logovov
BAN THỜI SỰ VOV1
Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 68 kết quả

Danh sách tin tìm thấy

Hình thành chuỗi cung ứng, tiêu thụ: Hỗ trợ các sản phẩm đặc sản, đặc trưng địa phương, phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa (25/11/2020)

Hình thành chuỗi cung ứng, tiêu thụ: Hỗ trợ các sản phẩm đặc sản, đặc trưng địa phương, phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa (25/11/2020)

Ngày phát hành 0:0 | 25/11/2020

Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo đã đem lại những kết quả tích cực về sản xuất, phân phối và tiêu dùng trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn. Không chỉ kết nối và thu hút các thương nhân, doanh nghiệp đầu tư, phát triển hoạt động thu mua, quảng bá sản phẩm hàng hóa nông, lâm, thủy sản của khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, chương trình còn hình thành được những chuỗi cung ứng, tiêu thụ sản phẩm hiện đại, bền vững. Hiện nay, nhiều địa phương đã chú trọng triển khai thực hiện các giải pháp thúc đẩy thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, lồng ghép vào các chương trình phát triển các sản phẩm đặc sản, đặc trưng, sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP. Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là Chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn, với trọng tâm là phát triển các nhóm sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tinh hoa, đặc biệt của mỗi vùng, được chính quyền hỗ trợ về chính sách, kỹ thuật, vốn và thị trường nhằm mang lại giá trị gia tăng cao nhất. Việc đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP đang trở thành động lực để kích thích, làm mới kinh tế nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Điều này cũng đang tạo sức bật cho các địa phương theo hướng bền vững, khẳng định vị thế cho sản phẩm hàng hóa địa phương. Tất cả những nội dung này sẽ có trong Chuyên đề của Dòng chảy kinh tế hôm nay, mời quí vị và các bạn cùng nghe:

Đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu vì Covid-19 và tác động của Hiệp định EVFTA (09/09/2020)

Đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu vì Covid-19 và tác động của Hiệp định EVFTA (09/09/2020)

Ngày phát hành 0:0 | 9/9/2020

- Ngân hàng Nhà nước ban hành Kế hoạch thực hiện EVFTA.
- Đồng bằng sông Cửu Long nỗ lực tranh thủ thuận lợi từ EVFTA.
- Đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu vì Covid-19 và tác động của EVFTA.

Tăng cường đảm bảo an toàn lao động tại nơi làm việc và chuỗi cung ứng (26/4/2024)

Tăng cường đảm bảo an toàn lao động tại nơi làm việc và chuỗi cung ứng (26/4/2024)

Ngày phát hành 15:53 | 26/4/2024

Tại Lễ phát động Tháng an toàn vệ sinh lao động sáng nay ở Hà Nội, đại diện Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đều bày tỏ quyết tâm và đưa ra nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu tối đa các vụ tai nạn lao động. Sau nhiều nỗ lực, số vụ tai nạn lao động đều giảm hàng năm nhưng vẫn còn ở mức cao. Cụ thể, trong năm 2023, cả nước đã xảy ra gần 7.400 vụ tai nạn lao động, làm hơn 7.500 người bị nạn, gây thiệt hại về vật chất hơn 16.357 tỷ đồng và thiệt hại về tài sản là hơn 722 tỷ đồng. Và mới đây, vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái làm 7 công nhân thiệt mạng, 3 người khác bị thương tiếp tục rúng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình mất an toàn vệ sinh lao động hiện nay. TS.Nguyễn Anh Thơ, Viện trưởng Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động cùng bàn luận câu chuyện này.

Nỗ lực duy trì chuỗi cung ứng nông sản trong điều kiện dịch bệnh (23/08/2021)

Nỗ lực duy trì chuỗi cung ứng nông sản trong điều kiện dịch bệnh (23/08/2021)

Ngày phát hành 17:4 | 20/8/2021

- Cục Bảo vệ thực vật: giá phân bón tăng không phải do tích trữ đầu cơ
- Nỗ lực duy trì chuỗi cung ứng nông sản trong điều kiện dịch bệnh
- Khuyến nông đồng hành với nông dân: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ HTX nông nghiệp

Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng (30/04/2024)

Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng (30/04/2024)

Ngày phát hành 23:6 | 26/4/2024

Theo Kế hoạch của Ban chỉ đạo tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động Trung ương, nhằm thúc đẩy, tạo sự chuyển biến rõ rệt về ý thức, nhận thức cũng như các hành động cụ thể về đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc, tiếp cận trách nhiệm xã hội đối với người tiêu dùng và trong chuỗi cung ứng các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm nay được phát động với chủ đề: “Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng” tổ chức từ ngày 01 - 31/5 trên phạm vi toàn quốc. Chủ đề của Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động cho thấy công tác an toàn không chỉ là riêng đối với một cá nhân, một doanh nghiệp, một đơn vị hay một quốc gia mà nó còn tác động đến cả một chuỗi cung ứng toàn cầu. Mỗi một khâu, một mắt xích trong quá trình sản xuất có thể ảnh hưởng và tác động đến cả một chuỗi cung ứng.

Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng (11/05)

Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng (11/05)

Ngày phát hành 11:18 | 11/5/2024

Theo Kế hoạch của Ban chỉ đạo tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động Trung ương, nhằm thúc đẩy, tạo sự chuyển biến rõ rệt về ý thức, nhận thức cũng như các hành động cụ thể về đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc, tiếp cận trách nhiệm xã hội đối với người tiêu dùng và trong chuỗi cung ứng các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm nay được phát động với chủ đề: “Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng” và tổ chức từ ngày 01 - 31/5 trên phạm vi toàn quốc. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động không chỉ ảnh hưởng đến một cá nhân, một doanh nghiệp, một đơn vị hay một quốc gia mà nó còn tác động đến cả một chuỗi cung ứng toàn cầu. Vậy làm thế nào để “Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng” là vấn đề mà chúng tôi sẽ bàn luận trong chương trình đối thoại hôm nay trên Kênh thời sự VOV1, Đài TNVN. Khách mời là ông Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện khoa học và An toàn vệ sinh lao động và ông Mạc Quốc Anh – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội

Đảm bảo cung-cầu hàng hóa thiết yếu và không để đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa phục vụ thị trường trong nước, sản xuất kinh doanh và xuất khẩu - Những đóng góp lớn của ngành Công thương trong năm 2021 (04/01/2021)

Đảm bảo cung-cầu hàng hóa thiết yếu và không để đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa phục vụ thị trường trong nước, sản xuất kinh doanh và xuất khẩu - Những đóng góp lớn của ngành Công thương trong năm 2021 (04/01/2021)

Ngày phát hành 16:42 | 4/1/2022

Đảm bảo cung-cầu hàng hóa thiết yếu và không để đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa phục vụ thị trường trong nước, sản xuất kinh doanh và xuất khẩu - Những đóng góp lớn của ngành Công thương trong năm 2021.
-Doanh nghiệp miền Tây nỗ lực vượt khó - triển vọng tăng trưởng tốt.

Đông Nam Á là lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp muốn đa dạng hoá chuỗi cung ứng (26/06/2024)

Đông Nam Á là lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp muốn đa dạng hoá chuỗi cung ứng (26/06/2024)

Ngày phát hành 15:5 | 26/6/2024

- Đông Nam Á là lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp muốn đa dạng hoá chuỗi cung ứng
- Indonesia - Nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á được dự báo tăng trưởng ổn định
- Nhiều cửa hàng đồ thể thao ở Singapore "ăn nên làm ra" nhờ Euro 2024

Ngành thủy sản dưới tác động của dịch Covid-19 - Giải pháp đổi mới chuỗi cung ứng thủy sản Việt Nam (8/8/2020)

Ngành thủy sản dưới tác động của dịch Covid-19 - Giải pháp đổi mới chuỗi cung ứng thủy sản Việt Nam (8/8/2020)

Ngày phát hành 0:0 | 12/8/2020

Bước sang năm 2020, ngành thủy sản đặt nhiều kỳ vọng tăng trưởng xuất khẩu sau khi trải qua năm 2019 khá khó khăn và về đích chưa được như mong đợi. Tuy nhiên, ngay trong tháng đầu tiên năm 2020, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã chứng kiến sự sụt giảm khá sâu và đối diện với nhiều khó khăn hơn khi dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Sars-CoV-2 diễn biến phức tạp. Nếu dịch bệnh còn kéo dài thì dự kiến, sản xuất và xuất khẩu thủy sản có thể bị ảnh hưởng và đình trệ nghiêm trọng hơn. Tác động của dịch Covid-19 đối với ngành thủy sản ra sao và giải pháp nào để hoàn thành các mục tiêu xuất khẩu thủy sản đã đề ra trong năm 2020? Cùng bàn luận về nội dung này với sự tham gia của 2 khách mời là Ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản và PGS-TS Phạm Tất Thắng, chuyên gia thương mại.

Sáng kiến giảm phát thải trong chuỗi cung ứng (26/04/2024)

Sáng kiến giảm phát thải trong chuỗi cung ứng (26/04/2024)

Ngày phát hành 16:26 | 25/4/2024

Nestlé Việt Nam vừa phối hợp cùng Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD-VCCI), đại diện các bộ, ban, ngành tổ chức buổi trao đổi về định hướng, lộ trình, các quy định pháp luật về kiểm kê và sáng kiến cắt giảm phát thải trong toàn chuỗi cung ứng, góp phần vào mục tiêu đạt phát thải ròng bằng "0" (Net Zero) vào năm 2050.

Tăng cường thực hành lao động có trách nhiệm trong chuỗi cung ứng ngành điện tử (27/08/2022)

Tăng cường thực hành lao động có trách nhiệm trong chuỗi cung ứng ngành điện tử (27/08/2022)

Ngày phát hành 10:47 | 27/8/2022

Kinh doanh có trách nhiệm là xu hướng kinh doanh tất yếu của doanh nghiệp, tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng, vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và xã hội, trong đó có bảo đảm quyền lợi của người lao động, người tiêu dùng hiện nay.
Kinh doanh có trách nhiệm thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các chủ thể liên quan, như người lao động, người tiêu dùng, cộng đồng dân cư chịu tác động từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thực hành kinh doanh có trách nhiệm đòi hỏi doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc tuân thủ pháp luật, mà còn phải thực hiện các biện pháp đánh giá rủi ro đối với các yếu tố con người, xã hội và môi trường, đồng thời giải quyết các nguy cơ tiềm ẩn, như phòng ngừa, giảm thiểu hoặc tiến hành biện pháp khắc phục thích hợp khi xảy ra các vi phạm.
Đối với ngành điện tử, thực hành lao động có trách nhiệm càng đóng vai trò quan trọng, đặc biệt trong chuỗi cung ứng của ngành này. Vậy thực hành lao động có trách nhiệm đóng vai trò quan trọng như thế nào? Các DN điện tử Việt Nam sẽ phải thực hành, tuân thủ các quy định ra sao khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu? Quyền lợi của người lao đông được bảo đảm ra sao? Vấn đề này sẽ được chúng tôi bàn luận trong chương trình Đối thoại hôm nay, với chủ đề: Tăng cường thực hành lao động có trách nhiệm trong chuỗi cung ứng ngành điện tử.

Kết nối chuỗi cung ứng hàng hoá quốc tế, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tìm đầu ra trong bối cảnh nhiều khó khăn (11/08/2023)

Kết nối chuỗi cung ứng hàng hoá quốc tế, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tìm đầu ra trong bối cảnh nhiều khó khăn (11/08/2023)

Ngày phát hành 19:45 | 11/8/2023

Chiều 11/8/2023, Bộ Công Thương tổ chức toạ đàm trực tiếp kết hợp với trực tuyến kết nối doanh nghiệp ngành hàng xuất khẩu với các Thương vụ Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ, EU và các chuyên gia ngành dệt may, thực phẩm chế biến và nguyên liệu tự nhiên… Toạ đàm khởi đầu cho chuỗi sự kiện “Kết nối chuỗi cung ứng hàng hoá quốc tế (Viet Nam International Sourcing 2023) diễn ra từ ngày 13 đến 15/9/2023 tại TP Hồ Chí Minh. PV Nguyên Long thông tin:

New Zealand – EU ký kết Hiệp định TM tự do, tăng cường hợp tác bảo đảm chuỗi cung ứng (10/7/2023)

New Zealand – EU ký kết Hiệp định TM tự do, tăng cường hợp tác bảo đảm chuỗi cung ứng (10/7/2023)

Ngày phát hành 10:33 | 10/7/2023

Nhân chuyến thăm chính thức Liên minh châu Âu (EU) và dự Hội nghị thượng đỉnh NATO từ ngày 07-12/7, Thủ tướng New Zealand Chris Hipkins đã dự lễ ký kết Hiệp định Thương mại tự do New Zealand-EU; cam kết thúc đẩy hợp tác bảo đảm chuỗi cung ứng với EU và tăng kim ngạch xuất khẩu sang EU thêm 1,8 tỷ đô-la New Zealand (NZD)/năm.

Trung Quốc đáp trả phương Tây: Nguy cơ nào cho chuỗi cung ứng chip toàn cầu? (3/8/2023)

Trung Quốc đáp trả phương Tây: Nguy cơ nào cho chuỗi cung ứng chip toàn cầu? (3/8/2023)

Ngày phát hành 10:33 | 3/8/2023

Ngành công nghiệp chip thế giới đang đối mặt với những căng thẳng mới khi Trung Quốc và phương Tây liên tiếp đưa ra những động thái đáp trả lẫn nhau. Trong diễn biến mới nhất, đúng như cảnh báo trước đó, Trung Quốc đã tuyên bố ngừng xuất khẩu hai kim loại quan trọng để sản xuất chip - bước đi nhằm trả đũa các biện pháp hạn chế của Mỹ và các đồng minh châu Âu mới đây. Những động thái này sẽ tác động ra sao đến ngành công nghiệp sản xuất chip - thành phần quan trọng trong hàng loạt lĩnh vực từ điện thoại thông minh đến ô tô tự lái, máy tính hiện đại và cả sản xuất vũ khí? Chuyên gia kinh tế Bùi Ngọc Sơn phân tích cụ thể vấn đề này.

Chuyển đổi số trong kết nối chuỗi cung ứng nông sản – những câu chuyện thực tiễn (04/4/2023)

Chuyển đổi số trong kết nối chuỗi cung ứng nông sản – những câu chuyện thực tiễn (04/4/2023)

Ngày phát hành 10:22 | 4/4/2023

Tăng cường chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo để đạt được mục tiêu tăng trưởng kỳ vọng 2023.
-Chuyển đổi số trong kết nối chuỗi cung ứng nông sản – những câu chuyện thực tiễn.
- Kinh tế quốc tế: Đà phục hồi của kinh tế châu Á đang chậm lại – Đâu là điểm sáng?

12345

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
06h28-06h30 Quảng cáo
10h55-11h00 Quảng cáo
11h05-11h50 Khởi nghiệp
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
14h50-15h00 Câu chuyện QT
15h00-15h15 Bản tin TS
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 Alo VOV1
16h00-17h00 Theo dòng TS
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ VOV3
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: