Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “Chính sách đúng là nguồn gốc của thắng lợi. Khi đã có chính sách đúng, thì sự thành công hoặc thất bại của chính sách đó là do nơi cách tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ, và do nơi kiểm tra. Nếu ba điều ấy sơ sài, thì chính sách đúng mấy cũng vô ích... Nếu tổ chức việc kiểm tra cho chu đáo thì cũng như có ngọn đèn “pha”. Bao nhiêu tình hình, bao nhiêu ưu điểm và khuyết điểm, bao nhiêu cán bộ chúng ta đều thấy rõ. Có thể nói rằng: chín phần mười khuyết điểm trong công việc của chúng ta là vì thiếu sự kiểm tra” Vậy công tác kiểm tra giám sát, thi hành kỷ luật đảng hiện nay đã được thực hiện ra sao, những vấn đề gì cần quan tâm để kiểm tra giám sát, kỷ luật đảng ngày càng hiệu quả hơn
Một trong 3 khâu đột phá chiến lược mà Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng nhấn mạnh, đó là phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, từng bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện, cơ bản về chất lượng giáo dục đào tạo, đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng và phát triển mạnh khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh hạnh phúc. Chương trình Xây dựng Đảng hôm nay dành toàn bộ thời lượng làm rõ những điểm mới về đột phá nguồn nhân lực cũng như những giải pháp để thực hiện đột phá nhân lực quản lý lãnh đạo hiện nay.

Kiểm soát quyền lực được Đảng ta xác định là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, đã làm “xuất hiện những quan hệ không lành mạnh giữa các doanh nghiệp của tư nhân và cơ quan quản lý nhà nước, can thiệp vào quá trình xây dựng, thực thi chính sách để có đặc quyền, đặc lợi, hình thành “lợi ích nhóm”, gây hậu quả xấu về kinh tế - xã hội, làm suy giảm lòng tin của nhân dân”. Kết quả phát hiện, xử lý nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng, liên quan tới một số cán bộ lãnh đạo cao cấp gần đây cho thấy, tình trạng lợi dụng, lạm dụng quyền lực đang ở mức đáng báo động, trở thành một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành đất nước. Do đó, việc nhận diện và kiểm soát chặt chẽ quyền lực trong xã hội, ngăn ngừa các hành vi lạm dụng, sử dụng sai trái quyền lực để tham nhũng là yêu cầu cấp thiết trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13 của Đảng xác định rõ: “Giữ vững bản chất giai cấp công nhân của đảng, đảm bảo thực hiện nghiêm các nguyên tắc, quy chế, cơ chế, quy định của Đảng, Dân chủ gắn liền với tăng cường kỷ luật, kỷ cương của Đảng. Đây vừa là sự kế thừa vừa là bước phát triển chủ trương tăng cường xây dựng Đảng, chính trị của các kỳ Đại hội trước, trong đó đặc biệt bổ sung, nhấn mạnh nhiệm vụ, giải pháp thực hành dân chủ gắn liền với tăng cường kỷ luật, kỷ cương của Đảng
Công bằng xã hội là một chủ trương lớn, quan điểm nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam, thể hiện bản chất nhân văn, tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang xây dựng. Trải qua hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được hoàn thiện và từng bước được hiện thực hoá, nền kinh tế nước ta tăng trưởng liên tục và tương đối ổn định, cơ cấu kinh tế theo định hướng XHCN chuyển dịch theo hướng tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện; trong đó công bằng xã hội luôn được đảm bảo, thu hẹp và loại trừ những bất công trong xã hội. Xuyên suốt “sợi chỉ đỏ” của sự công bằng đó là mục tiêu “ không bỏ ai ở lại phía sau”.
- Những ưu điểm và hạn chế sau 5 năm thực hiện chỉ thị 05 của Bộ Chính trị Khóa XII về “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
- Vấn đề kê khai tài sản và thu hồi tài sản trong những vụ án tham nhũng-Từ quy định đến thực hiện
- Làm gì để bảo vệ, khuyến khích cán bộ "Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám nói, dám đột phá sáng tạo và dám đương đầu với thử thách”mà Nghị quyết Đại hội đảng toàn quốc lần thứ 13 đã đề ra.
- Phát triển Đảng trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước ở tỉnh Bình Dương.
-Tiết mục Học và làm theo Bác, chúng tôi giới thiệu về anh Vũ Quý Hưng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cảng Cái Lân, cây sáng kiến của Hải quan tỉnh Quảng Ninh.
Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Những nhận thức mới, rất sâu sắc về chủ nghĩa xã hội.
Đảng bộ thành phố Hải Phòng quan tâm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Noi gương Bác Hồ để giúp dân và xây dựng quê hương.
Phát huy tinh thần gương mẫu và trách nhiệm của Đảng viên, góp phần vào thành công của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 15 và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 20212026.
-Kết quả tích cực từ học tập và làm theo lời Bác ở Đảng bộ Cục Hải quan Quảng Ninh.
Việc học tập, quán triệt chỉ thị, nghị quyết của đảng viên có vai trò quan trọng nhằm thống nhất ý chí và hành động trong toàn Đảng. Vậy nhưng hiện nay vẫn còn tình trạng một số cấp ủy chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đến chất lượng, hiệu quả học tập, quán triệt nghị quyết nên có biểu hiện khoán “trắng” cho cơ quan tuyên giáo; công tác phối hợp giữa các lực lượng trong tuyên truyền, giới thiệu nghị quyết chưa chặt chẽ, hiệu quả chưa cao. Việc cán bộ, đảng viên có nhận thức lơ là hoặc sai lệch về tầm quan trọng của việc học tập, quán triệt chỉ thị, nghị quyết của Đảng, nghiên cứu lý luận chính trị dễ dẫn đến tất yếu lười học, ngại học, học đối phó.
Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng xác định tiếp tục đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược đó là “Hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển- trước hết là thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đột phá về nhân lực và hạ tầng, để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững. Vậy làm gì để thực hiện tốt khâu đột phá về thể chế mà trước hết là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đảng, Nhà nước ta rất coi trọng vai trò của văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong mọi giai đoạn lịch sử. Nguồn lực, sức mạnh của văn hóa đã được chứng minh trong quá trình dựng nước và giữ nước qua hàng ngàn năm lịch sử…. Để khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phấn đấu đến năm 2045 nước ta trở thành nước phát triển, người dân có thu nhập cao thì việc huy động sức mạnh, sức sáng tạo của mọi nguồn lực, trong đó có nguồn lực văn hóa, con người có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Với tầm nhìn đó, các văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã đưa ra nhiều quan điểm mới về phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
Một trong những biện pháp để đội ngũ cán bộ, đảng viên thực hiện chức trách, nhiệm vụ của mình chính là làm gương, nêu gương trong mọi lúc, mọi nơi cho cấp dưới và cho quần chúng nhân dân. Có thể khẳng định, thực hiện tốt biện pháp này sẽ góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, đồng thời thực hiện có hiệu quả việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong giai đoạn hiện nay.
-Văn kiện Đại hội 13 của Đảng: “Nêu cao tinh thần tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên… Đảng viên tự giác nêu gương để khẳng định vị trí lãnh đạo, vai trò tiên phong, gương mẫu, tạo sự lan toả, thúc đẩy các phong trào cách mạng… Mỗi cán bộ, đảng viên luôn tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân; có lòng nhân ái và gương mẫu về đạo đức, lối sống; thực hiện tốt cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; có ý thức tổ chức kỷ luật cao, tích cực, dũng cảm trong đấu tranh tự phê bình và phê bình; chăm lo xây dựng khối đoàn kết, thống nhất trong Đảng và trong nhân dân…