logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Căng thẳng “cuộc đua” vào vào lớp 10: Băn khoăn phí “đặt cọc, giữ chỗ” trường tư (09/4/2024)

Đến thời điểm hiện tại, nhiều tỉnh, thành phố đã công bố môn thi, cách thức làm bài thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT, năm học 2024-2025. Trong khi đó, Sở GD&ĐT Hà Nội cũng vừa ban hành kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10, với 3 môn: Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ. Thí sinh dự thi vào lớp 10 năm nay cũng là các em học sinh cuối cùng học theo chương trình GDPT 2006 nên cuộc đua càng trở nên “nóng”. Từ nhiều năm qua, tuyển sinh lớp 10 ở Hà Nội luôn được coi “nóng” hơn thi đại học. Bởi vì chỉ có khoảng 60% học sinh đỗ vào các trường công lập, còn lại theo học trường tư hoặc trường nghề. Chính vì suất vào trường công hạn chế, nên để giúp con có thêm phương án dự phòng, không ít phụ huynh chấp nhận mất tiền để giữ một suất học ở trường THPT ngoài công lập. Những khoản này được gọi là “phí giữ chỗ”, “phí ghi danh” hay “đặt cọc”, với nhiều mức giá khác nhau, tùy trường. TS Lê Thống Nhất – Người sáng lập hệ thống Big Schools, Vina Schools sẽ cùng bàn luận vấn đề này.

Cổ nhạc Kinh Kỳ: "Bảo tàng sống" tôn vinh văn hoá dân tộc (09/4/2024)

Căng thẳng “cuộc đua” vào lớp 10: Băn khoăn “phí giữ chỗ” trường tư
- Cổ nhạc Kinh Kỳ: "Bảo tàng sống" tôn vinh văn hoá dân tộc
- Gặp gỡ những cựu chiến binh người Ê đê tích cực hỗ trợ bà con buôn làng cùng lao động sản xuất, góp phần xây dựng quê hương

Tăng cường kiểm tra, giám sát sau khi liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm (8/4/2024)

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc tập thể lên tới hàng trăm người phải nhập viện điều trị liên tục xảy ra tại các địa phương đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng mất an toàn thực phẩm nói chung, thức ăn đường phố nói riêng. Mới đây nhất, vào ngày 5/4, một học sinh đã tử vong và hàng loạt học sinh tiểu học và THCS ở Nha Trang, Khánh Hòa phải nhập viện sau khi ăn sáng nhiều món khác nhau tại các hàng quán và từ những người bán hàng rong bên ngoài cổng trường. Trước thực trạng nhức nhối ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người dân, chuyên gia y tế có cảnh báo gì đến cộng đồng để nhận biết ngưỡng an toàn, phòng ngừa nguy cơ ngộ độc thực phẩm? PGSTS Nguyễn Duy Thịnh, chuyên gia công nghệ thực phẩm Đại học Bách Khoa HN cùng bàn luận câu chuyện này.

“Ghép ước mơ” từ những mảnh thủy tinh vỡ (06/04/2024)

Trò chuyện với nghệ sỹ nhân dân Bạch Tuyết về hành trình tìm kiếm tài năng cho sân khấu ca cổ, qua chương trình truyền hình thực tế “Học viện cải lương”.
- Chàng trai 9x ở tỉnh Quảng Ninh “ghép ước mơ” từ những mảnh thủy tinh vỡ.

Giá vé máy bay nội địa quá cao và những ảnh hưởng đến ngành du lịch khi mùa cao điểm hè đang đến gần (5/4/2024)

Hãng hàng không Pacific Airlines mới đây trả toàn bộ máy bay, tạm dừng khai thác để giảm nợ. Bamboo Airways cũng đang dừng sử dụng 2/3 số máy bay để thu hẹp qui mô. Trong khi đó, VietNam Airlines và Vietjet Air đang cho 44 máy bay Airbus đi bảo dưỡng, do động cơ bị lỗi. Tổng cộng tính đến 31/3, đội bay của Việt Nam có 205 máy bay nhưng chỉ khai thác 159 máy bay. Đây là một trong những lí do chính khiến giá vé máy bay nội địa cao ngất ngưởng, đặc biệt trong dịp cao điểm 30/4 - 1/5 sắp tới.
Giá vé máy bay ở mức “trên trời” ảnh hưởng như thế nào đến ngành du lịch, khi mùa cao điểm hè đang đến gần? Cần những điều tiết ra sao từ các ban ngành và cả các hàng không, để các đơn vị lữ hành, khách sạn, nhà hàng… cũng như người dân và cả nền kinh tế xã hội, không chịu tác động tiêu cực từ việc giá vé máy bay tăng quá cao? Về lâu dài, nên có sự đầu tư, chuẩn bị ra sao, để ngành du lịch nhiều địa phương và các doanh nghiệp giảm thiểu thiệt hại mỗi đợt giá vé máy bay tăng đột biến? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là ông Phạm Hải Quỳnh, Viện trưởng Viện Phát triển Du lịch Châu Á và ông Bùi Thanh Tú, Giám đốc Marketing BestPrice Travel – công ty du lịch với gần 15 năm kinh nghiệm.

Dự án phòng thu âm giúp thanh thiếu niên ở Australia tìm lại sự tự tin trong cuộc sống (5/4/2024)

Giá vé máy bay nội địa quá cao và những ảnh hưởng đến ngành du lịch khi mùa cao điểm hè đang đến gần.
- Đồng hành hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp từ tài nguyên bản địa

Tăng cường các biện pháp phòng ngừa hỏa hoạn trong mùa nắng nóng (4/4/2024)

Thói quen “xài chùa” các tác phẩm âm nhạc trên môi trường số.
- Tăng cường các biện pháp phòng ngừa hỏa hoạn trong mùa nắng nóng của các lực lượng chức năng của tỉnh Vĩnh Phúc.
- Khách sạn sâu nhất thế giới, chỉ mở cửa duy nhất một ngày mỗi tuần ở nước Anh,

Đề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 giờ/tuần, có hợp lý hợp tình? (03/4/2024)

Theo dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động có thể làm thêm song không quá 20 giờ/tuần trong kỳ học và không quá 48 giờ/tuần trong kỳ nghỉ. Học sinh, sinh viên được trả tiền làm thêm giờ theo thỏa thuận với người sử dụng lao động căn cứ trên thời gian thực tế làm, khối lượng và chất lượng công việc. Quy định này đang thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân. Đề xuất này có phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay tại nước ta?

Khi trường học… vỡ nợ: Cần chấn chỉnh hoạt động ra sao? (02/4/2024)

Những bê bối xoay quanh vụ việc trường Quốc tế Mỹ Việt Nam nợ phụ huynh 3.200 tỷ đồng đang gây sốt trong dư luận. Sở dĩ các phụ huynh cho trường vay hàng chục tỷ đồng là bởi con họ sẽ được miễn học phí trong vòng 12 năm cùng các khoản đầu tư, tương đương mức lãi suất gần 12%/năm - gấp đôi so với mức lãi suất ngân hàng hiện nay.
Nhiều trường dân lập, tư thục, trường có yếu tố nước ngoài cũng có hình thức huy động vốn này từ cha mẹ học sinh như vậy. Trước đó, nhiều phụ huynh bị Apax Leaders (thuộc hệ sinh thái Egroup) nợ tiền học phí từ vài triệu đến vài trăm triệu đồng. Hay như một trường quốc tế ở Quảng Nam bất ngờ không hoạt động, chủ trường biến mất trước ngày khai giảng khiến phụ huynh một phen nháo nhác. Nhưng vụ việc trường Quốc tế Mỹ Việt Nam đang bị “vỡ nợ” đã gióng lên hồi chuông báo động cho các cơ quan quản lý cũng như phụ huynh. Cùng bàn luận nội dung này với sự tham gia của PGS.TS. Đặng Thị Thanh Huyền, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Quản lý Giáo dục thuộc Học viện Quản lý Giáo dục; Chủ tịch Hội đồng quản lý, Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục và nghề nghiệp.

Gia Lai- Nâng cao trách nhiệm cộng đồng để phòng chống cháy rừng (02/4/2024)

Khi trường học… vỡ nợ: Cần chấn chỉnh hoạt động ra sao?
- Gia Lai- Nâng cao trách nhiệm cộng đồng để phòng chống cháy rừng.
- Câu chuyện về thầy giáo Đinh Công Tuyến- Trường THCS Sông Khoai (tỉnh Quảng Ninh) người biến vỏ điệp giấy bỏ đi thành những bức tranh độc đáo.

3 cây sao đen cổ thụ trên phố Lò Đúc, Hà Nội bị chết khô - trách nhiệm thuộc về ai? (1/4/2024)

Cuối tuần qua, Thành phố Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị chức năng tiến hành cuộc điều tra liên quan đến phản ánh của báo chí về việc 3 cây sao đen cổ thụ trên phố Lò Đúc, Hà Nội bị chết khô. Dư luận đã đặt nghi vấn rằng các cây sao đen trăm tuổi này đã bị bức tử trước khi lực lượng chức năng đốn hạ. Để biết được nguyên nhân những cây này chết và có việc cây bị bức tử hay không thì còn phải chờ kết luận của Công an Thành phố Hà Nội, song những nghi vấn liên quan đến câu chuyện này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về những hậu quả khó lường nếu chính quyền và người dân thờ ơ trước việc chăm sóc, bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường sống. Và một lần nữa, câu hỏi “trách nhiệm thuộc về ai” trong câu chuyện này cũng cần được nhìn nhận thấu đáo để ngăn chặn các vụ việc tương tự xảy ra, đó là cây chết mà không biết lỗi của ai! Kiến trúc sư Trần Huy Ánh, Ủy viên thường vụ Hội Kiến trúc sư TP Hà Nội cùng bàn luận câu chuyện này.

Người trồng cà phê phấn khởi khi giá tăng cao (1/4/2024)

I-rắc bùng nổ du lịch cắm trại trên sa mạc thu hút giới trẻ.
- Sự phấn khởi của người trồng cà phê khi giá tăng cao.

Nha Trang từ làng chài trở thành trung tâm du lịch biển quốc tế (30/03/2024)

Nha Trang từ làng chài trở thành trung tâm du lịch biển quốc tế.
- Trò chuyện với đạo diễn Trần Anh Hùng, niềm tự hào của điện ảnh Việt về “Muôn vị nhân gian”

Bản quyền âm nhạc trên môi trường số: Thói quen “xài chùa” và lỗ hổng pháp lý (29/3/2024)

Tại Việt Nam, khoảng 80% doanh thu tiền bản quyền đến từ môi trường số và người Việt chủ yếu nghe nhạc trên không gian này. Trong khi đó, sự xuất hiện của các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI) và nhiều thiết bị khác, đang thay đổi mô hình tiêu thụ và sáng tạo nội dung. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với thị trường bản quyền. Thông tin được đưa ra tại diễn đàn thường niên Bản quyền Việt Nam - Hàn Quốc năm 2024 diễn ra tại TP.HCM mới đây. Sự phát triển mạnh mẽ của Internet, các nền tảng số, mạng xã hội giúp mọi người đều có thể tham gia vào hoạt động âm nhạc trên không gian mạng, bao gồm từ việc sáng tạo, trình diễn đến công bố tác phẩm. Song cũng vì thế mà những vấn đề liên quan tới bản quyền âm nhạc trên không gian mạng lại càng trở nên phức tạp hơn. Việc “xài chùa chất xám” xảy ra như “cơm bữa” khiến các nhạc sĩ mất bao công “thai nghén tác phẩm”, song lại đau đớn nhìn “đứa con” tinh thần của mình bị người khác sử dụng vô tội vạ. Đây cũng là nội dung của Dòng chảy sự kiện hôm nay, cùng sự tham gia bàn luận của Tiến sĩ, nhạc sĩ, nhà báo Phạm Việt Long, Tổng Biên tập Tạp chí Văn hóa và Phát triển, Chủ tịch Hội đồng Quản lý Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển.

Du lịch trải nghiệm cung đường đẹp nhất Việt Nam bằng tàu lửa

Bản quyền âm nhạc trên môi trường số: Thói quen “xài chùa” và lỗ hổng pháp lý.
- Du lịch trải nghiệm cung đường đẹp nhất Việt Nam bằng tàu lửa.
- Paris (Pháp): “hồi sinh” cuộc đua thú vị dành riêng cho những người bồi bàn.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h50-05h59 Quảng cáo
06h28-06h30 Quảng cáo
9h15-10h00 Đối thoại
11h05-11h10 Quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h00-13h30 CLB âm nhạc
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 A lô, VOV1
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
23h30-24h00 Nhịp sống
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: