logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Dự thảo nghị định ban hành Bộ quy tắc đạo đức công vụ: Tăng cường sự giám sát của người dân với cán bộ, công chức (26/5/2023)

Xuất phát từ tầm quan trọng của đạo đức công vụ, nhằm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức ở nước ta hiện nay, Bộ Nội vụ đang xây dựng Nghị định Bộ Quy tắc Đạo đức công vụ làm căn cứ để các Bộ và địa phương thực hiện nghiêm túc, thống nhất trong cả nước. Việc sử dụng biện pháp hành chính là một trong những công cụ quản lý khá quan trọng để đảm bảo rằng cán bộ, công chức, viên chức thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Và cũng là cách để người dân cũng như nội bộ cơ quan hành chính giám sát cán bộ, công chức, đảm bảo hiệu quả, hiệu lực của hoạt động thực thi công vụ.
Hiện, Dự thảo này đã được Bộ Nội vụ gửi Bộ Tư pháp thẩm định. Tuy nhiên, những ngày qua nhiều ý kiến đã cho rằng, bộ quy tắc đạo đức công vụ còn nhiều điều chưa có tính thực tiễn, còn hình thức. Vậy, làm thế nào để bộ quy tắc thực sự là công cụ quan trọng, chuẩn mực để hạn chế những bất cập của cán bộ, công chức, viên chức? Đồng thời tăng cường sự giám sát của người dân với cán bộ, công chức? Phó Giáo sư, Tiến sỹ Ngô Thành Can, nguyên Phó trưởng khoa tổ chức và quản lý nhân sự, Học viện Hành chính Quốc gia cùng bàn luận về nội dung này.

Giải pháp nào ngăn chặn triệt để tình trạng chó dữ cắn người? (25/5/2023)

Thời gian gần đây, hàng loạt vụ việc chó dữ tấn công người, thậm chí dẫn đến tử vong đã xảy ra ở một số địa phương. Các vụ việc này liên tục xảy ra với nhiều điểm chung là các con chó tấn công người đều không được đeo rọ mõm, đều là các giống chó to lớn, dữ tợn. Một số vụ việc, người nuôi chó đã không đăng ký với chính quyền địa phương để thực hiện việc quản lý giám sát.
Trước thực trạng này, nhiều ý kiến cho rằng cần phải cấm nuôi một số loài chó dữ tại nước ta. Bên cạnh đó, mới đây nhất, Cục Chăn nuôi, Bộ NN và PTNT cũng đưa ra quan điểm cần xem xét đưa ra quy định, tiêu chuẩn cụ thể về nuôi một số loài chó dữ. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch Thường Trực Hội chăn nuôi Việt Nam.

Từ món ăn “hot trend” gỏi gà măng cụt, bàn về việc sáng tạo và đổi mới quảng bá ẩm thực Việt Nam (24/5/2023)

“Gỏi gà măng cụt” đang là món ăn gây sốt và được săn tìm nhất hiện nay. Trên nhiều phương tiện truyền thông, đặc biệt là các trang mạng xã hội liên tục xuất hiện hình ảnh và video giới thiệu món ăn này và nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt của cộng đồng. Nhiều người đặt câu hỏi: Điều gì đã khiến “gỏi gà măng cụt” trở thành món ăn dẫn đầu xu hướng, được yêu thích và có sức lan tỏa mạnh mẽ như vậy trong cả môi trưởng mạng ảo lẫn đời thực? Nông sản Việt có thể tạo ra phương cách bán hàng mới, nhờ khai thác đặc sản vùng miền, kết hợp sáng tạo những món ăn mới lạ như thế nào? Truyền thông nói chung, đặc biệt là mạng xã hội cần cần hỗ trợ đặc lực ra sao trong việc quảng bá ẩm thực của mỗi địa phương tới các thực khách cả nước và bạn bè quốc tế? Nông dân và những người kinh doanh trong ngành hàng ăn uống Việt Nam sẽ hưởng lợi gì, nếu chúng ta có sự đầu tư cùng cách làm bài bản, khoa học hơn?

“Đại học số” tại Việt nam sẽ được triển khai ra sao? (23/5/2023)

Trường học “ảo”, giảng viên “ảo’ – giảng viên AI, thi cử chủ yếu thông qua môi trường trực tuyến….- Nhân lực sau đào tạo đảm bảo sát thực với yêu cầu của thị trường lao động. Đó là nhận định của nhiều người dân khi nghe thông tin sắp triển khai mô hình “đại học số”.
Ở chiều ngược lại, nhiều người băn khoăn, phương pháp này bất cập nhiều hơn là lợi ích – như hệ lụy còn tồn tại từ việc học trực tuyến kéo dài giai đoạn cách ly vì đại dịch Covid19
Cả hai luồng ý kiến đều có lí lẽ riêng. Các chuyên gia nhìn nhận như thế nào về thực tiễn này? “Đại học số” tại Việt Nam sẽ được triển khai ra sao? Đâu là điều kiện cần để đạt hiệu quả sớm như kỳ vọng?GS.TS Lê Anh Tuấn - Chủ tịch Hội đồng Đại học, Đại học Bách khoa Hà Nội và ông Hoàng Nam Tiến – Phó Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học FPT cùng bàn luận câu chuyện này.

Nhìn lại thành tích của đoàn thể thao Việt Nam tại SEA GAMES 32 (18/5/2023)

SEA Games 32 đã kết thúc với buổi lễ bế mạc hoành tráng được tổ chức tối qua (17.05) trên sân vận động Morodok Techo ở thủ đô Phnom Penh (Campuchia). Trong lần đầu tiên đăng cai sự kiện thể thao lớn nhất của khu vực Đông Nam Á, nước chủ nhà Campuchia đã đạt được thành công lớn cả về chuyên môn cũng như công tác tổ chức, quảng bá hình ảnh đất nước Campuchia với nền văn hóa giàu bản sắc, thân thiện, mến khách. Còn với đoàn Thể thao Việt Nam, chúng ta cũng đã có kỳ Đại hội thành công ngoài mong đợi, với ngôi nhất toàn đoàn và vượt xa chỉ tiêu 120 HCV.

Bắt buộc định danh chủ sở hữu tài khoản mạng xã hội, những điều cần lưu ý (17/5/2023)

Một trong những thông tin đang nhận được sự quan tâm của dư luận là thay vì để tự phát như lâu nay, Bộ Thông tin và truyền thông chủ trương định danh chủ sở hữu tài khoản mạng xã hội như facebook, tiktok, youtube … Mục đích của chủ trương này là gì? Đâu là điều kiện cần để đạt hiệu quả như kỳ vọng? Ông Lê Quang Tự Do – Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông, cơ quan chịu trách nhiệm chính quản lý hoạt động này và ông Bùi Quý Phong - Phó Viện trưởng Viện quản trị sô Việt Nam sẽ phân tích cụ thể vấn đề này

Giải pháp nào cho bài toán quá tải trường, lớp học. (16/5/2023)

Sĩ số vượt quá 60 học sinh/lớp, phụ huynh thức thâu đêm suốt sáng xếp hàng nộp hồ sơ cho con hay phải bốc thăm may rủi để con được đến trường, những cuộc đua vào trường công với tỉ lệ chọi “nảy lửa”... Đó là nghịch lý bi hài nhưng đang diễn ra hàng năm, đỉnh điểm là dịp tuyển sinh đầu cấp tại nhiều tỉnh, thành phố.
Quy mô dân số ngày càng gia tăng, trong khi tốc độ bổ sung lớp học không thể theo kịp, quỹ đất cho giáo dục ngày càng “eo hẹp” khiến nỗi lo thiếu trường, lớp, quá tải sĩ số đang là áp lực không nhỏ đối với các địa phương, đặc biệt là các thành phố lớn. Vậy cần có giải pháp nào cho bài toán quá tải trường, lớp? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là ông Phạm Hùng Anh – Vụ trưởng Vụ Cơ sở vật chất, Bộ GD&ĐT.

Cần làm gì để xóa bỏ “chuồng cọp”, tạo lối thoát hiểm khi hoả hoạn? (15/5/2023)

Liên tiếp 2 vụ cháy xảy ra trong những ngày qua tại Hải Phòng và Hà Nội khiến 7 người tử vong một lần nữa làm dấy lên lo ngại về câu chuyện mất an toàn PCCC ở nhiều nơi. Rất nhiều những vụ cháy nổ gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra trong thời gian gần đây xuất phát từ những ngôi nhà không lối thoát hiểm. Có thể thấy lối thoát an toàn khi xảy ra cháy nổ chưa được người dân coi trọng, nhất là với nhà ống, nhà tập thể, chung cư bịt kín bằng “chuồng cọp” để chống trộm. Cần làm gì để xóa bỏ “chuồng cọp” cũng như tạo lối thoát hiểm cho những khu nhà ống, nhà tập thể… trước nguy cơ cháy nổ ngày càng phức tạp như hiện nay. Ts Trần Minh Tùng – Giảng viện Đại học xây dựng Hà Nội cùng bàn luận câu chuyện này.

Cải thiện chế độ đãi ngộ vận động viên thành tích cao thế nào, sau câu chuyện nhà vô địch SEA Games Nguyễn Thị Oanh nhận lương 7 triệu đồng một tháng? (12/5/2023)

Trong số các vận động viên Việt Nam thi đấu tại SEA Games 32, Nguyễn Thị Oanh đang nổi lên với 3 tấm huy chương vàng môn điền kinh và thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận vì nghị lực thi đấu phi thường, chinh phục thành công 2 nội dung chạy 1500 mét và 3.000 mét vượt chướng ngại vật, chỉ trong vòng 20 phút. Sau kỳ tích được xem như chưa từng có trong lịch sử thể thao này, Nguyễn Thị Oanh đã nhận thưởng nóng số tiền gần 2 tỷ đồng, tính cả hiện vật quy đổi. Vậy nhưng, nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi biết được mức lương hiện tại của Oanh chỉ vào khoảng 7 triệu đồng một tháng. Cô phải bán hàng online cùng bạn mới đủ trang trải cuộc sống cho bản thân và gia đình. Câu chuyện tiền lương của vận động viên Nguyễn Thị Oanh một lần nữa đặt ra vấn đề đãi ngộ thế nào cho thỏa đảng với các vận động viên thành tích cao, để họ yên tâm luyện tập và thi đấu? Vì sao vẫn còn tình trạng chế độ vận động viên nhận được, khác xa so với quy định? Phải làm gì để xã hội hóa thể thao, đặc biệt là thể thao thành tích cao hiệu quả hơn nữa?

Giá Sách giáo khoa tăng cao: Cần kiểm tra, làm rõ nếu có bất thường (10/5/2023)

Công ty TNHH MTV NXB Giáo Dục Việt Nam bị xác định có hàng loạt sai phạm, nhiều điểm bất thường, chưa bảo đảm công bằng, minh bạch trong một số khâu liên quan đến in ấn, đăng kí giá bán… Trong đó, nội dung đáng chú ý nhất được kết luận nêu là NXB đã "lạm dụng vị trí độc quyền", "lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường". Đây là những nội dung trong Kết luận 2023 của Thanh tra Chính phủ về thanh tra chuyên đề công tác quản lí nhà nước về giáo dục đào tạo giai đoạn từ năm 2014-2018. Ngoài việc xác định "dấu hiệu lợi ích nhóm" trong phát hành sách bài tập, cơ quan thanh tra còn chỉ ra nhiều sai phạm, nhiều điểm bất thường của quá trình in, phát hành và đăng ký giá bán SGK. Hàng loạt sai phạm nghiêm trọng khiến gia đình học sinh phải mua SGK với giá cao hơn tới 85 tỉ đồng so với giá thực tế. Câu hỏi đặt ra là giá SGK tăng cao bất thường như vậy, cần kiểm tra làm rõ như thế nào? Trách nhiệm kiểm soát thuộc về đơn vị nào? Ông Đặng Tự Ân – Giám đốc Quỹ Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam sẽ cùng bàn luận câu chuyện này.

Biện pháp nào hạn chế tử vong do đuổi nước? (9/5/2023)

Theo ước tính ban đầu, mỗi năm Việt Nam có hơn 2.000 trẻ em tử vong do đuối nước. Tỉ lệ trẻ em đuối nước tại Việt Nam hiện nay cao nhất Đông Nam Á và cao gấp 10 lần so với các nước đang phát triển.
Mặc dù đã có nhiều cảnh báo về tai nạn đuối nước ở trẻ em nhưng tình trạng này vẫn liên tục xảy ra trong thời gian gần đây và gia tăng cao vào mùa nắng nóng, trong đó có nhiều trường hợp đau lòng, không cứu được trẻ do sơ cứu sai cách. Trong các trường hợp đuối nước, nếu bệnh nhân được sơ cứu kịp thời, tích cực và đúng phương pháp sẽ có khả năng được cứu sống, nếu ngược lại thì khả năng tử vong rất cao hoặc để lại di chứng tổn thương não rất nặng nề. Vì vậy, biết cách xử trí ban đầu cho nạn nhân bị đuối nước là điều vô cùng quan trọng. Vậy đâu là các biện pháp sơ cấp cứu đúng cách với người bị đuối nước? Biện pháp nào để hạn chế tử vong do đuổi nước? BS Đỗ Tuấn Anh, Khoa Nhi, BV Bạch Mai cùng bàn luận câu chuyện này.

WHO dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp toàn cầu với COVID-19: Việt Nam sẽ ứng xử như thế nào? (08/5/2023)

Ngày 5/5 vừa qua được coi là sự kiện y tế đặc biệt khi Tổ chức Y tế thế giới WHO tuyên bố đại dịch Covid 19 không còn là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế thế giới vẫn khuyến cáo: Điều này không có nghĩa là dịch Covid19 đã qua, mà vấn là mối đe dọa với y tế toàn cầu. Đây là quyết định được đưa ra sau khi WHO đã có thời gian lên kế hoạch, phân tích dữ liệu cẩn thận dựa trên những bằng chứng rằng Covid 19 đã giảm rủi ro đối với sức khoẻ con người, tỷ lệ tiêm chủng vaccine phòng bệnh trên toàn cầu ngày càng cao, độc lực của virus gây bệnh cũng có sự ổn định tương đối, đặc biệt là tỷ lệ nhập viện và tử vong do Covid 19 đã giảm mạnh… Đây là cơ sở quan trọng để Việt Nam xem xét đánh giá tình hình dịch trong nước. Vậy các biện pháp ứng phó với dịch bệnh Covid 19 tại nước ta cần thay đổi như thế nào để thích ứng với tình hình chung toàn cầu?

Xu hướng việc làm bước ra khỏi “vùng an toàn” – Những điều cần lưu ý trong bối cảnh mới (3/5/2023)

Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu và nguồn cung lao động đang thay đổi mạnh mẽ, liên tục. Nếu như trước kia việc trở thành lao động hợp đồng dài hạn hay lao động diện biên chế tại một đơn vị, cơ quan Nhà nước là mong muốn của hầu hết những người trong độ tuổi lao động – nhiều người coi đó là “vùng an toàn”, thì ngày nay, làm việc tự do hay chuyển đổi môi trường làm việc liên tục đang trở thành xu hướng.
Thay vì gắn bó lâu dài ở một vị trí làm việc cố định hay cống hiến toàn thời gian cho một công ty, rất nhiều lao động, đặc biệt giới trẻ đang lựa chọn các công việc ngắn hạn, chủ động về mặt không gian, thời gian, đáp ứng thu nhập…Chuyên gia lao động việc làm nhìn nhận thực tế này và nhận định những mặt tích cực, cùng những điều cần lưu ý khi lựa chọn rời khỏi “vùng việc làm an toàn”, đặc biệt trong bối cảnh mới. Ông Nguyễn Xuân Sơn – Giám đốc Vận hành Toàn quốc, Dịch vụ Khoán việc và Cho thuê lại lao động, Tập đoàn tìm kiếm, đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực đa quốc gia Manpower. Ông Nguyễn Xuân Sơn, Thành phố Hồ Chí Minh – địa phương có xu hướng việc làm thay đổi rõ nét nhất hiện nay bàn luận câu chuyện này.

Hợp tác quốc tế trong điện ảnh: Kênh quảng bá “vàng” cho du lịch Việt Nam. (2/5/2023)

Hình ảnh một Việt Nam đầy ấn tượng, mê hoặc vừa đến với đông đảo khán giả của 190 quốc gia, vùng lãnh thổ toàn cầu qua bộ phim A Tourist's Guide to Love (Hành trình tình yêu của một du khách) - phim mới nhất của điện ảnh Mỹ được chiếu trên hạ tầng số Netflix. Chỉ tính từ ngày 17 đến 23/4, bộ phim có 13,4 triệu giờ xem - lọt Top 3 trong bảng xếp hạng Top 10 Netflix toàn cầu… Với bối cảnh gần như hoàn toàn tại 5 địa điểm của Việt Nam, sức hút toàn cầu của bộ phim đã tiếp tục đưa đất nước hình chữ S xinh đẹp đi khắp thế giới.

Phòng tránh tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp: bài toán cần sớm có lời giải (01/5/2023)

Với chủ đề: “Tăng cường xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn và cải thiện điều kiện lao động, giảm căng thẳng tại nơi làm việc”, Tháng Hành động về An toàn vệ sinh lao động năm nay được tổ chức từ ngày 1 đến 31/5/2023 ở tất cả các cấp công đoàn trên toàn quốc. Lần đầu tiên, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động chú trọng việc giảm căng thẳng tại nơi làm việc. Những giải pháp trọng tâm nào được triển khai để giảm mạnh tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp?

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: