Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 17:17 | 19/6/2022 Như chúng tôi đã thông tin, Cụm công trình giải tỏa công suất Nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1 bao gồm Dự án đường dây 500kV Vân Phong – Vĩnh Tân; Dự án đường dây 500 kV đấu nối trạm 500 kV Thuận Nam vào đường dây 500 kV Nhiệt điện Vân Phong – Nhiệt điện Vĩnh Tân; Dự án trạm 500 kV Vân Phong và đầu nối là những công trình cấp bách, Chính phủ yêu cầu phải hoàn thành trong tháng 12/2022, đáp ứng mục tiêu truyền tải công suất của Nhà máy Nhiệt điện BOT Vân Phong 1 và nguồn năng lượng tái tạo khu vực tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận lên hệ thống điện quốc gia. Nếu dự án chậm tiến độ, mỗi ngày phía Việt Nam phải bồi thường cho chủ đầu tư NM Nhiệt điện BOT Vân Phong 1 số tiền 1 triệu USD (tương đương khoảng 23 tỷ đồng). Nếu dự án truyền tải trên chậm tiến độ 6 tháng, số tiền phía Việt Nam phải bồi thường lên tới khoảng 5.000 tỷ đồng. Nếu quá 6 tháng, hợp đồng BOT NMNĐ Vân Phong 1 sẽ bị chấm dứt sớm và Chính phủ Việt Nam phải mua lại nhà máy.
Theo yêu cầu của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành - Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phát triển Điện lực, các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận phải bàn giao xong mặt bằng hành lang tuyến các dự án giải tỏa công suất Nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1 từ cuối năm 2021 để đảm bảo hoàn thành vào cuối năm 2022, để không phải mua lại nhà máy nhiệt điện này theo các cam kết đã ký. Qua thực tế tiến độ triển khai các dự án vẫn còn những điểm nút quan trọng đang vướng mắc, cho dù các dự án lưới điện liên kết này còn góp phần quan trọng giải tỏa các nguồn năng lượng tái tạo của địa phương. PV Nguyên Long ghi nhận thực tế:
|
Ngày phát hành 0:0 | 26/12/2019 Trong 2 phần đầu của loạt bài “Lời giải nào cho bài toán thiếu điện ở Việt Nam?” được phát sóng trong các chương trình Thời sự Đồng hành trước chúng tôi đã đề cập việc “Căng thẳng nguồn cung điện… 2020”, khả năng thiếu hụt nguồn điện lớn - lên tới hơn 7 tỷ kWh vào năm 2021 và thiếu hụt khoảng 12 tỷ kWh vào năm 2022 - khi nhiều dự án phát triển nguồn điện trong Quy hoạch Điện 7 điều chỉnh vẫn đang chậm tiến độ và được dự báo tiếp tục chậm, thậm chí khó có thể hoàn thành theo mục tiêu đề ra. Trong khi nguồn điện nhập khẩu không được nhiều, và muốn tăng nhập khẩu cũng cần phải có lưới để truyền tải, nghĩa là phải đầu tư lưới điện liên kết với các quốc gia lân cận thì mới có thể nhập khẩu được. Trong bối cảnh đó, hàng loạt dự án phát triển nguồn điện mặt trời ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận đã được đẩy nhanh tiến độ hoàn thành trong tháng 6/2019 để kịp hưởng chính sách giá mua ưu đãi của Nhà nước là 9,35 cent/kWh. Thế nhưng, hệ thống lưới truyền tải điện ở đây lại không được thiết kế song hành, bổ sung kịp thời để đáp ứng sự gia tăng của nguồn - đã dẫn đến tình trạng quá tải, có điện từ nơi cung mà không đến được với nơi cần. Câu chuyện về một doanh nghiệp tư nhân khẳng định có đủ năng lực để xây đường dây truyền tải điện siêu cao áp 500kV - với công suất truyền tải lên tới 2.000MW và sẵn sàng “tặng” cho Nhà nước - đã được báo chí thông tin thời gian gần đây, như mở đầu cho những gợi ý, đề xuất “xã hội hóa” lưới truyền tải điện ở Việt Nam. Đây cũng là nội dung được phóng viên Nguyên Long đề cập trong phần 3 của loạt bài “Lời giải nào cho bài toán thiếu điện ở Việt Nam?” với tựa đề: “Xã hội hóa” lưới truyền tải điện: Những nút thắt cơ bản cần tháo gỡ”.
|
Ngày phát hành 0:0 | 9/10/2015 - Gỡ nút thắt giải phóng mặt bằng các công trình truyền tải điện cấp quốc gia. - Các tổ chức thế giới đồng loạt nâng mức tăng trưởng GDP của Việt Nam lên cao hơn dự báo đầu năm.
|
Ngày phát hành 9:34 | 31/8/2021 Năm học mới: Chống “hẫng” khi triển khai chương trình mới ở lớp 2, lớp 6. - Vận chuyển 10 tấn bánh trung thu lậu trên xe ô tô có giấy chứng nhận ưu tiên “luồng xanh”. - Afghanistan trước thời hạn chót: Hỗn loạn và rối ren. - Hơn 85 nghìn doanh nghiệp đã rút lui khỏi thị trường trong 8 tháng qua.
|
Ngày phát hành 0:0 | 13/8/2017 - Chất lượng hải sản: Nút thắt khâu thu hoạch, bảo quản. - Quảng Tiến, Thanh Hóa: Nhiều giải pháp ngư dân vươn khơi.
|
Ngày phát hành 0:0 | 2/1/2015
|
Ngày phát hành 9:21 | 17/8/2022 Sau 1 tuần Liên minh châu Âu (EU) đưa ra bản dự thảo cuối cùng để cứu vớt thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015, còn gọi là Kế hoạch Hành động toàn diện chung (JCPOA), phía Mỹ và Iran đã nêu quan điểm về bản dự thảo này. Trước đó, trung gian EU đã đưa văn bản cuối cùng được cho là phù hợp với cả Mỹ và Iran sau 16 tháng đàm phán gián tiếp. Mặc dù phía Mỹ không đưa ra tuyên bố công khai về bản dự thảo thỏa thuận hạt
nhân Iran do EU đưa ra, nhưng theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Nét Praix, nước này sàng ký kết bản dự thảo này. Tuy nhiên, phía Mỹ sẽ chưa nới lỏng thực thi các biện pháp trừng phạt chống lại Iran. Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran nhận
định có cơ hội để khôi phục thỏa thuận hạt nhân 2015 với các cường quốc thế giới, nếu lằn ranh đỏ của Tehran được tôn trọng. Vậy, với bản dự thảo cuối cùng mà EU đưa ra, liệu nút thắt trong đàm phán hạt nhân Iran có được tháo gỡ? Phóng viên Vũ Hợp, thường trú Đài TNVN tại Mỹ và phóng viên Tuấn Nguyễn, thường trú Đài TNVN tại Ai Cập, theo dõi khu vực Trung Đông phân tích nội dung này.
|
Ngày phát hành 8:0 | 7/3/2022 Cuối tuần qua, Iran và Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đã nhất trí về lộ trình tháo gỡ vướng mắc liên quan đến chương trình hạt nhân của nước Cộng hoà Hồi giáo này đến cuối tháng 6 tới. Đây được xem là đòn bẩy mới nhất nhằm góp phần nhanh chóng khôi phục thỏa thuận hạt nhân ký hồi năm 2015 có tên gọi đầy đủ là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA). Phát biểu với báo giới ngay sau khi đạt được sự nhất trí với phía Iran, Tổng Giám đốc IAEA Grô-xi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tìm kiếm nhận thức chung cho vấn đề này trong nỗ lực tháo nút thắt trong đàm phán hạt nhân Iran. Trước đó, các bên liên quan cho rằng, cuộc đàm phán đang ở "các bước quan trọng cuối cùng" và do đó cần thể hiện quyết tâm chính trị để đạt được thỏa thuận. Với những nỗ lực của các bên liên quan, liệu dư luận có thể trông đợi vào một bản thoả thuận nhằm sớm khép hồ sơ hạt nhân Iran vốn phức tạp và dai dẳng?
|
Ngày phát hành 0:0 | 21/7/2020 Tại Hội nghị trực tuyến của Thường trực Chính phủ với các địa phương về đẩy mạnh thực hiện giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: Trách nhiệm của Chính phủ, các địa phương cả nước rất lớn trong điều hành đất nước, nhất là, phải tập trung giải ngân vốn đầu tư công gần 28 tỷ USD, tương đương 633 nghìn tỷ đồng. Làm gì để giải ngân được 100% số vốn này, trong khi “tình trạng nhận vốn nhưng không tổ chức thực hiện, chậm giải ngân đã diễn ra nhiều năm, nhiều nơi…”? “Gỡ nút thắt để giải ngân bằng được hơn 630 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công” là chủ đề của Câu chuyện thời sự hôm nay, với sự tham gia bàn luận của Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Đình Cung - Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM).
|
Ngày phát hành 8:57 | 3/8/2021 Thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ Công thương, Y tế, Giao thông vận tải đã có nhiều văn bản đề nghị tạo thuận lợi cho việc vận tải hàng hóa, song một số một số địa phương thực hiện chưa đúng các chỉ đạo và hướng dẫn, khiến doanh nghiệp gặp khó khăn. Làm sao tháo gỡ các nút thắt trong lưu thông hàng hóa, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng và thực hiện đúng các chỉ đạo của Trung ương? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời Tiến sỹ Phan Lê Bình, chuyên gia giao thông.
|
Ngày phát hành 0:0 | 11/12/2015
|
Ngày phát hành 0:0 | 7/6/2017
|
Ngày phát hành 11:47 | 20/12/2021 Với sự tham dự của 57 nước, hội nghị Tổ chức Hợp tác Hồi giáo tại Pakistan là diễn đàn lớn nhất từng được tổ chức để hỗ trợ Afghanistankể từ khi Taliban lên nắm quyền. Các cam kết hỗ trợ Afghanistan tiếp tục được đưa ra, nhưng nút thắt lớn nhất đó là khả năng công nhận quốc tế với chính quyền mới chưa có bất cứ cải thiện nào, để quốc gia này có thể đón nhận được các nguồn lực hỗ trợ của thế giới.
|
Ngày phát hành 0:0 | 10/5/2016
|
Ngày phát hành 0:0 | 8/10/2020 Thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế nhanh và bền vững, hàng loạt dự án, công trình trọng điểm quốc gia đồng loạt triển khai trong thời gian qua. Trong đó đáng chú ý là tuyến cao tốc Bắc- Nam. Với chiều dài toàn tuyến hơn 2 nghìn km, dự án không chỉ được kỳ vọng giúp 13 tỉnh thành phố có dự án đi qua tăng tốc phát triển mà còn giúp mạch máu giao thông, giao thương thông suốt từ Bắc vào Nam. Với mục đích này, hầu hết người dân ở các vùng dự án đi qua đều ủng hộ và sẵn sàng bàn giao đất để thực hiện. Tuy nhiên, những bất cập trong chính sách đề bù và tái định cư đang là nút thắt khiến dự án có nguy cơ chậm tiến độ. Làm sao để gỡ nút thắt này?
|