logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Làm gì để việc cấp điểm cho giấy phép lái xe thực sự đem lại hiệu quả? (14/9/2020)

Mới đây Chính phủ vừa đồng ý với đề xuất giấy phép lái xe được cấp 12 điểm mỗi năm. Nếu tài xế bị trừ hết điểm trong một năm sẽ phải thi lại. Mặc dù cách xử phạt này đã được đề xuất lâu nay nhưng vẫn còn khá mới và xa lạ với thực tế ở Việt Nam. Làm gì để việc cấp điểm cho giấy phép lái xe thực sự đem lại hiệu quả, TS Phan Lê Bình, giảng viên chương trình Thạc sỹ kỹ thuật hạ tầng, Đại học Việt- Nhật, Đại học Quốc gia Hà Nội, chuyên gia của tổ chức Jica tại Việt Nam cùng chia sẻ về nội dung này.

Giải pháp giúp chăm sóc sức khỏe tâm thần trong xã hội hiện đại (11/9/2020)

Con người trong xã hội hiện đại ngày nay đang phải chịu quá nhiều áp lực, những áp lực đó đã khiến nhiều người rơi vào trạng thái trầm cảm, những tổn thương tâm lý kéo dài không được đồng cảm, sẻ chia đã dẫn tới những kết cục đáng buồn. Cùng trao đổi rõ hơn về vấn đề này với vị khách mời là PGS.TS tâm lý học Trần Thành Nam – Đại học Quốc gia Hà Nội.

Con cái ngược đãi, bạo hành cha mẹ - Khi đạo hiếu bị coi nhẹ (10/9/2020)

Câu chuyện đau lòng những ngày qua được chia sẻ nhanh chóng trên báo chí, cũng như mạng xã hội, đó là vụ con gái chửi bới, đổ rác bẩn lên đầu mẹ ở Long An vừa bị phanh phui. Cảnh người mẹ già yếu, không một chút khả năng chống cự ngồi ở trên giường chịu trận, khiến ai nấy không khỏi xót xa. Nhiều người bày tỏ sự phẫn nộ và đặt ra câu hỏi chữ hiếu ở đâu? BTV Lê Tuyết và PGS, TS Phạm Ngọc Trung, chuyên gia văn hóa, xã hội học cùng bàn luận về câu chuyện này.

Công tác xây dựng cơ sở vật chất và đảm bảo an toàn trong trường học (9/9/2020)

Năm học mới chỉ vừa mới bắt đầu vài ngày, nhưng chúng ta đã đón nhận những thông tin kém vui về những vụ tai nạn thương tích đau lòng. Đó là vụ sập cổng trường học ở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai cách đây 2 ngày khiến 3 học sinh thiệt mạng. Hay gần 40 học sinh ở Quảng Trị và Nghệ An phải nhập viện cấp cứu vì bị ong đốt.
- Để có thêm góc nhìn về câu chuyện này, BTV Đài TNVN trao đổi qua điện thoại với Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.

Kì thị vùng miền tiếp tục là câu chuyện đáng quan tâm (8/9/2020)

Kì thị, phân biệt vùng miền Bắc – Nam, thành thị với nông thôn…. không phải vấn đề mới. Nó đã âm ỉ kéo dài suốt hàng chục năm qua, nhưng thời gian gần đây có dấu hiệu tăng nhiệt, với những cuộc khẩu chiến căng thẳng, gay gắt triền miên trên một số diễn đàn, mạng xã hội Facebook.
Sự phân biệt, kì thị vùng miền này không còn ở phạm trù “vĩ mô”, chung chung, biểu hiện bằng những câu nói “đồ nhà quê”, “đồ tỉnh lẻ”… mà đã nhắm cụ thể, trực tiếp vào một số địa phương, trong đó cái tên nổi lên hàng đầu là Thanh Hóa.

Nghị định mới chặn tin nhắn, cuộc gọi 'rác': Liệu có thực sự hiệu quả? (4/9/2020)

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 91/2020 về chống tin nhắn rác, thư điện tử, cuộc gọi rác. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/10. Không chỉ nằm ở quy định xử phạt mạnh tay lên tới trăm triệu đồng, thu lại số điện thoại vi phạm, điểm mới nhất của quy định mới này là tạo ra cơ chế cho người dùng có thể tự bảo vệ bản thân. Sau nhiều năm loay hoay, đã đến lúc cơ quan quản lý phải mạnh tay hơn với vấn nạn "rác", từ tin nhắn đến cuộc gọi rác, buộc các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phải giải quyết dứt điểm tình trạng này. Nghị định 91 của Chính phủ về chống tin nhắn rác, thư điện tử, cuộc gọi rác quy định như thế nào? Khách mời ông Lê Thanh Tùng, Phó GĐ Công ty CP An ninh mạng sẽ trao đổi về vấn đề này.

Gian lao con chữ đến trường (03/09/2020)

Dù phải đội mưa, soi đèn pin lội qua suối nhưng các thầy cô giáo chưa bao giờ bỏ cuộc. Những câu chuyện trèo đèo, lội suối để vận động học sinh đến lớp; công tác chuẩn bị khai giảng của các thầy giáo, cô giáo ở vùng sâu, vùng xa sẽ được ông Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Nậm Ban, Nậm Nhùn, Lai Châu và Thanh Thuỷ, phóng viên Đài tiếng nói Việt Nam thường trú khu vực Tây Bắc kể trong Dòng chảy sự kiện với chủ đề: Gian lao con chữ đến trường với phần thực hiện của BTV Lê Tuyết.

Cảnh báo người tiêu dùng nhìn từ vụ pate Minh Chay gây ngộ độc (1/9/2020)

Thời gian gần đây, liên tiếp đã có hàng chục trường hợp bị ngộ độc, phải nhập viện, sau khi ăn sản phẩm Pate Minh Chay của Công ty TNHH Hai Thành viên Lối sống mới (địa chỉ tại Tổ 2, thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội). Kết quả kiểm nghiệm ban đầu một số sản phẩm Pate Minh Chay đã phát hiện vi khuẩn Clostridium botulinum type B. Độc tố của vi khuẩn này có độc lực rất mạnh, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, kéo dài và dễ tử vong. Hiện Cục An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế đã yêu cầu thu hồi pate và các sản phẩm khác của công ty này. Vậy, tại sao lại xuất hiện độc tố này trong sản phẩm Pate Minh Chay của Công ty TNHH Hai Thành viên Lối sống mới? Mức độ nguy hại của loại vi khuẩn này ra sao? Khách mời là Ts Đặng Thị Thanh Quyên, Phó Giám đốc Trung Tâm Công nghệ Sinh học An toàn thực phẩm, Trường Đại học Kinh tế Kỹ Thuật Công nghiệp sẽ trao đổi về vấn đề này.

Điểm thi tiếng Anh thấp: Thực trạng và giải pháp (31/8/2020)

Một lần nữa kết quả trung bình môn tiếng Anh tại kỳ thi THPT lại khiến dư luận dậy sóng. Theo số liệu thống kê từ Bộ GD&ĐT, điểm trung bình môn tiếng Anh của cả nước tại kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 1 năm nay thấp nhất trong 9 môn thi tốt nghiệp. Đáng chú ý, tiếng Anh cũng là môn duy nhất có điểm trung bình dưới 5 với số lượng thí sinh bị điểm liệt (dưới 1) nhiều nhất; số thí sinh đạt điểm dưới trung bình cao kỷ lục...
Với kết quả “đội sổ” của môn Tiếng Anh ở kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020, một lần nữa câu chuyện dạy và học ngoại ngữ lại được “hâm nóng”. Bộ GD&ĐT có hẳn một Đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020. Nhưng vì sao chất lượng dạy và học ngoại ngữ vẫn chưa được cải thiện? Khách mời là Bà Nguyễn Thị Mai Hữu, Trưởng ban Ban Quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Chuyên gia giáo dục, tiến sĩ Lê Thống Nhất sẽ cùng trao đổi về vấn đề này.

Phổ điểm cao, có phải chất lượng tuyển sinh được nâng cao? (28/8/2020)

Bộ GD&ĐT vừa công bố phổ điểm 9 môn thi tốt nghiệp THPT 2020. Nhìn chung, điểm thi năm nay cao hơn năm ngoái. Nhiều chuyên gia dự đoán, mức trúng tuyển đại học năm nay sẽ tăng ít nhất 3 điểm, vì điểm thi các môn tăng cùng việc các trường đại học dành không ít chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT.
Vậy phổ điểm cao, có phải chất lượng tuyển sinh được nâng cao? Và làm gì để phân loại được thí sinh, đảm bảo chất lượng đầu vào? Cùng trao đổi vấn đề này với hai vị khách mời là GS TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban đào tạo, ĐH Quốc gia Hà Nội và thầy Trần Mạnh Tùng, Giáo viên Trường THPT Lương Thế Vinh.

mGreen và hành trình nâng cao nhận thức phân loại rác tại nguồn cho người dân (27/8/2020)

Chỉ tính riêng tại 2 thành phố lớn của cả nước là Hà Nội và TPHCM, mỗi ngày, lượng rác thải ra là vô cùng lớn, lần lượt khoảng 8.000 tấn và 10.000 tấn, đã và đang gây sức ép không hề nhỏ, khi mà sức chứa của các bãi xử lý rác tại những nơi này đang ngày càng hạn hẹp. Trong số hàng nghìn, hàng chục nghìn tấn rác này có khoảng gần 20% là rác tái chế.
Việc phân loại rác tại nguồn còn góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đây cũng chính là lý do mGreen- ứng dụng phân loại rác tại nguồn và thu gom rác tái chế được tích điểm- đổi quà ra đời.

Chung sống, phát triển an toàn với dịch bệnh (26/8/2020)

Phân tích diễn biến dịch bệnh COVID-19, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch COVID-19 nhận định thời gian tới sẽ không còn những thời điểm nhiều ngày không ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng. Nhiều địa phương luôn đứng trước nguy cơ dịch bệnh bùng phát. Có thể từ giờ trở đi, chúng ta sẽ “không còn những khoảng thời gian yên bình như trước nữa”. Không thể đòi hỏi trên cả nước tuyệt đối không có dịch. Bởi nguy cơ dịch bệnh là thường trực ở tất cả các địa phương. Do đó, mỗi người dân cần nâng cao mức độ cảnh báo, thực hiện nghiêm các biện pháp “chung sống, phát triển an toàn với dịch”. nội dung này cũng được bàn luận trong Dòng chảy sự kiện hôm nay với vị khách mời là Bà Ngô Thị Ngọc Anh, chủ tịch sáng lập trung tâm nghiên cứu và phát triển cộng đồng.

Hơn 2 điểm/môn đã đỗ lớp 10: Băn khoăn chất lượng ảo (25/8/2020)

Mấy ngày nay, huyện miền núi Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa trở thành tâm điểm của các thông tin giáo dục, bởi điểm trúng tuyển lớp 10 thấp đến mức khó tin. Chỉ cần 2,9 điểm cho 3 môn thi đã có thể đỗ lớp 10 công lập, trong đó điểm Toán và Văn nhân hệ số 2. Như vậy là thí sinh chỉ cần đạt trung bình 0,58 điểm/môn đã trúng tuyển.
Không chỉ riêng Thanh Hóa mới có trường lấy điểm chuẩn thấp như vậy. Theo công bố điểm chuẩn của nhiều địa phương, số trường lấy điểm chuẩn dưới 10 điểm cũng không phải là ít. Nhiều trường ở các tỉnh đưa ra mức chuẩn tuyển sinh lớp 10 quá thấp, có trường khoảng 1 điểm cho 1 môn thi vẫn đỗ vào Trung học phổ thông công lập.
Điểm thi vào lớp 10 trường công lập năm nay thấp như vậy khiến dư luận xã hội không khỏi băn khoăn về chất lượng giáo dục, liệu rồi tiếp theo không khéo các em này cũng sẽ đỗ đại học. Nếu chỉ 0,58 điểm/môn đã đỗ vào lớp 10 thì có nên thi nữa không? Từ đây cũng đặt ra câu chuyện về cách tổ chức và phân luồng học sinh giữ 2 cấp học hiện nay. Bàn về câu chuyện này, khách mời là nhà giáo ưu tú, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Sơn, Nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Trần Nhân Tông, Hà Nội.

Kiểm soát tải trọng xe tự động và các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp (24/8/2020)

Kiểm soát tải trọng xe tự động và các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 như thế nào, để vừa đảm bảo an toàn trong phòng tránh dịch bệnh, vừa đảm bảo an toàn trong vận chuyển hành khách và hàng hóa, đồng thời sử dụng hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ hiện nay? Đây là câu hỏi đặt ra nhiều suy ngẫm!
Để có thêm góc nhìn về vấn đề này, nhất là các lái xe, chủ xe có thêm thông tin hữu ích trong việc triển khai các hoạt động vận tải hàng hóa và hành khách đảm bảo an toàn và hiệu quả trong dịch bệnh, BTV Hà Nho trao đổi với khách mời là ông Đặng Văn Chung, Phó Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông, Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

Chặn cuộc gọi, tin nhắn rác: Người dân có thực sự được bảo vệ dữ liệu cá nhân hay không? (21/8/2020)

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 91/2020 về chống tin nhắn rác, thư điện tử, cuộc gọi rác. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/10. Không chỉ nằm ở quy định xử phạt mạnh tay lên tới trăm triệu đồng, thu lại số điện thoại vi phạm, điểm mới nhất của quy định mới này là tạo ra cơ chế cho người dùng có thể tự bảo vệ bản thân. Vậy, Nghị định 91 của Chính phủ về chống tin nhắn rác, thư điện tử, cuộc gọi rác quy định như thế nào? Người dân có thực sự được bảo vệ dữ liệu cá nhân hay không? Dòng chảy sự kiện bàn câu chuyện này với khách mời là ông Lê Thanh Tùng, Phó giám đốc Công ty CP An ninh mạng.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: