logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Không gọi học sinh kiểm tra miệng, trả bài bất chợt: Thực hiện thế nào cho hiệu quả? (19/9/)

Những ngày qua, mạng xã hội liên tục chia sẻ nội dung yêu cầu giáo viên không kiểm tra miệng đầu giờ kiểu “kêu bất chợt, hỏi bất chợt” của Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM. Lời đề nghị này đang nhận được sự quan tâm của nhiều thầy cô giáo, học sinh và các phương tiện thông tin đại chúng trong những ngày qua. Cùng với những ý kiến đồng tình, cũng có những ý kiến khác cho rằng không kiểm tra “kêu bất chợt, hỏi bất chợt” thì học sinh sẽ không chịu học bài. Học xong mà không kiểm tra bài cũ thì học sinh không chịu học và sẽ quên hết. Trong khi, chỉ tiêu học lực nhà trường giao cụ thể, không đạt được sẽ ảnh hưởng, ai sẽ chịu trách nhiệm.

Phép màu nào giúp hơn 70 người sống sót sau vụ cháy chung cư mini quận Thanh Xuân? (18/9/2023)

Bằng lòng quả cảm và nghiệp vụ thành thạo, lực lượng công an, cảnh sát phòng cháy chữa cháy, cùng các đội cứu hộ chuyên nghiệp, với sự giúp sức của người dân, đã cứu sống được hơn 70 nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini kinh hoàng ở số 37 ngách 29/70 phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân (Hà Nội) đêm 12/9. Để hiểu thêm về những câu chuyện về lòng nhân ái, tinh thần dũng cảm, xả thân cứu người và nghiệp vụ cứu hộ cứu nạn chuyên nghiệp, những bài học và kỹ năng cơ bản mà hiệu quả để phòng cháy chữa cháy, Thượng tá Nguyễn Văn Thắng, Phó Trưởng Công an quận Thanh Xuân, phụ trách Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ và anh Phạm Quốc Việt – người sáng lập và là đội trưởng Đội hỗ trợ sơ cứu miễn phí FAS Angel cùng bàn luận về câu chuyện này. Cả hai đều là người trực tiếp tham gia trợ giúp các nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini kinh hoàng vừa qua.

Cháy chung cư mini - Lỗ hổng lớn từ đâu? (15/9/2023)

Vụ cháy chung cư mini ở số 37 ngách 29/70 phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân (Hà Nội) vẫn đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận với nhiều câu hỏi: Đâu là lỗ hổng trong công tác quản lý, cấp phép xây dựng và bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy cho loại hình nhà ở này? Cá nhân, cơ quan, đơn vị nào phải chịu trách nhiệm sau tai họa thảm khốc vừa qua? Cần làm gì để ngăn chặn và hạn chế đến mức thấp nhất các vụ hỏa hoạn thương tâm tương tự? kiến trúc sư, Tiến sỹ Ngô Doãn Đức – nguyên Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.

"Chủ động, sáng tạo" trong đổi mới giáo dục: Làm sao để giáo viên và nhà trường tận dụng cơ hội được trao quyền? (14/9/2023)

Đổi mới giáo dục phổ thông là xu thế tất yếu nhằm xoay chuyển nền giáo dục hướng tới phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh. Năm học 2023-2024 là năm học thứ tư mà ngành giáo dục triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, được kỳ vọng là tạo nên bước phát triển đột phá, thay đổi căn bản giáo dục phổ thông từ giáo dục dựa trên nội dung, sang giáo dục dựa trên năng lực. Năm học 2023-2024 được coi là năm bứt phá đổi mới giáo dục – lời khẳng định cùng thông điệp kêu gọi giáo viên chủ động và sáng tạo để đổi mới giáo dục từ người đứng đầu ngành giáo dục đào tạo, đã thu hút sự quan tâm của xã hội, đặc biệt là báo giới. Thế nhưng, khát vọng nhà giáo “chủ động” và “sáng tạo” nên bắt đầu từ đâu? Làm sao để giáo viên và nhà trường tận dụng được cơ hội trao quyền?

Phân loại rác thải tại nguồn- cần được vận hành đồng bộ (13/9/2023)

Dự kiến tháng 9 này, Bộ Tài nguyên môi trường sẽ ban hành hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt. Đây là cơ sở để các địa phương triển khai hướng dẫn người dân phân loại rác tại nguồn theo lộ trình chậm nhất đến ngày 31/12/2024. Thời gian qua, công tác phân loại chất thải tại nguồn đã được các cấp, các ngành, các địa phương quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, việc phân loại tại nguồn chưa đạt được kết quả như kỳ vọng do các chương trình phân loại rác tại nguồn ở các địa phương phần lớn chỉ mang tính thử nghiệm, chưa đồng bộ.
Theo lộ trình, từ năm 2025 bắt đầu thực hiện phân loại rác thải - thời gian chỉ còn hơn 1 năm, liệu có đủ để thực hiện kế hoạch đúng thời hạn? Cần có lộ trình và đầu tư đồng bộ ra sao? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là PGS.TS Trương Mạnh Tiến, Chủ tịch Hội Kinh tế môi trường Việt Nam

Nâng cao hiệu quả quản lý an toàn thực phẩm - thực trạng và giải pháp từ cơ sở (12/9/2023)

Từ đầu năm đến nay, toàn quốc ghi nhận 57 vụ ngộ độc thực phẩm làm 864 người mắc và 13 trường hợp tử vong. Đáng chú ý xuất hiện ngộ độc do Clostridium Botulium - là loại độc tố rất hiếm gặp trước đây. Bên cạnh đó, các vụ ngộ độc tập thể, ngộ độc trong gia đình do ăn uống, sử dụng rượu vẫn diễn ra tại không ít địa phương. Về công tác quản lý, các ngành chức năng tiến hành kiểm tra hàng vạn đơn vị sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, trong đó xử phạt hàng nghìn trường hợp vi phạm. Tại cuộc họp Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì diễn ra mới đây đã yêu cầu, cần tiếp tục phát huy vai trò của các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm và đặc biệt là vai trò của chính quyền cấp xã, phường trong công tác quản lý lĩnh vực này.

Ý nghĩa phiên họp giả định “ Quốc hội trẻ em” (11/9/2023)

Tại Hội trường Diên Hồng đã diễn ra phiên toàn thể phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em"; lần thứ nhất, năm 2023. Đây là lần đầu tiên, một phiên họp do trẻ em điều hành, đóng vai chủ tịch Quốc hội, Phó chủ tịch Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội, các thành viên Chính phủ để góp tiếng nói vào hai chủ đề chính là "Bảo vệ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng"; và "Phòng, chống tai nạn thương tích, bạo lực, xâm hại trẻ em". Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” đã thành công tốt đẹp với sự tham gia của 263 thiếu nhi tiêu biểu đại diện cho 15 triệu đội viên, thiếu niên, nhi đồng trên cả nước. Dòng chảy sự kiện hôm nay, chúng ta cùng nhìn lại những cảm xúc và ý nghĩa mà phiên họp giả định này mang lại. Cùng với đó là những thông điệp, giá trị của phiên họp với Quốc hội, Chính phủ trong việc hoàn thiện các chính sách liên quan đến trẻ em. Bà Nguyễn Thị Mai Thoa, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Phó trưởng Ban tổ chức phiên họp “Quốc hội trẻ em” cùng bàn luận câu chuyện này.

Phim về đề tài chiến tranh, cách mạng phải chăng không còn hấp dẫn với thời đại hiện nay? (8/9/2023)

Kể từ khi bộ phim đầu tiên của điện ảnh cách mạng Việt Nam là “Chung một dòng sông” ra đời năm 1959, cho đến cuối những năm 80 của thế kỷ 20, những bộ phim về đề tài cách mạng, chiến tranh đã thực sự thăng hoa. Đó là “Vợ chồng A Phủ; Con chim vành khuyên; Chị Tư Hậu; Rừng xà nu”, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm; Em bé Hà Nội”... Sau ngày thống nhất đất nước, điện ảnh Việt Nam tiếp tục có những tác phẩm kinh điển về đề tài chiến tranh và hậu chiến như Bao giờ cho đến tháng Mười; Tướng về hưu ...Có thể thấy, chúng ta có một dòng phim về đề tài cách mạng đáng tự hào - nhưng đó đều là trong “quá khứ”. Câu hỏi đặt ra là: Phim về đề tài chiến tranh, cách mạng phải chăng không còn hấp dẫn với thời đại hiện nay? Hay còn những vấn đề gì nữa khiến dòng phim này trở nên thiếu hấp dẫn với công chúng? Nhà phê bình điện ảnh - văn học Mai Anh Tuấn cùng bàn luận câu chuyện này.

Không gian nghệ thuật công cộng, làm sao để giữ gìn khai thác bền vững (07/9/2023)

Những năm gần đây, các không gian nghệ thuật công cộng ra đời góp phần tạo cảnh quan sạch, đẹp, mang đến những trải nghiệm văn hóa cho cộng đồng, thu hút khách du lịch đến với Hà Nội. Tuy nhiên, sau một thời gian khai thác, các không gian này bị xuống cấp, không còn giữ được vẻ đẹp ban đầu, có nguy cơ trở thành “rác nghệ thuật”. Vậy, làm thế nào để bảo vệ, khai thác một cách bền vững những không gian nghệ thuật công cộng này?

Cần tháo gỡ những điểm “nghẽn” trong dạy học tích hợp ra sao? (5/9/2023)

Hôm nay (5/9), các trường học trên cả nước tổ chức khai giảng năm học mới 2023-2024. Đây là năm thứ 3 thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở cấp THCS. Cùng với những kết quả tích cực, vẫn còn đó những bất cập khi triển khai các môn học tích hợp làm “nóng” dư luận trước thềm năm học mới.
Tại buổi làm việc của Đoàn giám sát của Quốc hội mới đây, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn thừa nhận việc triển khai môn tích hợp là “một thách thức lớn đang đặt ra”. Còn tại buổi gặp gỡ giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên toàn quốc, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng cho rằng, vấn đề dạy học tích hợp là “điểm nghẽn” khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. Bộ GD&ĐT dự kiến sẽ có một số điều chỉnh về cách dạy. Có nên “lối cũ ta về” với việc dạy học tích hợp – nghĩa là quay về như cũ thành các đơn môn, hay vẫn kiên trì đổi mới? Cần tháo gỡ những điểm “nghẽn” trong dạy học tích hợp ra sao? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là PGS TS Nguyễn Chí Thành - Trưởng khoa Sư phạm, Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội.

Phát huy giá trị di tích, bồi dưỡng lòng yêu nước của giới trẻ: Biến “hot trend” thành thói quen (4/9/2023)

Vào ngày kỉ niệm hay dịp lễ lớn của đất nước, người dân thường lựa chọn tới thăm quan các “địa chỉ đỏ” như một cách để tưởng nhớ, tri ân chiến công và sự hi sinh của các thế hệ đi trước. Thời gian vừa qua, các bảo tàng, triển lãm, khu di tích lịch sử đang dần hot trở lại, thu hút một lượng khách du lịch đông đảo, đặc biệt là các bạn trẻ trong độ tuổi học sinh, sinh viên. Điều đó cho thấy, cùng với sự bùng nổ của mạng xã hội, các bảo tàng, khu di tích lịch sử đã “tiến gần” hơn tới giới trẻ. Tuy nhiên, ngoài những bạn đến tham quan, tìm hiểu lịch sử, có không ít bạn trẻ vẫn coi việc tham quan các bảo tàng, triển lãm, khu di tích lịch sử là “trào lưu, hot trend”, khi nhiều người đến đây với một tâm thế để check-in, sống ảo nhằm có ảnh đẹp mang về. Tiến sĩ Xã hội học Thân Trung Dũng - Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển, đồng thời là Giám đốc Trung tâm Đào tạo và phát triển Tri thức cùng bàn luận câu chuyện này.

Làm thế nào để nghỉ lễ vui khoẻ, an toàn, không bị “chặt chém”? (30/8/2023)

Dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay kéo dài bốn ngày, là kỳ nghỉ dài cuối cùng trong năm, lại đúng thời điểm trước thềm năm học mới nên rất thuận lợi để nhiều người tranh thủ đi du lịch cùng gia đình, bạn bè. Mặc dù nhu cầu không tăng cao như nghỉ lễ 30/4, 1/5 hay bùng nổ như thời điểm du lịch hè, nhưng dịp nghỉ lễ 2/9 vẫn được coi là cơ hội "vàng" để ngành du lịch tiếp tục hút khách, tăng tốc phục hồi.
Xu hướng du lịch nghỉ lễ năm nay có gì đặc biệt? Làm thế nào để nghỉ lễ vui khoẻ, an toàn, không bị “chặt chém”? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là ông Nguyễn Công Hoan, Tổng Giám đốc Công ty Flamingo RedTours, Trưởng Ban Truyền thông Hiệp hội Du lịch Việt Nam

Những yếu tố nào giúp đội tuyển U23 Việt Nam bảo vệ thành công ngôi vô địch Đông Nam Á? (28/8/2023)

Sự kiện đội tuyển bóng đá nam U23 Việt Nam bảo vệ thành công chức vô địch Đông Nam Á và trở thành đội đầu tiên trong lịch sử giải đấu này 2 lần lên ngôi vương, đang thu hút sự chú ý của dư luận với nhiều câu hỏi: Yếu tố nào giúp U23 Việt Nam lập nên kỳ tích này? Nền bóng đá nước nhà đã thật sự chuyển mình bứt phá, thoát khỏi tư duy “xây nhà từ nóc” hay chưa? Cần tiếp tục đầu tư mạnh mẽ ra sao cho bóng đá trẻ Việt Nam để chinh phục giấc mơ vươn tầm châu lục và thế giới?

Làm thế nào để phòng ngừa các tình huống nguy hiểm và tạo không gian an toàn cho trẻ? (23/8/2023)

Mới đây, dư luận xã hội rúng động trước vụ một bé trai 7 tuổi sinh sống trong khu biệt thự trên quận Long Biên, Hà Nội bị bắt cóc tống tiền, với số tiền chuộc lên đến 15 tỷ đồng. Dư luận chưa hết bàng hoàng bởi phương thức, thủ đoạn của đối tượng rất manh động, liều lĩnh thì lại hoang mang, lo lắng khi tiếp tục xảy ra vụ nghi bắt cóc một bé gái 8 tuổi ở Quảng Trị lúc cháu bé đang chơi trên vỉa hè quốc lộ 1. Rất may sau đó lực lượng chức năng đã chặn bắt nghi phạm kịp thời, giải cứu cháu bé. Những vụ việc tương tự như vậy có thể xảy ra ở bất cứ đâu, bất kỳ gia đình nào.
Thời gian gần đây, hiện tượng bắt cóc trẻ em có chiều hướng gia tăng không chỉ gây bức xúc trong xã hội mà đang trở thành mối lo lớn đối với các bậc phụ huynh, khi mà cái ác đang nhắm vào những đứa trẻ còn non nớt, ngây thơ và không có khả năng kháng cự. Vậy thế nào để phòng ngừa cũng như bảo vệ con trẻ khỏi mối nguy hiểm này? Làm sao để tạo không gian an toàn cho trẻ? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là Chuyên gia tâm lý – PGS TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các khoa học giáo dục, Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội.

Kỳ vọng gì từ cuộc thi tìm giải pháp công nghệ chống biến đổi khí hậu tại Việt Nam? (22/8/2023)

Thách thức Net Zero - cuộc thi tìm kiếm các giải pháp công nghệ chống biến đổi khí hậu, vừa được phát động hôm qua tại TP.HCM đang thu hút sự chú ý của dư luận. Nhiều người đặt câu hỏi: Phải làm gì để có nhiều doanh nhân, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực kinh tế xanh giới thiệu các sản phẩm khả dụng tham gia cuộc thi? Ban tổ chức cần hỗ trợ thí điểm triển khai những giải pháp tại Việt Nam, kết nối với các nhà đầu tư và quảng bá tới thế giới như thế nào? Nên lưu ý ra sao để các công nghệ, ý tưởng về chống biến đổi khí hậu có khả năng ứng dụng hiệu quả, lâu bền trong thực tiễn?

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
05h50-05h59 Quảng cáo
05h59-06h00 Báo giờ
06h28-06h30 Quảng cáo
07h00-08h30 Theo dòng TS
08h30-08h35 Bản tin VH-XH
08h35-08h40 Quảng cáo
08h50-8h55 Quảng cáo
09h35-09h40 Quảng cáo
09h55-10h00 Quảng cáo
10h00-10h05 Bản tin TS
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h35-11h50 Kết nối 54
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
14h05-14h50 Khởi nghiệp
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: