bị kết nối Internet, 82% trẻ trong độ tuổi 12-13 tuổi đã sử dụng Internet. Cần nhìn nhận rằng, việc sử dụng điện thoại, Internet mang đến khá nhiều lợi ích cho trẻ em khi được tiếp cận các kiến thức một cách trực quan, sinh động. Tuy vậy theo các chuyên gia, nhiều trẻ em Việt Nam đang được tiếp cận với điện thoại, internet quá sớm. Điều này dẫn đến việc các em tương tác trên môi trường mạng trong khi chưa có kiến thức, kỹ năng an toàn. Đây là một trong những thách thức dẫn đến rủi ro trên môi trường mạng của trẻ ngày càng gia tăng, đòi hỏi cần có các giải pháp hướng dẫn trẻ em cách tiếp cận và sử dụng điện thoại và mạng internet một cách hợp lý.

Những điều chưa kể về bộ phim tài liệu đặc biệt ghi lại Hành trình kỳ diệu đến World Cup 2023 của các cầu thủ đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam (23/7/2023)

Thầy trò HLV Mai Đức Chung đã vượt qua nghịch cảnh, với chấn thương và bệnh dịch để làm nên kỳ tích, sau đó được tưởng thưởng khi thuộc nhóm tinh hoa của bóng đá nữ thế giới, trở thành nhân vật chính trên sân khấu dự kiến có hơn 1 triệu người xem trực tiếp và 2 tỷ người thông qua truyền hình. Lần đầu tiên trong lịch sử, một đội tuyển quốc gia cấp độ cao nhất của Việt Nam hiện diện ở World Cup. Được đến New Zealand và Australia để tham dự World Cup nữ, đó là một hành trình chỉ có thể gọi bằng 2 chữ … kỳ diệu. Và để ghi lại những dấu mốc đáng nhớ đó, Liên đoàn bóng đá Việt Nam đã phối hợp với Công ty cổ phần truyền thống ống ngắm Viewfinder để sản xuất một bộ phim tài liệu đặc biệt về các cô gái vàng của nước nhà với dự kiến công bố vào dịp 20/10 năm nay.

Bốn đứa trẻ trong rừng Amazon và câu chuyện rèn luyện kỹ năng sinh tồn cho trẻ (18/6/2023)

Dù 1 tuần đã trôi qua, song câu chuyện về 4 đứa trẻ người Colombia sống sót sau hơn 40 ngày bị lạc trong rừng rậm Amazon vẫn thu hút sự quan tâm của công chúng. Nhiều người trong chúng ta đặt câu hỏi, làm thế nào các em vượt qua được điều kiện khắc nghiệt trong rừng rậm, đặc biệt khi em lớn nhất mới chỉ 13 tuổi và em nhỏ nhất chỉ 11 tháng tuổi? Thế giới gọi đó là phép màu, song có lẽ phép màu đã không xảy ra nếu các em không được dạy những kiến thức sinh tồn, kỹ năng sống hòa hợp thiên nhiên và hơn hết là một ý chí kiên cường vượt qua nghịch cảnh. Câu chuyện của 4 đứa trẻ người Colombia cũng khiến cả thế giới một lần nữa quan tâm hơn về việc rèn luyện kỹ năng sinh tồn.

Ánh sáng trong thế giới cống ngầm (11/6/2023)

Quanh năm, làm việc trong bóng tối và bùn thải. Đối mặt với mùi hôi, với bệnh tật, nguy hiểm rình rập. Nhiều khi bị “ăn bùn”, bị “nếm nước cống”. Vượt lên tất cả, họ nỗ lực đảm bảo sự lưu thông của hệ thống cống ngầm khổng lồ của Hà Nội, với tổng chiều dài hơn 3.750 km. Điều gì đã thúc đẩy các công nhân nạo vét cống ngầm thủ công của Hà Nội gắn bó với nghề nguy hiểm và nặng nhọc này?

Gỏi gà măng cụt - món ăn dẫn đầu xu hướng (28/5/2023)

“Gỏi gà măng cụt” đã trở món ăn gây sốt và được săn tìm nhất thời gian qua.
Nhiều người đặt câu hỏi: Điều gì đã khiến “gỏi gà măng cụt” trở thành món ăn dẫn đầu xu hướng, được yêu thích và có sức lan tỏa mạnh mẽ như vậy trong cả môi trưởng mạng ảo lẫn đời thực? Nông dân và những người kinh doanh trong ngành hàng ăn uống Việt Nam sẽ hưởng lợi gì, nếu chúng ta có sự đầu tư cùng cách làm bài bản, khoa học hơn? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là nhà báo Cao Huy Thọ - Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông báo Tuổi trẻ TPHCM.

Việt Nam có nhiều thuận lợi để tăng dự trữ ngoại hối (19/5/2023)

Chính phủ yêu cầu siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công
- Việt Nam có nhiều thuận lợi để tăng dự trữ ngoại hối
- Thị trường chứng khoán khởi sắc, VN-Index tăng điểm

Biện pháp nào hạn chế trẻ tử vong do đuối nước? (14/5/2023)

Mỗi năm Việt Nam có hơn 2.000 trẻ em tử vong do đuối nước, cao nhất Đông Nam Á và cao gấp 10 lần so với các nước đang phát triển. Mặc dù đã có nhiều cảnh báo về tai nạn đuối nước ở trẻ em nhưng tình trạng này vẫn liên tục xảy ra trong thời gian gần đây và gia tăng cao vào mùa nắng nóng, trong đó có nhiều trường hợp đau lòng, không cứu được do sơ cứu không đúng cách. Vậy đâu là các biện pháp sơ cấp cứu đúng cách, hạn chế tử vong do đuổi nước?

Để sản phẩm của AI đáng tin cậy, phù hợp với các giá trị xã hội (07/5/2023)

Thực tế cho thấy, bằng sức mạnh ảo, Chat GPT đang khuấy đảo cộng đồng mạng - với những tác động thật. Ca sĩ ảo, MC ảo, chuyên gia ảo…đã hoạt động mạnh mẽ, không khác gì đời. “Deepfake” - công nghệ trí tuệ nhân tạo hiện đang bị tội phạm sử dụng để giả mạo hình ảnh, giọng nói nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản hoặc tung tin giả mạo. Thủ đoạn tinh vi này đang là mối lo ngại với rất nhiều người dùng Internet trong thời gian vừa qua. Từ đây, dấy lên những lo ngại, băn khoăn về vấn đề pháp lí, văn hóa khi AI đang tạo ra những thông tin sai lệch, gia tăng tình trạng mất việc làm hay nguy cơ tin tặc. Trí tuệ nhân tạo AI là một trong những công nghệ mạnh mẽ nhất trong thời đại hiện nay. Tuy nhiên, để nắm bắt được các cơ hội do AI mang lại, trước hết phải giảm thiểu được rủi ro của nó. Làm thế nào để phát huy được lợi thế, hạn chế được những tiêu cực phát sinh từ việc sử dụng trí tuệ nhân tạo trong đời sống kinh tế-xã hội; hay nói cách khác, cần làm gì để sử dụng có trách nhiệm, giảm thiểu rủi ro của trí tuệ nhân tạo? PGS TS Nguyễn Xuân Hoài, Viện trưởng Viện Trí Tuệ Nhân Tạo (AI Academy Vietnam) sẽ cùng bàn luận chủ đề này.

Viên Hồng Quang - bạn trẻ thế hệ 9X với đam mê phục chế màu nhiều tư liệu lịch sử. (30/4/2023)

Lịch sử dân tộc luôn là đề tài, là cảm hứng bất tận đối với nhiều người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, trong đó có không ít bạn trẻ đã tìm cho mình một lối đi riêng đầy sáng tạo, cá tính. Lựa chọn việc phục chế màu tư liệu cũ làm đam mê, bạn trẻ thế hệ 9X Viên Hồng Quang đã lên màu cho hàng trăm bức ảnh và nhiều video phỏng vấn các nhân vật lịch sử, trong đó có những thước phim giá trị về Bác Hồ thu hút hàng chục triệu lượt xem trên mạng xã hội.
Những tư liệu lịch sử được bạn trẻ Viên Hồng Quang phục chế, làm mới được coi là những "cây cầu" kết nối giới trẻ về với quá khứ, với lịch sử một cách hấp dẫn, thú vị.

Cần siết chặt quản lý Tik Tok ra sao sau khi Bộ Thông tin Truyền thông chỉ ra 6 sai phạm của mạng xã hội này? (16/4/2023)

Cùng với Facebook, YouTube, Zalo thì Tik Tok là mạng xã hội phổ biến nhất tại nước ta với khoảng 50 triệu người sử dụng. Vậy nhưng gần đây, trên TikTok ngày càng xuất hiện nhiều nội dung xấu độc, phản cảm, các thông tin sai sự thật, mê tín dị đoan. Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiến hành kiểm tra toàn diện hoạt động của mạng xã hội này vào tháng 5 tới.
Vậy cần siết chặt quản lí TikTok tại Việt Nam như thế nào? Có cần thiết cấm hoàn toàn ứng dụng này như một số quốc gia đã thực hiện? Nếu không kịp thời chấn chỉnh, TikTok có thể gây ảnh hưởng và nguy hại ra sao đến đời sống văn hóa xã hội, đặc biệt với giới trẻ nước ta? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là Tiến sỹ Đặng Minh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ứng dụng CMC và là nhà báo Lê Mỹ, cây viết uy tín về mảng công nghệ thông tin của ban ITC News, báo điện tử VietNamNet.

Lãi suất liên ngân hàng tăng vọt, Ngân hàng nhà nước bơm gần 29.600 tỷ hỗ trợ hệ thống (14/4/2023)

Lãi suất liên ngân hàng tăng vọt, Ngân hàng nhà nước bơm gần 29.600 tỷ hỗ trợ hệ thống
- Đảm bảo cạnh tranh, công bằng, minh bạch và đơn giản hóa thủ tục đấu thầu
- Thị trường chứng khoán phiên giao dịch hôm qua, VN-Index giảm hơn 5 điểm

Quản lý nội dung trực tuyến: phải siết từ gốc (9/4/2023)

Tại buổi họp báo thường kỳ diễn ra mới đây, Bộ Thông tin và truyền thông đã công bố nhiều hành vi vi phạm của Tiktok Việt Nam. Với những vi phạm này, Bộ sẽ tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra toàn diện hoạt động của Tiktok tại Việt Nam trong tháng 5 tới.
Không chỉ Tiktok, thời gian qua các mạng XH khác như youtobe, facebook, twiter xuất hiện nhiều nội dung xấu độc, phản cảm, các thông tin sai sự thật, lệch chuẩn văn hóa gây bất ổn xã hội, tâm lý người dùng, đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên. Vì thế việc siết từ gốc, gắn chặt trách nhiệm của các công ty tạo ra các nền tảng mạng xã hội kinh doanh tại Việt nam khi để phát tán những nội dung trực tuyến nhảm nhí là việc cần phải làm ngay và làm quyết liệt. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là Tiến sỹ Đặng Văn Cường, đoàn luật sư Hà Nội và Phó giáo sư Trần Thành Nam, trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vì sao vẫn cứ tiếp diễn chiêu trò: “Con đang cấp cứu ở Bệnh viện, cần chuyển tiền để mổ gấp"? (19/3/2023)

Thời gian qua, dư luận bức xúc trước tình trạng nhiều phụ huynh ở thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam bị lừa với kịch bản con đang cấp cứu ở Bệnh viện, cần chuyển tiền để mổ gấp. Hoảng hốt, lo lắng cho con, một số phụ huynh đã nghe theo chỉ dẫn của người điện thoại tự xưng là thầy, cô giáo của con và bị lừa đảo hàng chục thậm chí hàng trăm triệu đồng. Đáng nói là mới đây chiêu trò này đã lan ra nhiều tỉnh thành, trong đó có thành phố Hà Nội. Trước thực trạng này, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã có Văn bản gửi Phòng GD&ĐT các quận, huyện, thị xã; Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cùng Hiệu trưởng các trường học thuộc Sở về việc cảnh giác với thủ đoạn sử dụng mạng viễn thông để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Vì sao các đối tượng lừa đảo có được thông tin của người bị hại? Khi các vụ việc tương tự xảy ra, phụ huynh cần xử lý như thế nào để không mắc bẫy kẻ xấu? Và vai trò của nhà trường ra sao trong việc phối hợp để ngăn chặn những vụ việc tương tự xảy ra? Ông Vũ Việt Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Học viện Thành Công chia sẻ.

Livestream đám tang nghệ sỹ: “Đánh rơi” tình người chỉ vì những lượt like, share! (12/3/2023)

Đám tang của “Ông hoàng cải lương” Vũ Linh đã qua gần một tuần nay, nhưng những câu chuyện không đẹp, rất đáng phải suy ngẫm thì vẫn còn đọng lại. Ngoài sự xót xa, tiếc thương của người thân và khán giả, hàng trăm YouTuber, Facebooker, TikToker... đã đổ tới tang lễ, tranh giành chỗ đứng, tất bật quay video, đưa tin thất thiệt gây náo loạn... Không chỉ thế, nhiều người còn cười cợt, thậm chí vỗ tay, hò reo như thể đây là sự kiện giải trí mỗi khi có nghệ sĩ lớn đến viếng. Không chỉ tại đám tang nghệ sĩ Vũ Linh, khung cảnh hỗn độn này còn từng diễn ra tại đám tang các nghệ sĩ trước đó. Thay vì bày tỏ lòng tiếc thương trước người đã khuất thì nhiều người tới đám tang chỉ để nhìn tận mắt những người nổi tiếng, có thể chụp vài bức hình, livestream câu like trên mạng xã hội hay đơn giản chỉ vì hiếu kì. Việc các Facebooker, TikToker hay YouTuber gây náo loạn tại đám tang các nghệ sĩ, một lần nữa đặt ra câu hỏi về tình trạng ứng xử trên môi trường số hiện nay. TS Nguyễn Văn Đáng - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cùng bàn luận câu chuyện này.

Trung tá Đỗ Thị Hằng Nga – Bông hồng thép của Việt Nam trên vùng đất châu Phi (05/3/2023)

Hai lần xa gia đình tham gia lực lượng Gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, Trung tá Đỗ Thị Hằng Nga ghi dấu ấn trong lòng bạn bè quốc tế bằng sự quyết liệt, can đảm, bản lĩnh, trí tuệ và lòng nhân ái của một người phụ nữ Việt Nam. Nhận quyết định đến Nam Sudan ngày 30/10/2017, Trung tá Đỗ Thị Hằng Nga là nữ sĩ quan “mũ nồi xanh” Việt Nam đầu tiên lọt qua vòng tuyển chọn trăm người chọn một. Và trong lần quay lại quốc gia Trung Phi này từ tháng 5/2022, chị trở thành nữ chỉ huy đầu tiên của Việt Nam tại Lực lượng Gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc trên cương vị Phó Giám đốc Quân sự Bệnh viện Dã chiến cấp 2, số 4.

Vợ chồng ca sỹ Hà Myo và nhà sản xuất âm nhạc Ngô Thế Phương, những người trẻ với khát vọng đưa văn hóa dân tộc vươn xa bằng âm nhạc (19/2/2023)

Là ca sỹ xuất thân từ dòng nhạc nhẹ nhưng Hà Myo (tên thật là Nguyễn Thị Ngọc Hà) lại chọn dấn thân với dòng nhạc dân tộc. Và với sự hỗ trợ của chính chồng mình - nhà sản xuất âm nhạc Ngô Thế Phương, Hà Myo đã mang đến cho âm nhạc truyền thống màu sắc trẻ trung mà không phá vỡ đi những “khuôn vàng, thước ngọc” của âm nhạc dân tộc. Nhờ vậy mà MV Xẩm Hà Nội, Xẩm Xuân Xanh, Đập Nàng Khọt, “Trò chơi í a Trời cho”... đã thu hút hàng triệu lượt xem ngay sau khi ra mắt. Và cũng từ đó mà những giai điệu của xẩm, của hát Xoan, của dân ca Mường được biết đến rộng rãi hơn trong công chúng, nhất là giới trẻ.

Đại sứ Palestine Saadadi Salama và cuốn sách “Câu chuyện Việt Nam của tôi” (12/2/2023)

Nói tiếng Việt thành thạo, quen thuộc với văn hóa Việt và chứng kiến sự đổi thay của đất nước tươi đẹp qua những dấu mốc lịch sử quan trọng, Đại sứ Palestine Saadadi Salama là một người rất yêu mến và am hiểu về Việt Nam. Cảm nhận về con người và đất nước Việt Nam đã được Đại sứ Saadadi Salama chia sẻ trong Cuốn sách “Câu chuyện Việt Nam của tôi” vừa ra mắt ngay trong những ngày đầu Năm 2023 này. Trong lời tựa của cuốn sách, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam viết: “Cảm nhận của ông về con người và đất nước Việt Nam đã làm cho chính người Việt Nam nhận ra những vẻ đẹp mới trong văn hóa của xứ sở mình. Ông mang một cách nhìn từ một nền văn hóa khác, từ một vùng địa lý khác, và từ một tôn giáo khác để làm cho Việt Nam hiện ra trong tinh thần mới mẻ.” Phóng viên Đài TNVN có cuộc trò chuyện với Đại sứ Palestine tại Việt Nam Saadadi Salama về Cuốn sách “Câu chuyện Việt Nam của tôi”

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: