logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Những thách thức và cơ hội của Việt Nam khi Thỏa thuận Paris chính thức có hiệu lực (13/01/2021)

Ngày 12/12/2015 được xem là một ngày lịch sử khi lần đầu tiên, 195 quốc gia đạt được thỏa thuận nhằm cứu Trái đất thoát khỏi “thảm họa khí hậu”. Thỏa thuận Paris thay thế cho Nghị định thư Kyoto đã hết hạn, đây được coi là một bước đột phá quan trọng trong nỗ lực của Liên Hiệp Quốc, trong suốt 20 năm đàm phán nhằm thuyết phục các nước hợp tác để giảm lượng khí thải gây ô nhiễm, hạn chế gia tăng nhiệt độ trái đất, sau nhiều thất bại của một số hội nghị COP trước đó. Theo đó, bắt đầu từ năm nay, Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ bắt buộc phải thực hiện các cam kết giảm phát thải khí nhà kính theo quy định của Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu toàn cầu. Thách thức lớn đặt ra, nhưng đồng thời cũng là cơ hội để Việt Nam thúc đẩy các giải pháp, sáng kiến về ứng phó biến đổi khí hậu.

Miền núi phía Bắc chủ động phòng chống giá rét (20/1/2021)

- Miền núi phía Bắc chủ động phòng chống giá rét
- Cù Lao Chàm "nói không" với rác thải nhựa

Tạo sinh kế bền vững trước tác động của biến đổi khí hậu (6/1/2021)

- Sinh kế từ lâm nghiệp tại Đắc Psi, huyện Đắc Hà, tỉnh Kom Tum
- Xã Trí Lực, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau: đảm bảo sinh kế cho người dân trước biến đổi khí hậu.

3 năm triển khai Nghị quyết "thuận thiên": Tháo gỡ rào cản cho sự phát triển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (31/12/2020)

Ngày 17/11/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 120 về Phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu. Đây được xem là Nghị quyết có tính lịch sử, bởi chưa bao giờ khu vực ĐBSCL lại được đón nhận những quyết sách lớn cũng như dự án đầu tư hạ tầng đồng bộ để phát triển bền vững như trong 3 năm qua. Vậy những dấu ấn trong 3 năm qua của Nghị quyết được nhiều người coi là “thuận thiên” này như thế nào?

Bảo tồn biển trước tác động của biến đổi khí hậu (23/12/2020)

Việt Nam được xem là một trong quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu có những tác động đến nhiều lĩnh vực, các địa phương và cộng đồng dân cư, trong đó có các khu bảo tồn biển với nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học biển, bảo vệ nguồn lợi và cân bằng môi trường sinh thái. Việc quy hoạch không gian cho các khu bảo tồn để ứng phó với biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề được các ban ngành chức năng đặc biệt lưu tâm.

Ứng phó với biến đổi khí hậu – Biến thách thức thành cơ hội (16/12/2020)

Năm 2020, Thế giới đã phải hứng chịu hàng loạt hậu quả thiên tai nặng nề và tình trạng này được dự báo sẽ tiếp diễn ngày càng nghiêm trọng trong những năm tiếp theo. Vì vậy, các nhà khoa học đã khuyến nghị chính phủ các nước cần nhanh chóng có sự thay đổi sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực để bảo vệ môi trường nhằm tránh những tai họa thảm khốc do biến đổi khí hậu gây ra. Đây là nội dung Chương trình Sống chung với Biến đổi khí hậu ngày hôm nay.

Bảo tồn đa dạng sinh học trước những tác động của biến đổi khí hậu (09/12/2020)

Việt Nam được ghi nhận là một trong những nước có đa dạng sinh học cao trên thế giới với nhiều hệ sinh thái tự nhiên khác nhau, các loài sinh vật, nguồn gen phong phú và đặc hữu. Trong đó, các loài động vật, thực vật hoang dã có vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và phát triển bền vững.
Tuy vậy, trong những năm gần đây, cùng với các hoạt động của con người, thì tài nguyên đa dạng sinh học của Việt Nam đang tiếp tục trên đà suy giảm còn có nguyên nhân do các áp lực từ biến đổi khí hậu. “Bảo tồn động thực vật hoang dã, bảo tồn đa dạng sinh học trước những tác động của biến đổi khí hậu” cũng là nội dung được chúng tôi đề cập trong chương trình Sống chung với biến đổi khí hậu tuần này.

Biến bất lợi thành thuận lợi - những mô hình tiêu biểu tại ĐBSCL thời biến đổi khí hậu (2/12/2020)

- Tôm - lúa, mô hình "thuận thiên"
- Giải pháp hỗ trợ người dân trước biến đổi khí hậu

Bảo vệ và Phát triển các khu dự trữ sinh quyển trước tác động của BĐKH (Ngày 25/11/2020)

- Bảo vệ và Phát triển các khu dự trữ sinh quyển trước tác động của BĐKH
- Phỏng vấn PGS.TS Lê Xuân Cảnh, Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật về những giải pháp tạo sinh kế cho người dân tại các Khu dự trữ sinh quyển

Đồng bằng sông Cửu Long - thích ứng để phát triển (11/11/2020)

- ĐBSCL chủ động các phương án ứng phó hạn mặn trong mùa khô 2020- 2021
- Cà Mau- những nỗ lực hạn chế tác động của biến đổi khí hậu.

Vì sao các tỉnh miền Trung lại liên tiếp phải hứng chịu đợt mưa lũ kéo dài (21/10/2020)

- Vì sao các tỉnh miền Trung lại liên tiếp phải hứng chịu đợt mưa lũ kéo dài
- Khó dự báo lũ quét, sạt lở đất

Mưa lũ cuối năm và những vấn đề đặt ra (14/10/2020)

- Mưa lũ và những vấn đề đặt ra - Tăng cường công tác phòng chống thiên tai

Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng nhựa phân hủy sinh học, thân thiện với môi trường Nghiên cứu khả năng phân hủy túi nilon phân hủy sinh học (07/10/2020)

Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về suy thoái, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, nhất là ô nhiễm rác thải nhựa. Trong đó, các loại nhựa được dùng trong những vật dụng thường ngày từ chai nước cho đến bao bì, khi phân hủy trong tự nhiên sẽ sản sinh ra khí gây hiệu ứng nhà kính- là nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu toàn cầu. Do đó, để thích ứng và giảm thiểu những tác động xấu của biến đổi khí hậu mà Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, thì việc tìm ra các giải pháp công nghệ giúp xử lý rác thải nhựa là một trong những yêu cầu cấp bách hiện nay.

Cần giải pháp tổng thể trong phòng chống thiên tai (23/09/2020)

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu làm tăng các tác động của thiên tai, hoạt động về phòng chống thiên tai cần chuyển từ phòng ngừa, ứng phó với thiên tai sang “quản trị thiên tai”, được lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương. Đây là định hướng và cũng là yêu cầu đặt ra với các địa phương chịu ảnh hưởng lớn từ thiên tai

Hành trình bảo vệ tầng ozon vì sự sống (16/09/2020)

Sự suy giảm của tầng ozone - lá chắn bảo vệ sự sống trên Trái đất khỏi mức độ bức xạ cực tím có hại, đang ở mức độ cao chưa từng thấy trên phần lớn Bắc Cực vào đầu năm nay. Hiện tượng này xảy ra do sự xuất hiện liên tục của các chất làm suy giảm tầng ozone trong khí quyển và một mùa đông lạnh trong tầng bình lưu (tầng khí quyển giữa độ cao khoảng từ 10 km đến 50 km). Theo đánh giá khoa học gần đây nhất về sự suy giảm ôzôn từ Tổ chức khí tượng thế giới và Chương trình môi trường của Liên hợp quốc cho thấy, tầng ozone ở các phần của tầng bình lưu đã phục hồi với tốc độ 1-3% mỗi thập kỷ kể từ năm 2000. Ở tốc độ dự kiến, Bắc cực và Bắc bán cầu dự kiến sẽ có tầng ozone lành hoàn toàn trước giữa thế kỷ này (~ 2035), sau đó là Nam bán cầu vào giữa thế kỷ và khu vực Nam Cực vào năm 2060. Sau 35 năm Công ước Vienna về bảo vệ tầng ô-dôn ra đời, đặt mốc khởi đầu cho hành trình loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn trên phạm vi toàn cầu, tầng ô-dôn đang dần hồi phục và được mong đợi sẽ trở về nguyên trạng trước năm 1980 vào giữa thế kỷ.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: