logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Đảng viên, phải luôn là người đi trước để làng nước theo sau (1/2/2023)

Cách đây 54 năm, vào dịp kỷ niệm ngày thành lập Đảng ngày 3/2/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có bài viết đăng trên Báo Nhân dân với nhan đề “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”. Người viết: “Nhân dân ta thường nói: Đảng viên đi trước, làng nước theo sau. Đó là một lời khen chân thành đối với đảng viên và cán bộ ta”.
Câu nói “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau” là một cách nói dân gian nhưng chứa đựng trong đó biết bao tình cảm, sự tin tưởng của nhân dân đối với tổ chức Đảng và cán bộ, đảng viên. Câu nói tuy ngắn gọn nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát được bản chất vốn có, cần có của mỗi cán bộ, Đảng viên. Đã đứng trong hàng ngũ của Đảng, phải luôn thể hiện rõ sự nêu gương trong mọi mặt: Đạo đức, lối sống và công tác; Luôn trau dồi, rèn luyện để thực sự là những hạt nhân gương mẫu, đi đầu làm trước cho quần chúng nhân dân noi theo. Cùng bàn luận nội dung này với sự tham gia của PGS-TS Lê Văn Cường, Phó Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Coi từ chức là văn hóa, là sự tự trọng của Đảng viên (14/12/2022)

Tại Hội nghị Trung ương 6 diễn ra tháng 10 vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã biểu quyết, thống nhất để 3 ông Nguyễn Thành Phong, Bùi Nhật Quang và Huỳnh Tấn Việt thôi tham gia BCH Trung ương Đảng khóa XIII. Đây là lần đầu tiên cùng một lúc có tới 3 Ủy viên Trung ương được Ban Chấp hành Trung ương cho "thôi" tham gia cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng. Trước đó, 3 ông này đã bị Bộ Chính trị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo vì những sai phạm trong quá trình công tác và tự nguyện xin thôi tham gia BCH Trung ương. Điều này cho thấy từ tinh thần Quy định số 41 về miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ được ban hành tháng 11 năm ngoái đến Kết luận 20 của Bộ Chính trị về bố trí cán bộ bị kỷ luật vừa được ban hành tháng 9 năm nay, các chủ trương lớn về công tác cán bộ của Đảng đã đi vào thực tiễn. Quy định cũng đã “mở đường” cho “văn hóa từ chức” trong Đảng và hệ thống chính trị hiện nay.

Phòng chống tham nhũng, tiêu cực: Trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt (16/11/2022)

Lâu nay, nói đến phòng chống tham nhũng, tiêu cực thường hay xuất hiện cụm từ “trên nóng, dưới lạnh”, nghĩa là, dù trung ương đã rất rốt ráo, cương quyết thực hiện, nhưng ở địa phương vẫn “lặng im như tờ”, không có chuyển biến. Thậm chí, cụm từ này đã phải dùng rất nhiều lần, trong các cuộc họp về công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Bởi, thực tế, có sự e dè, nể nang của các địa phương trong việc tự phát hiện những sai phạm của cán bộ, công chức, khi các báo cáo của nhiều cấp ủy địa phương về phòng chống tham nhũng thường có chung cụm từ “không phát hiện được vụ án tham nhũng nào ở địa phương”. Tuy vậy, đã có những tín hiệu tích cực khi gần đây, có sự chuyển biến đáng kể, được minh chứng bằng con số cụ thể: Đó là các cơ quan tư pháp ở các địa phương đã khởi tố, xử lý nhiều vụ án và bị can về tội tham nhũng như tỉnh Khánh Hòa đã khởi tố 7 vụ với 8 bị can, Thanh Hóa 7 vụ với 16 bị can, Bắc Ninh 6 vụ với 22 bị can, Nam Định, Phú Thọ mỗi tỉnh khởi tố 10 bị can. Đây là những chỉ dấu cho thấy, các cấp uỷ Đảng địa phương đã và đang có những chuyển biến rõ dần thực hiện đúng tinh thần Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần nhấn mạnh : “Tiền hô hậu ủng”, “Nhất hô bá ứng”, “Trên dưới đồng lòng”, “Dọc ngang thông suốt”, để công tác phòng, chống tham nhũng đạt hiệu quả cao.

Kỷ luật trong Đảng – Quy định 69: vun gốc, tỉa cành (19/10/2022)

Phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, cần kiên định các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, đặc biệt là bảo đảm nguyên tắc quyền lực đi đôi với trách nhiệm, mọi cán bộ, đảng viên phải hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, cơ chế, chính sách, nguyên tắc và kỷ luật của Đảng.
Trước đó, Bộ Chính trị ban hành Quy định số 69 về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm. Quy định số 69 nêu rõ 14 nguyên tắc cơ bản trong xử lý kỷ luật. Trong đó, tất cả tổ chức đảng và đảng viên bình đẳng trước kỷ luật của Ðảng. Việc thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm được thực hiện chặt chẽ, đúng quy trình, quy định chính là tăng cường sức mạnh của Đảng, góp phần xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh.
Mục tiêu của tăng cường kỷ luật không phải là thi hành kỷ luật càng nhiều, càng tốt, mà đó là “việc gốc của Đảng” nhằm thường xuyên “VUN GỐC - TỈA CÀNH”, để xây dựng được một đội ngũ cán bộ “có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức trong sáng, năng lực nổi bật, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn thử thách, dám hành động vì lợi ích chung, có uy tín cao và thực sự tiên phong, gương mẫu”.

Xa hoa và xa dân (21/9/2022)

Gần đây, lối sống xa hoa của một số cán bộ diễn ra khá phổ biến và công khai, khiến dư luận bức xúc. Bức xúc là bởi sự phô trương, lãng phí; là bởi xã hội vẫn còn nhiều gia đình nghèo cần giúp đỡ…Trong mắt người dân, mọi biểu hiện phô trương là hoàn toàn không lành mạnh, bộc lộ dấu hiệu thiếu trong sáng. Xa hoa là xa dân. Xa hoa cũng là vô cảm trước khó khăn của nhân dân. Sự phô trương, xa hoa trong lối sống đã được quy định rất rõ trong Quy định 69 về những điều đảng viên không được làm. Vì những biểu hiện phản cảm này sẽ làm giảm sút niềm tin của nhân dân với Đảng. Cần kiên quyết siết chặt kỷ luật Đảng với những biểu hiện phô trương, xa hoa - Đây là nội dung được bàn luận trong chuyên mục “Đảng trong cuộc sống” tuần này , chủ đề: XA HOA VÀ XA DÂN, với sự tham gia của GS-TS Trần Văn Bính- Nguyên Trưởng khoa Văn hóa Xã hội chủ nghĩa- Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Văn hoá - Giáo dục của Quốc hội.

Xa hoa và xa dân (14/9/2022)

Sự việc ông Ninh Văn Chủ - Nguyên giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (CDC) tổ chức “đại tiệc chia tay” trên 2 du thuyền 5 sao ở vịnh Hạ Long với sự xa hoa khiến nhiều người dân cảm thấy bức xúc. Người dân bức xúc là bởi sự phô trương, lãng phí; bức xúc là bởi xã hội vẫn còn nhiều gia đình, hộ nghèo cần giúp đỡ…Trong mắt người dân, mọi biểu hiện phô trương là hoàn toàn không lành mạnh, bộc lộ dấu hiệu thiếu trong sáng. Xa hoa là xa dân. Xa hoa cũng là vô cảm trước khó khăn của nhân dân.
Sự phô trương, xa hoa trong lối sống đã được quy định rất rõ trong Quy định 69 về những điều đảng viên không được làm vì những biểu hiện phản cảm này sẽ làm giảm sút niềm tin trong quần chúng nhân dân. Cần kiên quyết siết chặt kỷ luật Đảng với những biểu hiện phô trương, xa hoa. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là GS-TS Trần Văn Bính- Nguyên Trưởng khoa Văn hóa Xã hội chủ nghĩa- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Văn hoá - Giáo dục của Quốc hội.

Xây dựng đội ngũ Đảng viên: Thà ít mà tốt (17/8/2022)

"Xây dựng đội ngũ Đảng viên: Thà ít mà tốt"- Là chủ đề PGS-TS Lê Văn Cường, Phó Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cùng bàn luận câu chuyện này.

Xây dựng văn hóa liêm chính để vượt qua cám dỗ tiền bạc, vật chất (13/7/2022)

Một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới được nêu ra tại Hội nghị tổng kết 10 năm công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012 - 2022, đó là kiên trì xây dựng "văn hóa liêm chính" trong cán bộ, đảng viên. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: Liêm "là trong sạch, không tham lam”, là "không tham địa vị. Không tham tiền tài. Không tham sung sướng.” - Chính "nghĩa là không tà, là thẳng thắn, là đứng đắn”. Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề xây dựng “văn hóa liêm chính” trở nên vô cùng cấp bách, là thước đo sự trong sạch, vững mạnh của Đảng, thước đo về phẩm chất, năng lực của cán bộ đảng viên. Kiên trì xây dựng "văn hóa liêm chính" theo tư tưởng Hồ Chí Minh cũng là nhằm tạo dựng nền tảng vững chắc về phẩm chất cho cán bộ, đảng viên không bị chệch hướng, vượt qua cám dỗ của tiền bạc, vật chất.

Xây dựng tổ chức cơ sở Đảng: Hạt nhân nòng cốt trong xây dựng Đảng vững mạnh toàn diện (18/5/2022)

"Để lãnh đạo cách mạng, Đảng phải mạnh. Đảng mạnh là do chi bộ tốt; chi bộ tốt là do các đảng viên đều tốt". Nhận thức rõ điều này, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư rất quan tâm, chú trọng công tác lãnh đạo, chỉ đạo củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở Đảng và nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đảng.
Tại Hội nghị Trung ương 5 vừa diễn ra, Trung ương đã thảo luận tâm huyết và thống nhất cao về sự cần thiết phải tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ, thực chất hơn nữa trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Với tinh thần đó, nhân dân kỳ vọng những bước chuyển mới tích cực hơn sau Hội nghị Trung ương 5 trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên, để tổ chức cơ sở Đảng thật sự trở thành hạt nhân nòng cốt trong xây dựng Đảng vững mạnh toàn diện, như kỳ vọng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Từng đảng viên phải xác định rõ bổn phận và trách nhiệm thiêng liêng và cao cả của mình khi được đứng trong hàng ngũ của Đảng. PGS, TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng – Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cùng bàn luận về câu chuyện này.

Tự phê bình và phê bình trong Đảng - những bước chuyển và hạn chế hiện nay (27/4/2022)

Tự phê bình và phê bình là nguyên tắc, là quy luật tổ chức, hoạt động và phát triển của Đảng. Tuy nhiên, Đảng ta nhiều lần chỉ rõ, ở không ít nơi, việc tự phê bình và phê bình còn nặng hình thức, thậm chí là đoàn kết xuôi chiều. Đây cũng là những hạn chế cần khắc phục để việc tự phê bình và phê bình thực chất và hiệu quả hơn, góp phần ngăn chặn và đẩy lùi suy thoái, tiêu cực. Kết luận Hội nghị Trung ương 4 khóa 13 mới đây, công tác tự phê bình và phê bình đã đặt ra yêu cầu cao hơn. Quy định mới về những điều đảng viên không được làm vừa ban hành cũng cấm việc đoàn kết xuôi chiều, tự phê bình và phê bình hình thức. Vậy thực tế tự phê bình và phê bình của các đảng viên, tổ chức đảng - nhất là nguời đứng đầu ra sao? Làm thế nào để tự phê bình và phê bình thực sự là công việc “tự soi, tự sửa” hàng ngày của mỗi cán bộ đảng viên và trở thành công cụ để đấu tranh hiệu quả với các biểu hiện suy thoái, tiêu cực ngay từ lúc manh nha. Phó giáo sư tiến sĩ Lê Văn Cường - Phó Viện trưởng Viện Xây dựng đảng - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh -Tiến sĩ Nguyễn Viết Chức, Ủy viên UBTƯ MTTQ Việt Nam khóa 9, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cùng bàn luận câu chuyện này.

Thực hành dân chủ, thực chất: Chìa khóa vạn năng, giải quyết mọi khó khăn (20/4/2022)

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng nhấn mạnh: “Trong mọi công việc của Đảng và Nhà nước, phải luôn quán triệt sâu sắc quan điểm “dân là gốc”, thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, kiên trì thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Bởi nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu. Đây là một điểm mới, là thông điệp ngắn gọn tại Đại hội 13 của Đảng. Cùng với các giá trị cốt lõi là “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” được Nghị quyết Đại hội 13 tiếp tục khẳng định thì chủ trương thực hiện dân chủ cơ sở được bổ sung thêm những giá trị mới, hết sức quan trọng đó là: “Dân giám sát” và “Dân thụ hưởng”. Vậy, làm sao để dân chủ ở cơ sở phải thực chất, làm sao để phát huy được sức mạnh của toàn dân? Ông Nguyễn Văn Pha, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cùng bàn luận về câu chuyện này.

Hãy soi mình trong 19 điều đảng viên không được làm (30/03/2022)

Cán bộ, đảng viên tiêu cực suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống là sóng ngầm, đe dọa sự tồn vong của chế độ. Tại Hội nghị Trung ương 4, khóa XIII vừa qua, Trung ương đã khẳng định, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tham nhũng, tiêu cực, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu, bắt nguồn từ chủ nghĩa cá nhân, từ việc bản thân cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện; lập trường tư tưởng không vững vàng; sa vào chủ nghĩa cá nhân, quên mất trách nhiệm, bổn phận trước Đảng, trước dân.
Để tăng cường kỷ cương, kỷ luật của Đảng và giữ gìn phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, tính tiên phong, gương mẫu của đảng viên, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng, Ban Chấp hành Trung ương khóa 13 vừa ban hành Quy định số 37 về những điều đảng viên không được làm. Việc ban hành Quy định 37 được kỳ vọng khắc phục bằng được những hạn chế, bất cập, thiếu sót trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện, đáp ứng được yêu cầu của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong tình hình mới. Đó cũng được coi như một “tấm chắn” để mỗi đảng viên tự thấy giới hạn để giữ mình, sửa mình. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là PGS.TS. Vũ Văn Phúc, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.

Làm thế nào để xây dựng CNXH ở Việt Nam công bằng và lòng dân yên? (23/3/2022)

Trải qua hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước, cơ cấu kinh tế theo định hướng XHCN ở nước ta chuyển dịch theo hướng tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện; trong đó công bằng xã hội luôn được đảm bảo, thu hẹp và loại trừ những bất công trong xã hội.
Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn những luận điệu của các thế lực thù địch phủ nhận quá trình đi lên xã hội chủ nghĩa ở nước ta, cho rằng đây là một sự “kéo lùi lịch sử”, không tuân theo quy luật. Vậy con đường xã hội chủ nghĩa của Việt Nam có gì khác biệt? Làm thế nào để từng bước xây dựng được chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? PGS,TS Hồ Trọng Hoài, nguyên Viện trưởng Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cùng bàn luận về câu chuyện này.

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chung sức, đồng lòng tạo bứt phá mới (23/02/2022)

Nhận về mình sứ mệnh cao cả, 92 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân làm nên nhiều thành tựu, khẳng định sâu sắc giá trị lớn lao của 6 chữ "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc " - Đó là những khát vọng cháy bỏng mà cả dân tộc luôn hướng đến và cũng là mục tiêu cao cả mà Đảng và Nhà nước Việt Nam không ngừng nỗ lực để đạt được, để mỗi người dân được thụ hưởng đầy đủ các quyền cơ bản của mỗi con người.
Trong hơn 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, Đảng ta luôn tìm tòi, thử nghiệm, áp dụng những mô hình, chiến lược công nghiệp hóa phù hợp với thực tiễn đất nước. Đại hội XIII của Đảng tiếp tục nhấn mạnh yêu cầu phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, coi đó là một trong những đột phá chiến lược của đất nước trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay.

Phát huy giá trị con người Việt Nam (26/01/2022)

Hội nghị Văn hóa toàn quốc diễn ra ngày 24/11/ 2021 có dấu mốc quan trọng trong việc khắc phục những hạn chế, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong văn hóa để xây dựng hệ giá trị con người Việt Nam trong thời kỳ mới. Giá trị đó là con người Việt Nam gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa giá trị truyền thống và giá trị hiện đại, phát triển toàn diện, yêu nước, tự hào dân tộc, biết thượng tôn pháp luật… Và khi nhiệm vụ xây dựng văn hoá trở thành thường trực, nền tảng văn hoá được hình thành tự nhiên, tự nguyện trong mỗi cộng đồng, trong mỗi người thì khả năng chọn lọc cái tinh tế, tốt đẹp, định vị bản thân, giá trị, bản sắc dân tộc gắn với khát vọng hội nhập, cống hiến sẽ trở thành lá chắn mềm loại trừ cái phản cảm, phi văn hóa; “hoa thơm sẽ lấn át cỏ dại” đó chính là biểu hiện thuyết phục nhất - là sức mạnh nội sinh của văn hóa.
Cùng trao đổi với khách mời là ông Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng khóa 13, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương để hiểu thêm những định hướng, chiến lược hành động của các cơ quan lãnh đạo văn hóa, truyền thông; về vị thế của Quốc gia trên bản đồ văn hóa thế giới và những thách thức và cơ hội để công nghiệp văn hóa phát triển, đóng góp 7% GDP vào năm 2030.…

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: