Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 0:0 | 25/11/2020 Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo đã đem lại những kết quả tích cực về sản xuất, phân phối và tiêu dùng trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn. Không chỉ kết nối và thu hút các thương nhân, doanh nghiệp đầu tư, phát triển hoạt động thu mua, quảng bá sản phẩm hàng hóa nông, lâm, thủy sản của khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, chương trình còn hình thành được những chuỗi cung ứng, tiêu thụ sản phẩm hiện đại, bền vững. Hiện nay, nhiều địa phương đã chú trọng triển khai thực hiện các giải pháp thúc đẩy thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, lồng ghép vào các chương trình phát triển các sản phẩm đặc sản, đặc trưng, sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP. Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là Chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn, với trọng tâm là phát triển các nhóm sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tinh hoa, đặc biệt của mỗi vùng, được chính quyền hỗ trợ về chính sách, kỹ thuật, vốn và thị trường nhằm mang lại giá trị gia tăng cao nhất. Việc đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP đang trở thành động lực để kích thích, làm mới kinh tế nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Điều này cũng đang tạo sức bật cho các địa phương theo hướng bền vững, khẳng định vị thế cho sản phẩm hàng hóa địa phương. Tất cả những nội dung này sẽ có trong Chuyên đề của Dòng chảy kinh tế hôm nay, mời quí vị và các bạn cùng nghe:
|
Ngày phát hành 12:23 | 5/10/2022 Nhằm kết nối, hỗ trợ các đơn vị sản xuất kinh doanh sản phẩm đặc sản miền núi, vùng sâu vùng xa và hải đảo, sáng nay (05/10), tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn kinh tế Kết nối sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thương mại miền núi, vùng sâu vùng xa và hải đảo năm 2022.
|
Ngày phát hành 16:27 | 18/9/2022 Ngày 13 tháng 7 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1162/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021- 2025. Tiếp nối thành công của giai đoạn 5 năm trước, đây là chương trình đặc thù hết sức cần thiết nhằm xây dựng và phát triển hệ thống phân phối sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, thu hẹp khoảng cách về phát triển thương mại của khu vực này với các vùng miền khác, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, nâng cao thu nhập của người dân, đảm bảo an ninh quốc phòng tại khu vực này.
Với sự chung sức đồng lòng của các bộ, ngành, bức tranh thương mại của khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo đã có nhiều khởi sắc, hàng năm giá trị tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng dần, thúc đẩy phát triển sản phẩm, hàng hóa có thương hiệu là đặc trưng, đặc sản tiềm năng, đặc biệt là sản phẩm lợi thế của từng địa phương đến với nhiều thị trường. Tại nhiều địa phương đã triển khai hiệu quả việc hỗ trợ người dân tạo ra sản phẩm giá trị cao, đồng thời kết nối và thu hút các thương nhân đến trao đổi, ký hợp đồng tiêu thụ. Điều này cũng cho thấy sự đinh hướng của Chính phủ đến với các cấp, các ngành địa phương đối với phát triển thương mại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo đã phát huy tác dụng. Đây là nội dung chính của Diễn đàn chủ nhật phát trực tiếp với chủ đề: "Quyết định 1162- động lực phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo". Khách mời tham dự Diễn đàn: Bà Trịnh Thị Thanh Thủy – nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương, Bộ Công thương và Giáo sư Hoàng Đức Thân- nguyên Viện trưởng Viện Thương mại và kinh tế quốc tế- Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
|
Ngày phát hành 10:10 | 29/8/2023 Xây dựng thương hiệu đưa nông sản địa phương, ghi nhận thực tế tại Chi Lăng, Lạng Sơn. - Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi qua phát triển văn hóa - du lịch. - Kết nối sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
|
Ngày phát hành 0:0 | 16/8/2020 Khách mời: Bà Trịnh Thị Thanh Thủy – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương, Bộ Công thương; Ông Phạm Tất Thắng- nghiên cứu viên cao cấp của Viện Nghiên cứu Thương mại- Bộ Công Thương.
|
Ngày phát hành 9:59 | 17/11/2022 Sau 7 năm triển khai Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo theo Quyết định 1162 của Chính phủ, thị trường hàng hoá khu vực này đã ngày càng đa dạng, phong phú hơn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập của người dân, thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vướng mắc phát sinh cần tháo gỡ, như: giao thông, dịch vụ logistic chưa thuận lợi, chưa có nhiều cơ chế thu hút doanh nghiệp đầu tư sản xuất, chế biến sản phẩm... Tiến sĩ Nguyễn Văn Hội - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương- Bộ Công thương cùng bàn luận vấn đề này.
|
Ngày phát hành 14:8 | 5/10/2022 Sáng nay, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn kinh tế Kết nối sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thương mại miền núi, vùng sâu vùng xa và hải đảo năm 2022. Diễn đàn đã ghi nhận nhiều ý kiến của các chuyên gia, trong đó, xác định 6 nhiệm vụ tọng tâm để thúc đẩy quá trình này.
|
Ngày phát hành 9:7 | 7/12/2023 Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa biên giới và hải đảo- Những yêu cầu đặt ra trong giai đoạn mới. Tiến sĩ Nguyễn Văn Hội- Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương- Bộ Công thương.
|
Ngày phát hành 0:0 | 24/11/2020 * Phát triển thương mại ở các chợ Lào Cai, giúp người dân tăng thu nhập. * Phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, thúc đẩy phát triển kinh tế ở Lai Châu. * Tiểu thương tại Thành phố Hồ Chí Minh tham gia phiên chợ online.
|
Ngày phát hành 0:0 | 19/12/2019 Khách mời là Tiến sĩ Nguyễn Văn Hội - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách - Bộ Công thương.
|