logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

“Nữ tướng thời bình” Nguyễn Thị Luyến (20/1/2021)

Năm 1980, cựu chiến binh Nguyễn Thị Luyến cùng gia đình đi xây dựng vùng kinh tế mới tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Khi đó, cả bản Tự Nhiên, xã Đông Sang là bãi lầy, người dân chỉ phát nương làm rẫy, trồng lúa, trồng ngô, kinh tế vô cùng khó khăn. Với bản lĩnh của người lính không cam chịu đói nghèo, bà Luyến nung nấu dự định phát huy lợi thế của vùng đất Mộc Châu để phát triển trồng rau an toàn. Năm 2011, bà Luyến cùng với một số người bạn là cựu chiến binh đã vận động người dân trong xóm thành lập tổ hợp tác sản xuất rau an toàn với 19 hộ thành viên, sản xuất trên diện tích 7,5 ha. Kể từ đó đến nay, ý thức sản xuất rau an toàn lan tỏa ra cả một vùng quê, không chỉ giúp tăng thu nhập cho người dân địa phương mà còn mang lại nguồn cung thực phẩm sạch cho cộng đồng. Mời quý vị cùng nghe câu chuyện của “nữ tướng thời bình” Nguyễn Thị Luyến:

Nhân viên y tế người Mông sáng chế ra thiết bị sát khuẩn tay tự động (15/01/2021)

Trong bối cảnh dịch Covid-19 có thể bùng phát trở lại bất cứ lúc nào, các cổng,cửa,lối ra vào cơ quan, doanh nghiệp hầu hết đều trang bị các lọ dung dịch rửa tay sát khuẩn. Tuy nhiên, việc tất cả mọi người đều phải tiếp xúc lên lọ dung dịch lại tiềm ẩn nguồn lây nhiễm chéo giữa mọi người với nhau. Hơn nữa, việc không có một định lượng chính xác dung dịch cần để diệt khuẩn sẽ không hiệu quả hoặc nếu nhiều dung dịch quá sẽ gây ra lãng phí. Từ thực tế này, anh Sùng A Sếnh, một nhân viên y tế của Bệnh viện đa khoa huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã sáng chế ra thiết bị sát khuẩn tay tự động.

Trò chuyện với người kiên trì thực hiện mục tiêu giúp người tiêu dùng “mua rau sạch với giá chợ” (13/1/2021)

Bắt đầu từ trăn trở làm sao để có nguồn thực phẩm an toàn cung cấp dinh dưỡng cho các thành viên trong gia đình, chị Lâm Việt Hòa ở phường Long Tuyền, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ đã quyết tâm xây dựng mô hình trồng rau thủy canh để cung cấp rau sạch tới người tiêu dùng với phương châm “rau sạch với giá chợ”. Để giảm được giá thành, chị mày mò từng bước để khép kín quy trình công nghệ, làm ra sản phẩm sạch từ vườn ra đến bàn ăn. Trên con đường đó là biết bao gian nan và sự trả giá. Để tìm hiểu hành trình thực hiện mục tiêu “rau sạch với giá chợ” của chị, mời quý vị và các bạn cùng nghe cuộc trò chuyện của chuyên mục Chuyện đêm hôm nay:

Hà Vũ Huyền Linh, học sinh có thành tích xuất sắc kỳ thi Olympic quốc tế năm 2020 (12/1/2021)

Hai năm liền tham gia kỳ thi Olympic Sinh học quốc tế 2019 và 2020, Hà Vũ Huyền Linh, học sinh trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đều đạt Huy chương đồng. Với thành tích đạt được, Huyền Linh đã được tuyển thẳng vào Trường Đại học Y Hà Nội năm 2020. Em là 1 trong những học sinh đạt thành tích xuất sắc tại kỳ thi Olympic quốc tế năm 2020 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo tuyên dương. Phóng viên Thu Hiền trò chuyện với em Hà Vũ Huyền Linh về niềm đam mê, cách học và con đường chinh phục đỉnh cao môn Sinh học. Mời quý vị và các bạn cùng nghe:

Những gian nan và vinh dự của các chiến sĩ biên phòng (11/1/2021)

Có thể nói cuộc đấu tranh với tội phạm nguy hiểm, nhất là ở khu vực biên giới là cuộc chiến không khoan nhượng. Một trong những lực lượng chủ công trong phòng chống tội phạm, nhất là tội phạm ma túy là Bộ đội biên phòng lên tục phải đối với những khó khăn và nguy hiểm vì địa bàn hoạt động của tội phạm rất phức tạp, với quy mô từ nhỏ lẻ, tự phát đến các đường dây chuyên nghiệp, có tổ chức. Nhưng vì sự bình yên của Tổ Quốc, các chiến sĩ biên phòng luôn sẵn sàng chiến đấu ở mọi địa hình, mọi lúc, thậm chí máu của các anh đã đổ xuống ngay trong thời bình. Trong Chuyện đêm hôm nay, Đại tá Nguyễn Văn Hiệp- Phó Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm, Bộ đội Biên phòng sẽ tâm sự và chia sẻ với thính giả nghe Đài về nhiệm vụ gian nan, nhưng cũng rất vinh dự này của các chiến sĩ biên phòng.

Câu chuyện về doanh nhân gần 15 năm theo đuổi phát triển nông sản sạch của Việt Nam (8/1/2021)

Hôm nay đi chợ mua gì, trên bàn ăn tối nay của gia đình mình sẽ có những món gì? Liệu những đồ ăn trên bàn ăn của gia đình mình có đảm bảo an toàn thực phẩm không?... đó là những câu hỏi làm đau đầu rất nhiều người phải không thưa quý vị thính giả. Hiểu những điều đó, với mong muốn xây dựng chuỗi liên kết chuẩn từ trang trại đến bàn ăn, anh Nhữ Đình Tú, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TIFOODS 24h đã xây dựng nên thương hiệu và thương hiệu thịt lợn sinh học Lebio và đạt giải thưởng vì sức khỏe cộng đồng 2017. Anh Nhữ Đình Tú chính là nhân vật của chuyện đêm hôm nay.

Nguyễn Cao Trí khởi nghiệp thành công trên mảnh đất quê hương (6/1/2021)

Có một bạn trẻ thuộc thế hệ 9X ở tỉnh Bình Dương đã mạnh dạn khởi nghiệp từ năm 18 tuổi. Cách đây 4 năm, năm 2017, sau khi tốt nghiệp trường trung cấp nông lâm Bình Dương, bạn trẻ Nguyễn Cao Trí ở xã Định An, huyện Dầu Tiếng, đã nung nấu ý định khởi nghiệp bằng chính đồ án tốt nghiệp của mình. Đó là mô hình trồng nấm bào ngư.
Sinh ra trong một gia đình làm nghề nông, là anh trai cả trong gia đình có 3 anh em, nên Nguyễn Cao Trí đã không ngừng ra sức học tập để có thể giúp đỡ được nhiều hơn cho gia đình. Nhận thấy địa phương chưa có những mô hình nuôi trồng nào phát triển, Nguyễn Cao Trí đã mạnh dạn bàn với gia đình mở một trại trồng nấm bào ngư trên diện tích của chính gia đình mình. Vượt qua khó khăn ban đầu, đến nay thu nhập từ việc trồng nấm mang lại cho gia đình Nguyễn Cao Trí mỗi năm khoảng hơn 100 triệu đồng. Mô hình trồng nấm bào ngư của bạn trẻ Nguyễn Cao Trí là một mô hình mới tại địa phương, thu hút sự quan tâm của nhiều thành phần, đặc biệt là các bạn đoàn viên, thanh niên tại địa phương đến tham quan và học hỏi. PV Mai Hồng trò chuyện với bạn trẻ Nguyễn Cao Trí:

Trò chuyện với tác giả bài thơ “Tổ Quốc trong trái tim con” và Nhạc sỹ Trần Ngọc để nghe những chia sẻ về bài hát và nghề sáng tác thơ ca (5/1/2021)

Trong khi nhiều nước trên thế giới đang phải oằn mình chống lại đại dịch COVID-19, thì tại Việt Nam, đại dịch đã dần được khống chế. Bằng tinh thần dân tộc, bằng sự vào cuộc quyết liệt “Chống dịch như chống giặc”, sự đoàn kết của toàn dân, toàn quân,... Việt Nam đã và đang khẳng định thế mạnh trong phòng ngừa, điều trị và từng bước hạn chế dịch bệnh lây lan từ những thói quen sinh hoạt hàng ngày, cũng như các sản phẩm văn hóa nghệ thuật. Đồng hành và cổ vũ tinh thần với các bác sĩ, các chiến sĩ và hàng triệu người dân Việt Nam trong cuộc chiến chống lại đại dịch, chị Nguyễn Thị Hồng Quyên, bút danh là Diệu Quyên, ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội đang công tác ở Công ty Thiết bị bảo hộ lao động Tùng Phong đã sáng tác bài thơ “Tổ Quốc trong trái tim con” và được Nhạc sỹ Trần Ngọc phổ nhạc thành bài hát. Tác phẩm có giai điệu vui tươi, ngợi ca tinh thần đoàn kết, sự đồng lòng của người Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước quyết thắng trong cuộc chiến chống lại giặc vô hình-dịch bệnh COVID-19.

Bí quyết khởi nghiệp với nền tảng thương mại điện tử bán hàng đa kênh (04/01/2021)

Tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin, Đại học Bách khoa Hà Nội, chị Nguyễn Thị Minh Khuê “đầu quân” ngay cho 1 Tập đoàn Công nghệ thông tin có tên tuổi… Song, ngay từ rất sớm khi nhóm đồng nghiệp cùng nhận thấy tiềm năng thương mại điện tử tại Việt Nam, 5 người đã quyết định rời công ty cũ, để thành lập một công ty khởi nghiệp với tên gọi lúc đầu là DKT, sau đổi tên thành Sapo. Chuyện đêm hôm nay, mời quý vị cùng nghe phóng viên Mai Hạnh trò chuyện với chị Nguyễn Thị Minh Khuê - Đồng sáng lập Công ty Cổ phần Công nghệ Sapo - về những kinh nghiệm khởi nghiệp với nền tảng thương mại điện tử bán hàng đa kênh:

Nghệ nhân thổi hồn cho hoa giấy xứ Huế (30/12/2020)

Tại Thừa Thiên Huế có một làng nghề truyền thống có tuổi đời đã hơn 300 năm nhưng không thờ tổ nghề. Sản phẩm được kết kinh từ sự hăng say lao động của những người nông dân trong lúc nông nhàn, từ tình yêu cái đẹp, từ mong muốn dành những điều tốt đẹp nhất để thờ cúng tổ tiên. Đó là làng hoa giấy Thanh Tiên, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, thành phố Huế. Họa sĩ, nghệ nhân Thân Văn Huy có thời thơ ấu gắn với của cánh đồng quê, những buổi bán hoa giấy cùng mẹ ven đường vào những ngày giáp tết, những buổi theo mẹ theo bà lên chùa với hình ảnh hoa sen tượng trưng cho đất Phật. Chính những kỷ niệm thời thơ ấu ấy đã thôi thúc ông không ngừng mày mò tìm tòi, suy nghĩ để làm sao phục chế nghề làm hoa sen giấy Thanh Tiên đã bị thất truyền hơn 50 năm qua.

Cô giáo đổi mới sáng tạo trong phương pháp dạy học trẻ khuyết tật (29/12/2020)

Là một nhà giáo trẻ, một đảng viên với gần 10 năm tuổi nghề, và 6 năm tuổi Đảng, cô Đặng Hoàng Hà, giáo viên Trường Tiểu học Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội luôn có trách nhiệm cao với công việc, hết lòng yêu thương học sinh, quan tâm giúp đỡ các em hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật. Với lòng yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình, cô Hà được ban giám hiệu nhà trường tin tưởng giao cho dạy ở nhiều khối lớp học khác nhau, đặc biệt được phân công chủ nhiệm lớp có học sinh khuyết tật. Trong quá trình giảng dạy, cô đã không ngừng đổi mới phương pháp, tổ chức và hướng dẫn học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo phù hợp với từng nội dung, từng kiểu bài và từng đối tượng học sinh. Cô đã nghiên cứu, tự học, tự làm các bộ phim, các clip tình huống, gắn với chính thực tế học sinh của mình để đưa vào bài dạy, tạo sự hấp dẫn, cuốn hút các con vào tiết học khiến cho hiệu quả giờ dạy được nâng cao. Cô là 1 trong 40 giáo viên được Ngành Giáo dục Thủ đô Hà Nội tuyên dương “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” năm học 2019-2020. Chuyện đêm hôm nay phóng viên Thu Hiền gặp gỡ trò chuyện với cô Đặng Hoàng Hà, giáo viên Trường Tiểu học Giáp Bát, quận Hoàng Mai để nghe chia sẻ về niềm đam mê sáng tạo đổi mới trong dạy học ở bậc tiểu học của cô.

Trò chuyện cùng nhạc sỹ Trần Ngọc, tác giả ca khúc “Em như chim câu trắng” - Top 50 ca khúc hay nhất cho thiếu nhi thế kỷ 20 (28/12/2020)

Nhạc sỹ Trần Ngọc, tác giả ca khúc “Em như chim câu trắng” - top 50 ca khúc hay nhất cho thiếu nhi thế kỷ 20. Ông được giới văn nghệ sỹ đánh giá là người đa tài. Mặc dù đã gần 80 tuổi nhưng ông vẫn đều đặn sáng tác nhiều bài hát cho trẻ em, nhạc gắn với thời sự như các bài hát về phòng chống dịch bệnh Covid bằng sự kết hợp nhuần nhuyễn thể loại múa và âm nhạc với hội họa. Không chỉ nổi tiếng với những bài hát về tuổi thơ, ông còn nổi tiếng với nhiều bài hát ở các vùng miền gắn với tên tuổi ông.

Chương trình Tết sẻ chia, Tết của yêu thương, sự gắn kết và sẻ chia của cộng đồng (24/12/2020)

Cuối tháng 1 tới, chương trình Tết sẻ chia, tết của yêu thương do Câu lạc bộ Liên kết trẻ Việt Nam phối hợp với Quỹ cộng đồng phòng tránh thiên tai, Câu lạc bộ sự kiện trường Đại học quốc tế RMIT tổ chức sẽ diễn ra với rất nhiều hoạt động thiện nguyện. Điểm nhấn của chương trình này là lễ hội gói hàng nghìn chiếc bánh chưng để gửi tặng trẻ em của các huyện miền núi, biên giới khó khăn của tỉnh Quảng Bình, nơi vừa gánh chịu hậu quả nặng nề của trận mưa lũ lịch sử vừa qua. Và chuyện đêm hôm nay, chúng ta sẽ cùng lắng nghe những chia sẻ của anh Nguyễn Phúc Đại, chủ nhiệm Câu lạc bộ Liên kết trẻ Việt Nam và bạn Trần Duy Hải Long, Chủ tịch Câu lạc bộ sự kiện trường Đại học quốc tế Rmit về chương trình ý nghĩa này.

Nữ giảng viên nỗ lực gắn kết nghiên cứu khoa học với thực tiễn của các doanh nghiệp ở Bình Định (23/12/2020)

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra rất nhanh và mạnh mẽ trên nhiều phương diện của đời sống - xã hội, đặc biệt trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ, y tế, giáo dục và đào tạo… Trong lĩnh vực đào tạo, yếu tố cốt lõi của việc xây dựng hệ thống giáo dục đại học đó là đào tạo gắn liền với yêu cầu thực tiễn, đào tạo đáp ứng nhu cầu của xã hội. Việc gắn kết đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu của thực tiễn mà điển hình là nhu cầu của doanh nghiệp, có vai trò hết sức quan trọng và quyết định đến sự phát triển ổn định của các trường đại học.
Giảng viên Nguyễn Thị Lệ Hằng ở Khoa Kinh tế và Kế toán (Trường Đại học Qui Nhơn- Bình Định) tuổi đời còn trẻ nhưng rất tâm huyết với việc gắn nghiên cứu khoa học với thực tiễn phát triển của các doanh nghiệp. Mời quí vị và các bạn cùng phóng viên Mai Hồng gặp gỡ và lắng nghe những tâm sự của nữ giảng viên giàu nhiệt huyết này:

Lịch sử từ cuốn sách "Chiến dịch Hồ Chí Minh" giữa lòng Paris của nhà ngoại giao lão thành Võ Văn Sung (22/12/2020)

Ấn bản tiếng Việt cuốn Chiến dịch Hồ Chí Minh giữa lòng Paris của Nhà ngoại giao Võ Văn Sung (sinh năm 1928 mất năm 2018) ra mắt bạn đọc lần đầu tiên vào năm 2005, do NXB Quân đội Nhân dân ấn hành. Cuốn sách sau đó được Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia tái bản hai lần vào năm 2012 và 2015. Mới đây, cuốn hồi ký bằng tiếng Pháp được xuất bản dựa theo nguyên văn hồi ký phát hành lần đầu của tác giả vào năm 2005, nhằm giữ tính chân thực lịch sử của bản gốc tiếng Việt vừa được giới thiệu gửi đến công chúng trong và ngoài nước để có cái nhìn toàn diện về công cuộc đấu tranh ngoại giao của nước ta, góp một phần không nhỏ vào cuộc chiến giành độc lập dân tộc. Chuyện đêm là cuộc trò chuyện giữa phóng viên Thu Hiền và ông Nguyễn Dy Niên, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao về cuốn sách này.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: