logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

“Bồi thường thiệt hại khí hậu lần đầu tiên được “nâng tầm” tại COP27 (17/11/2022)

- Bồi thường thiệt hại khí hậu lần đầu tiên được “nâng tầm” tại COP27
- Mô hình sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu tại Cù Lao Dung (Sóc Trăng)

Những mô hình sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu tại Đồng bằng sông Cửu Long (03/11/2022)

Những năm gần đây, tác động mạnh mẽ của BDKH với các hình thái đặc trưng như mặn xâm nhập, hạn hán hay nước biển dâng…đã và đang làm thay đổi môi trường tự nhiên cũng như hoạt động sản xuất tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Triển khai Nghị quyết 120 về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, các địa phương trong khu vực đã sớm đề ra giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác động của biến đổi khí hậu, giúp người dân chủ động lập kế hoạch, phương án phát triển sản xuất, thực hiện việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên hiệu quả, bền vững, thích ứng với mọi diễn biến của khí hậu, thời tiết.

Bảo vệ và Phát triển hệ thống rừng ngập mặn tại các khu Ramsar (02/11/2022)

Rừng ngập mặn gồm một nhóm cây và bụi sống trong vùng bãi triều ven biển. Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái vô cùng đa dạng, rất nhiều loài sinh vật sinh trưởng và phát triển tại đây, trong số đó có những loài chỉ sinh sống ở rừng ngập mặn. Có 29 tỉnh, thành phố có rừng và đất ngập mặn ven biển chạy suốt từ móng cái tỉnh Quảng Ninh đến Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Rừng ngập mặn có thể bảo vệ đất và giảm xói lở bờ biển nhờ hệ thống lớn các thân cành và dễ đồng thời giúp tăng diện tích đất bằng cách giữ lại và kết dính phù sa tầm quan trọng của rừng ngập mặn đối với môi trường sinh thái đã được các nhà khoa học khẳng định từ lâu các nhà khoa học xác định rừng ngập mặn còn là người bảo vệ hành tinh chống lại hậu quả thảm khốc của biến đổi khí hậu thế nhưng trước nhu cầu khai thác kinh tế đã khiến diện tích rừng ngập mặn suy giảm nghiêm trọng:

Xây dựng xanh- xu hướng tất yếu tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường (20/10/2022)

- Xây dựng xanh- xu hướng tất yếu tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường.
- Trung Quốc: Nỗ lực “xanh hóa” ngành sản xuất xi-măng

Hành động để không bị tổn thương trước biến đổi khí hậu (13/10/2022)

Từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã ghi nhận rất nhiều kiểu hiện tượng thời tiết lạ như: Mưa giông trái mùa ở ven biển miền Tây Nam bộ, động đất liên hoàn tại Kon Tum, mùa Hè ở miền Bắc đến chậm hơn so với chu kì hàng năm, sương mù, không khí lạnh xuất hiện vào thời điểm miền Bắc đang chuyển sang mùa Hè... Đây là những kiểu thời tiết dị thường, hiếm gặp, phản ảnh rõ thực trạng khí hậu đang bị biến đổi, trái với quy luật tự nhiên. Theo nhận định của nhiều nhà khoa học, có mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu do con người gây ra và một số hiện tượng thời tiết khắc nghiệt. Và tình trạng biến đổi khí hậu đang ở mức nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu đến con người nếu chúng ta tiếp tục tàn phá và hủy hoại môi trường sống

Bà Rịa-Vũng Tàu: Bảo tồn đa dạng sinh học tại khu Ramsar biển đảo đầu tiên của Việt Nam (17/10/2022)

Bên cạnh giá trị lịch sử to lớn – huyện đảo Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu còn được ví như báu vật thiên nhiên với nhiều ưu thế về sinh cảnh, môi trường vùng hải đảo. Đặc biệt, vùng rừng ngập mặn của Vườn quốc gia Côn Đảo đã được Ban Thư ký công ước Ramsar về bảo tồn các vùng đất ngập nước công nhận là khu Ramsar thứ 6 của Việt Nam. Sở hữu một khu Ramsar với huyện đảo Côn Đảo là vinh dự, là trách nhiệm nhưng cũng là cơ hội vàng để bảo tồn sự đa dạng sinh học vùng đất ngập nước, nâng vị thế quần đảo Ngọc có sức hút với rất lớn đối với giới nghiên cứu cũng như du khách.

Sản xuất nông nghiệp thuận tự nhiên chuyện ở vùng đất ngập nước ven vườn quốc gia Xuân Thuỷ (06/10/2022)

Có một tín hiệu vui là ngày càng có nhiều người tiêu dùng như chị quan tâm sử dụng những sản phẩm có xuất xứ rõ ràng, được nuôi trồng và chế biến an toàn và đó cũng là động lực để những mô hình sản xuất nông nghiệp thuận tự nhiên ở nước ta phát triển. Mời chị Minh Châu và quý vị thính giả sẽ cùng về với vùng đất ngập nước ven vườn quốc gia Xuân Thủy thuộc xã Giao An, huyện Giao Thủy của tỉnh Nam Định. Nơi đây có hàng chục hộ nông dân cùng chung niềm đam mê sản xuất nông nghiệp thuận tự nhiên đã tìm đến với nhau để xây dựng một hệ sinh thái nông nghiệp bền vững và đáp ứng nhu cầu về thực phẩm sạch của thị trường:

Chủ động phòng ngừa, ứng phó thiên tai những tháng cuối năm (29/09/2022)

2022 là năm thứ ba liên tiếp khí hậu toàn cầu ở trạng thái La Nina, khiến các loại hình thiên tai xảy ra với tần suất cao hơn, mức độ khốc liệt hơn và cũng khó dự đoán hơn. Cơn bão số 4 (tên quốc tế là Noru), được xem là mạnh nhất trong 20 năm qua vừa đổ bộ vào đất liền nước ta, cũng đã gây thiệt hại cho các tỉnh miền Trung. 3 tháng cuối năm, thiên tai còn diễn biến phức tạp. Bởi vậy, tinh thần chủ động phòng ngừa, ứng phó trước thiên tai vẫn cần được các địa phương thực hiện nghiêm túc.

Việt Nam nỗ lực bảo vệ tầng ô-dôn để bảo vệ khí hậu trái đất (24/09/2022)

- Các doanh nghiệp đầu tư, đổi mới công nghệ loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn
- Chile: ra mắt xe bus chạy điện, đóng góp vào mục tiêu giảm khí phát thải của chính phủ

Công nghệ xanh- giải pháp giúp Việt Nam thích ứng với biến đổi khí hậu (15/09/2022)

Việt Nam được đánh giá là một trong 5 quốc gia trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Và thực tế này đang đặt ra cho chúng ta bài toán phải có những giải pháp mới, ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo để thích ứng và phát triển kinh tế, xã hội. Hay nói cách khác, chính những thách thức liên quan đến biến đổi khí hậu cũng là cơ hội để chúng ta phát triển những công nghệ mới, những giải pháp xanh, thân thiện với môi trường.

“Kinh tế tuần hoàn – xu thế phát triển tất yếu” (01/09/2022)

Kinh tế tuần hoàn là một thuật ngữ được nhắc nhiều trong thời gian gần đây, đặc biệt trong bối cảnh nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đang chịu nhiều tác động ô từ nhiễm môi trường hay cạn kiệt tài nguyên sau một quá trình phát triển nóng. Tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu của Việt Nam cho thấy sự chuyển đổi sang sản xuất tiêu dùng bền vững là một nhiệm vụ quan trọng nhằm hướng tới nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường. “Kinh tế tuần hoàn – xu thế phát triển tất yếu” là nội dung chúng tôi chuyển tới quý vị và các bạn trong chương trình hôm nay.

Nông nghiệp bền vững góp phần đưa phát thải ròng về 0 theo cam kết tại COP26 (18/08/2022)

Mỗi năm, sản xuất nông nghiệp nước ta thải ra môi trường khoảng 80 triệu tấn khí thải CO2 quy đổi, chiếm trên 30% tổng lượng khí nhà kính toàn quốc. Trong đó gần 70% phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp đến từ hoạt động trồng trọt. Trước thực tế này, những cam kết của Việt Nam tại COP 26 về đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050, giảm 30% phát thải mê tan toàn cầu vào năm 2030 là xu thế tất yếu để đảm bảo nước ta trở thành nhà cung ứng lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm, bền vững cho toàn cầu.

“Ngăn chặn rác thải nhựa đại dương – bắt đầu từ nâng cao nhận thức cộng đồng” (12/08/2022)

“90% quần thể cá lớn bị cạn kiệt và 50% rạn san hô bị phá hủy, ô nhiễm rác thải nhựa đã chạm đến nơi sâu nhất trong lòng đại dương và con người đang lấy đi từ đại dương nhiều hơn những gì có thể được bổ sung” – cảnh báo của Liên Hợp Quốc trước những nguy cơ chưa từng có tiền lệ mà đại dương phải đối mặt đã được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường Trần Hồng Hà nêu ra trong Lễ mít tinh Kỷ niệm Ngày đại dương thế giới 2022 trung tuần tháng 6 vừa qua. Ngăn chặn rác thải nhựa hoặc hạn chế sử dụng các sản phẩm từ nhựa là yêu cầu cấp bách, trong đó, tạo sự chuyển biến về ý thức, nhận thức cho cộng đồng, bắt đầu từ những việc làm nhỏ nhất của mỗi cá nhân được xem là một trong những giải pháp tối ưu để ngăn chặn từ gốc vấn nạn này.

Công nghệ xanh- giải pháp để Việt Nam thích ứng với biến đổi khí hậu (4/8/2022)

Việt Nam được đánh giá là một trong 5 quốc gia trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Và thực tế này đang đặt ra cho chúng ta bài toán phải có những giải pháp mới, ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo để thích ứng và phát triển kinh tế, xã hội. Hay nói cách khác, chính những thách thức liên quan đến biến đổi khí hậu cũng là cơ hội để chúng ta phát triển những công nghệ mới, những giải pháp xanh, thân thiện với môi trường. “Công nghệ xanh- giải pháp giúp Việt Nam thích ứng với biến đổi khí hậu” là nội dung được chúng tôi chuyển tới quý vị và các bạn trong chương trình Sống chung với biến đổi khí hậu tuần này.

Bảo vệ rừng – “lá phổi xanh” trước diễn biến khắc nghiệt của thời tiết (28/07/2022)

Các tỉnh, thành miền Bắc và Trung Bộ đang tiếp tục hứng chịu đợt nắng nóng mới với nhiệt độ có nơi cao trên 37 độ. Thời tiết nắng nóng, hanh khô khiến nguy cơ cháy rừng ở mức cao. Nhiều diện tích rừng tại các tỉnh từ Nghệ An đến Bình Thuận hiện đang nằm trong vùng cảnh báo cháy cấp 5, cấp cực kỳ nguy hiểm. Hầu hết các khu rừng này là rừng thông, keo dễ bắt lửa, một khi hỏa hoạn xảy ra, đám cháy sẽ lan nhanh và khó có khả năng dập tắt. Các ban ngành chức năng địa phương và lực lượng kiểm lâm, người trồng rừng đã và đang thực hiện đồng bộ các giải pháp để bảo vệ rừng trong mùa khô này.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
05h50-05h59 Quảng cáo
05h59-06h00 Báo giờ
06h28-06h30 Quảng cáo
07h00-08h30 Theo dòng TS
08h30-08h35 Bản tin VH-XH
08h35-08h40 Quảng cáo
08h50-8h55 Quảng cáo
09h35-09h40 Quảng cáo
09h55-10h00 Quảng cáo
10h00-10h05 Bản tin TS
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h35-11h50 Kết nối 54
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
14h05-14h50 Khởi nghiệp
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: