logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Căng thẳng Biển Đỏ: Nguy cơ cho giao thương quốc tế (26/12/2023)

Biển Đỏ - tuyến đường huyết mạch vận chuyển khoảng 1.000 tỷ USD giá trị hàng hóa toàn cầu đã “dậy sóng” suốt hơn 1 tháng qua. Hơn 100 vụ tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái do lực lượng Houthi ở Yemen thực hiện nhằm vào các tàu thuyền tại khu vực này đang khiến dư luận lo ngại về những nguy cơ gián đoạn thương mại toàn cầu, thậm chí đối diện nguy cơ leo thang xung đột. Nhất là khi, nhóm Houthi khẳng định sẽ tiếp tục các cuộc tấn công nhằm gây áp lực lên Israel - cho đến khi cuộc xung đột Israel-Hamas ở Dải Gada chấm dứt.

Phần Lan quyết đoán "tiến về phía Tây" (Ngày 19/12/2023)

Sau hơn một năm đàm phán, hôm 18/12, Mỹ và Phần Lan đã ký kết thỏa thuận quốc phòng với nội dung đáng chú ý là Mỹ sẽ được sử dụng 15 khu vực quân sự tại Phần Lan. Thỏa thuận với Mỹ cho thấy kết quả thực chất trong hợp tác an ninh sau khi Phần Lan trở thành thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO, đồng thời cho thấy quốc gia này đang có những bước đi ngày càng quyết đoán về phía Tây – động thái chắc chắn khiến Nga lo ngại.

Kinh tế Nga lấy lại đà tăng trưởng, phương Tây “đau đầu” (12/12/2023)

Sau khi suy giảm 2,1% hồi năm ngoái, tốc độ tăng trưởng GDP năm nay của Nga dự kiện đạt 3,2% - đây là con số đầy ấn tượng cho thấy sau gần 2 năm hứng chịu các lệnh trừng phạt nặng nề nhất, nền kinh tế Nga đã lấy lại đà tăng trưởng một cách ngoạn mục. Tại Diễn đàn đầu tư “Nước Nga kêu gọi” diễn ra cuối tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin còn tuyên bố nước Nga đã sẵn sàng bắt đầu cho giai đoạn phát triển tiếp theo để trở thành một trung tâm tăng trưởng mới của thế giới.

Động lực mới thúc đẩy quan hệ Liên minh châu Âu - Trung Quốc (05/12/2023)

Ngày 7/12, Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) đồng tổ chức Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 24 tại Bắc Kinh (Trung Quốc). Tại hội nghị, các nhà lãnh đạo Trung Quốc và EU tập trung thảo luận các vấn đề kinh tế toàn cầu và mang tính chiến lược mà hai bên cùng quan tâm, nhằm hoạch định kế hoạch chi tiết, xác định các trong tâm và tạo động lực phát triển cho quan hệ hai bên. Hội nghị thượng đỉnh trực tiếp đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo Trung Quốc và EU kể từ năm 2019 và hàng loạt cuộc tiếp xúc cấp cao thời gian qua đã cho thấy tín hiệu tích cực, khi cả hai đều kỳ vọng tìm kiếm mối quan hệ hợp tác cân bằng hơn, vì lợi ích của mỗi bên.

Hội nghị COP28 – thử thách quyết tâm thực hiện Hiệp định Paris (Ngày 28/11/2023)

Sự kiện thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận quốc tế trong tuần này là Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (gọi tắt là COP28) khai mạc tại Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất vào ngày 30/11và kéo dài đến ngày 12/12. Hội nghị lần này dự kiến sẽ chứng kiến các vòng đàm phán về khí hậu gây tranh cãi nhất trong gần một thập kỷ qua và cũng là nơi để kiểm tra tính hiệu quả của Thỏa thuận Paris, đồng thời là phép thử với quyết tâm của cộng đồng quốc tế trong giải quyết những thách thức lớn nhất về khí hậu.

Hiệu quả sáng kiến “G20 gắn kết với châu Phi” của Đức (21/11/2023)

Trong khuôn khổ sáng kiến Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) gắn kết với châu Phi - “G20 Compact with Africa”, Đức vừa đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh đầu tư với các nhà lãnh đạo các quốc gia châu Phi nhằm thúc đẩy đầu tư vào lục địa vốn đang có tốc độ phát triển nhanh chóng. Nhìn lại, Đức là quốc gia khởi động sáng kiến này từ năm 2017 khi giữ vai trò Chủ tịch G20. Hội nghị năm nay được cho là cơ hội để Thủ tướng Olaf Scholz “sốc” lại niềm tin và thúc đẩy sự tham gia của các nhà đầu tư vào lục địa còn giàu tiềm năng này.

Thượng đỉnh Mỹ-Trung: Triển vọng giải quyết bất đồng, ổn định quan hệ song phương (14/11/2023)

Dư luận toàn cầu những ngày này tập trung vào cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Trung diễn ra ngày 15/11 giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, bên lề Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC tại thành phố San Francisco, bang California, Mỹ. Ngoài ổn định quan hệ Mỹ - Trung, cuộc gặp được kỳ vọng sẽ đặt nền móng cho sự hợp tác mang tính xây dựng giữa hai nước trong việc giải quyết một số vấn đề lớn của thế giới.

Sau một tháng, xung đột Israel – Hamas vẫn không lối thoát (Ngày 7/11/2023)

Ngày 7/11 đánh dấu tròn một tháng bùng phát xung đột giữa Israel – Hamas, khởi đầu bằng cuộc tấn công bất ngờ của lực lượng Hamas vào Israel, giết chết hơn 1.400 người và bắt cóc hơn 200 con tin. Để trả đũa, Israel đã tiến hành không kích dữ dội, đồng thời triển khai chiến dịch quân sự trên bộ để bao vây Gaza, biến thành phố này thành đống đổ nát. Dù cộng đồng quốc tế đã rất nỗ lực tiến hành các biện pháp ngoại giao, song đến thời điểm này vẫn chưa hé lộ bất kỳ lối thoát nào cho cuộc xung đột được đánh giá là đẫm máu nhất kể từ năm 1948, thậm chí nguy cơ xung đột lan rộng vẫn đang tăng lên từng ngày, từng giờ.

Quan hệ Australia – Trung Quốc: “Tan băng” nhưng khó trở lại như trước (31/10/2023)

Sự kiện ngoại giao đang thu hút sự chú ý của giới quan sát, đó là chuyến thăm Trung Quốc dự kiến vào cuối tuần này của Thủ tướng Australia Anthony Albanese – một dấu mốc bình thường hóa trong quan hệ song phương sau khoảng thời gian dài căng thẳng. Định dạng mới cho mối quan hệ này đang được xây dựng nhưng theo các nhà quan sát, Australia và Trung Quốc có thể khó trở lại “kỷ nguyên vàng” như hơn một thập kỷ trước vì những lý do chủ quan lẫn các yếu tố ngoại cảnh.

Thúc đẩy hợp tác trong khuôn khổ chương trình Đông Nam Á của OECD (24/10/2023)

Trong hai ngày 26 và 27/10 tới đây, tại Hà Nội sẽ diễn ra Diễn đàn Bộ trưởng của Tổ chức Hợp tác và phát triển (OECD) và ASEAN lần thứ hai và các hoạt động trong khuôn khổ Chương trình Đông Nam Á (SEARP) của OECD năm 2023 theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Đây là hoạt động quan trọng nhất của Chương trình SEARP trong năm 2023 nhằm thúc đẩy hợp tác giữa hai khu vực trong các lĩnh vực đầu tư, thương mại, thúc đẩy tăng trưởng xanh, chuyển đổi năng lượng, đồng thời là sự kiện chuẩn bị kỷ niệm 10 năm thành lập SEARP vào năm sau.

Nhìn lại 10 năm Sáng kiến “Vành đai và Con đường” (17/10/2023)

Trong 2 ngày 17 và 18/10 diễn ra Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế Vành đai và Con đường lần thứ 3 tại Bắc Kinh (Trung Quốc). Đây là một trong những hoạt động đối ngoại đa phương lớn và quan trọng nhất của Trung Quốc trong năm 2023 và cũng là sự kiện kỷ niệm 10 năm Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) - dự án cơ sở hạ tầng lớn nhất và tham vọng nhất trong lịch sử nhân loại. Nhìn lại 1 thập kỷ qua, sáng kiến này đã phát triển nhanh chóng cả về phạm vi địa lý và quy mô các ngành, lĩnh vực, trải rộng trên 150 quốc gia cùng các hành lang kinh tế, các dự án cơ sở hạ tầng lớn.

Khủng hoảng kinh tế Pakistan ngày càng bế tắc (Ngày 3/10/2023)

40% người dân Pakistan đang sống dưới mức nghèo khổ, và chỉ trong vòng một năm, đã có thêm 12,5 triệu người rơi xuống mức sống này. Mô hình kinh tế của Pakistan không còn hoạt động hiệu quả, và quốc gia này cần phải thực hiện cải cách khẩn cấp – đó là cảnh báo mà Ngân hàng Thế giới vừa đưa ra đối với Pakistan. Vậy điều gì đang diễn ra với nền kinh tế Pakistan, và liệu có cách nào đưa Pakistan thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng hiện nay?

Nguy cơ đóng cửa chính phủ: Nỗi ám ảnh với nước Mỹ (26/09/2023)

Chính phủ Mỹ lại đang đối mặt với nguy cơ đóng cửa, khi các nghị sĩ đảng Dân chủ và Cộng hòa thừa nhận khó đạt được thỏa thuận ngân sách trước thời hạn chót - 30/9, nhằm đảm bảo ngân sách duy trì hoạt động của chính phủ. Bế tắc lần này xuất phát từ sự chia rẽ sâu sắc trong chính nội bộ Đảng Cộng hòa, do vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của phe cánh hữu về vấn đề thuế và chi tiêu. Tình thế hiện nay của nước Mỹ đang nối dài nỗi ám ảnh “nguy cơ đóng cửa chính phủ” suốt hàng thập kỷ qua.

Đàm phán bế tắc: EU – Thổ Nhĩ Kỳ tìm khuôn khổ hợp tác mới? (19/9/2023)

Mối quan hệ nhiều thăng trầm giữa Liên minh châu Âu (EU) và Thổ Nhĩ Kỳ thêm một lần nữa “rạn nứt” sau những tuyên bố của cả hai bên làm giảm triển vọng đưa Ankara gia nhập ngôi nhà chung EU. So với bất kỳ ứng cử viên khác, Thổ Nhĩ Kỳ có quá trình chờ đợi và đàm phán cho tư cách thành viên EU lâu nhất, đến hơn 2 thập niên. Sau chừng ấy thời gian, các cuộc đàm phán hiện nay vẫn bế tắc và có nhiều dấu hiệu cho thấy đôi bên đã mất dần thiện chí và có thể phải tìm ra cơ chế hợp tác mới, thay vì nỗ lực đứng chung một khối.

Chính sách xích lại gần ASEAN của Australia (Ngày 12/9/2023)

Trong thời gian gần đây, Australia liên tục có những động thái gia tăng hợp tác với ASEAN – từ cả bộ khối cũng như các quốc gia thành viên riêng lẻ. Những bước đi này cho thấy chủ trương của Australia trong việc tăng cường gắn kết với ASEAN, để cùng với những thiết chế khác mà Australia đã tham gia như nhóm Bộ tứ, AUKUS để thích ứng với trường đang ngày càng thay đổi ở khu vực.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
05h50-05h59 Quảng cáo
05h59-06h00 Báo giờ
06h28-06h30 Quảng cáo
07h00-08h30 Theo dòng TS
08h30-08h35 Bản tin VH-XH
08h35-08h40 Quảng cáo
08h50-8h55 Quảng cáo
09h35-09h40 Quảng cáo
09h55-10h00 Quảng cáo
10h00-10h05 Bản tin TS
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h35-11h50 Kết nối 54
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
14h05-14h50 Khởi nghiệp
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: