logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Để Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu - Những vấn đề đặt ra (7/11/2023)

Những ngày này, từ nghị trường Quốc hội đến các hội thảo chuyên đề, diễn đàn trong nước, quốc tế và các trang mạng xã hội, rất nhiều dòng thông tin, làm thế nào để Việt Nam in dấu đậm hơn trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu; làm thế nào để dấu ấn đó không chỉ dừng lại ở khâu đóng gói, hoàn thiện sản phẩm và ứng dụng sản phẩm, mà Việt Nam còn là nơi phát minh, sáng tạo và sản xuất các sản phẩm thuộc hệ sinh thái bán dẫn được toàn cầu đón nhận; làm thế nào để đến năm 2030, Việt Nam có đủ 100.000 nhân lực đáp ứng kỳ vọng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn…
Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là ông Nguyễn Thiện Nghĩa - Phó Cục trưởng Phụ trách Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin – truyền thông, Bộ Thông tin và truyền thông và GS.TS Chử Đức Trình – Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội

Khi nhà khoa học phải chật vật mưu sinh (6/11/2023)

“Từ vụ PGS bị tố bán nghiên cứu: Khi nhà khoa học phải chật vật mưu sinh”, với sự tham gia bàn luận của PGS TS Nguyễn Hoàng Ánh, Nguyên Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Châu Á - Thái Bình Dương, Đại học Ngoại thương, hiện là giảng viên cao cấp tại Viện Kinh doanh và Công nghệ FSB, Trường ĐH FPT.

Du lịch mạo hiểm: Làm sao hấp dẫn nhưng vẫn an toàn (03/11/2023)

Thời gian qua, du lịch mạo hiểm đang ngày càng phổ biến, phát triển nhanh tại Việt Nam, thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế thích chinh phục, phiêu lưu, khám phá; mang lại nguồn lợi nhuận lợi khá lớn. Thế nhưng, làm sao để du lịch mạo hiểm hấp dẫn nhưng tuyệt đối an toàn lại là vấn đề nóng đặt ra. Vụ việc 4 du khách Hàn Quốc mới đây thiệt mạng khi tham gia du lịch mạo hiểm tại tỉnh Lâm Đồng mới đây một lần nữa đặt ra thách thức cho công tác quản lý, tổ chức các tour du lịch mạo hiểm. Ông Nguyễn Công Hoan - Trưởng Ban Truyền thông Hiệp hội du lịch Việt Nam, Phó TGĐ Flamingo Holding Group, Giám đốc điều hành Công ty cổ phần Flamigo Redtours sẽ cùng bàn luận câu chuyện này.

Lần đầu tiên tổng kiểm tra việc quản lý tiền công đức trên toàn quốc (2/11/2023)

Thông tin lần đầu tiên các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong cả nước tiến hành kiểm tra việc quản lý tiền công đức tại các di tích lịch sử-văn hóa, đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, bởi lâu nay, tiền công đức không được kiểm toán, cũng không công khai để người dân biết, chúng được sử dụng như thế nào? Để có thêm góc nhìn về sự kiện rất được quan tâm, từng gây tranh cãi với những luồng quan điểm trái chiều này, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Bùi Hoài Sơn – Đại biểu Quốc hội, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội và chuyên gia kinh tế, Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong cùng bàn luận câu chuyện này.

Làm gì để việc chi hỗ trợ nhân đạo đúng địa chỉ, kịp thời? (31/10/2023)

Với tinh thần "Thương người như thể thương thân", ngay sau vụ hỏa hoạn thảm khốc xảy ra tại chung cư mini ở phố Khương Hạ (Hà Nội), một đợt quyên góp lớn đã được phát động nhằm hỗ trợ cho các nạn nhân và người nhà nạn nhân vượt qua mất mát, đau thương. Và rất nhanh chóng, Thành phố Hà Nội đã tiếp nhận hơn 130 tỷ đồng tiền quyên góp. Thế nhưng, gần 2 tháng đã trôi qua, việc giải ngân 130 tỷ đồng tiền hỗ trợ vẫn đang phải chờ Thành phố Hà Nội phê duyệt phương án. Đặc biệt, sau những lùm xùm đã từng xảy ra trước đó về việc quyên góp hỗ trợ thiên tai, bão lũ, hỗ trợ người nghèo, bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo…, dư luận đặt câu hỏi: việc giải ngân 130 tỷ đồng quyên góp nhằm hỗ trợ cho các nạn nhân, gia đình nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini nói riêng và việc chi hỗ trợ nhân đạo nói chung nên được triển khai như thế nào để vừa đảm bảo chi đúng- đúng đối tượng, đúng địa chỉ, và kịp thời?

Đừng giải quyết mâu thuẫn bằng cái ác - Thông điệp sau những sự việc đau lòng, gây rúng động xã hội liên tiếp xảy ra (27/10/2023)

6 ngày qua liên tiếp xảy ra những việc gây bàng hoàng, nhức nhối. Từ việc một thiếu niên 14 tuổi ở Tiền Giang bị khởi tố vì đầu độc cha ruột, hại chết luôn cả bà nội; một học sinh 15 tuổi ở Hà Nội cũng bị khởi tố vì nhẫn tâm sát hại mẹ ruột; cho đến vụ một nhân viên bếp bỏ thuốc sâu vào bữa ăn học sinh ở Sơn La hay sẵn sàng phóng hỏa nhà hàng xóm để trả thù ở Cần Thơ…
Dư luận đặt câu hỏi: Vì sao xảy ra những sự việc đau lòng và rất đáng lên án này? Phải làm gì để mọi người không lựa chọn giải quyết mâu thuẫn bằng cái ác? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là Tiến sỹ xã hội học Phạm Thị Thúy và chuyên gia tâm lý Đinh Đoàn.

Sẽ cho phép các nhà trường được chọn SGK (26/10/2023)

Sẽ cho phép các nhà trường được chọn SGK. Đó là nội dung đáng chú ý trong dự thảo thông tư quy định việc lựa chọn SGK trong các trường phổ thông do Bộ GD&ĐT vừa công bố để lấy ý kiến dư luận đến ngày 20/12 và nếu được thông qua sẽ áp dụng trong năm học tới. Dự thảo thông tư về việc trao quyền chọn sách cho các nhà trường thay vì UBND các tỉnh, thành phố như hiện nay đang nhận được sự ủng hộ từ nhiều phía, cả các chuyên gia, các giáo viên, lãnh đạo các trường và các nhà quản lý giáo dục.

Phim Việt: giới hạn nào cho không gian sáng tạo? (25/10/2023)

Sau thành công của bộ phim “Nhà bà Nữ”, “Chị chị em em 2” vào đầu năm nay và mới đây là “Lật mặt 6: Tấm vé định mệnh”, “Con Nhót mót chồng”, điện ảnh Việt Nam đã có những tháng ngày rực rỡ về doanh thu tại các phòng vé. Với doanh thu lên tới hàng chục thậm chí là hàng trăm tỷ đồng, nhiều bộ phim còn “xuất ngoại” đã mang tới nhiều hy vọng cho điện ảnh Việt Nam.
Thế nhưng, đằng sau những “cú chạm” rực rỡ đó, vẫn còn những rào cản khiến các nhà làm phim, nhất là các nhà làm phim tư nhân, độc lập như “bơ vơ giữa biển lớn”. Cùng bàn luận nội dung này với sự tham gia của nhà báo, nhà phê bình điện ảnh Nguyễn Phong Việt.

Khi nghệ sỹ mạo hiểm “làm xiếc” với sự nghiệp và luật pháp (23/10/2023)

Thông tin người mẫu, diễn viên Ngọc Trinh bị bắt tạm giam 3 tháng vẫn đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận. Cô bị khởi tố tội “gây rối trật tự công cộng”, vì lái mô-tô phân khối lớn mà không có giấy phép, còn nằm, quỳ trên xe mà không mặc đồ bảo hộ. Dù bị xử phạt hành chính 17 triệu đồng, Ngọc Trinh vẫn giữ nguyên các video ghi lại hình ảnh này trên mạng xã hội, như một sự thách thức pháp luật.
Công chúng cũng phản ứng mạnh mẽ trước đoạn video quảng cáo cho một hãng xe máy điện của 2 diễn viên xiếc Quốc Cơ - Quốc Nghiệp khi lái xe không đội mũ bảo hiểm và biểu diễn chồng đầu khi chạy xe. Dù có dây bảo hiểm và ê-kíp chuyên nghiệp hỗ trợ, nhưng clip hoàn chỉnh đã dùng kỹ xảo xóa dụng cụ bảo hộ. Theo Uỷ ban An toàn Giao thông quốc gia và các luật sư, điều này tác động tiêu cực đến ý thức chấp hành Luật giao thông, nhất là với những người trẻ. Để có thêm góc nhìn về câu chuyện làm dậy sóng công luận này, chúng tôi có cuộc trao đổi với chuyên gia truyền thông Nguyễn Ngọc Long và nhà văn Trang Hạ, người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tiếp thị sáng tạo, tiếp thị nội dung và xử lý khủng hoảng.

20/10 nói chuyện phụ nữ khởi nghiệp với Shark Lê Hàn Tuệ Lâm (20/10/2023)

Khởi nghiệp không phân biệt giới tính, độ tuổi hay bằng cấp. Tuy nhiên, bao nhiêu năm qua, cứ hễ phụ nữ khởi nghiệp - hiện hữu quanh họ là khó khăn, thách thức - vất vả hơn đàn ông. Nói như vậy không có nghĩa thành công của giới nữ trong hoạt động khởi nghiệp là ít, là hiếm hoi, hạn hẹp. Nhiều chị em còn có sức bật lớn hơn - vượt khó, xây dựng nhân hiệu tốt, góp phần xây dựng thương hiệu công ty, doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh. Lê Hàn Tuệ Lâm - “shark Lâm”, sinh năm 1994, Giám đốc Quỹ đầu tư mạo hiểm Nextrans Hàn Quốc tại Việt Nam, một trong ba người Việt được Tạp chí Forbes bình chọn trong Top 300 tài năng dưới 30 tuổi khu vực châu Á (năm 2021) - hiện đang rất “hot” trong cộng đồng mạng là ví dụ.

Kiến nghị loại bỏ tài khoản tiktok dưới 13 tuổi: Liệu có thể bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng? (19/10/2023)

Sau khi công bố các vi phạm của nền tảng mạng xã hội, đoàn kiểm tra đã kiến nghị Bộ Thông tin và truyền thông yêu cầu Tiktok triển khai các biện pháp bảo vệ trẻ em. Theo đó, tiktok cần xác thực thông tin tài khoản để phát hiện trường hợp trẻ em khai không đúng độ tuổi, xóa tài khoản dưới 13 tuổi, giới hạn thời gian truy cập, sử dụng TikTok với người dưới 18 tuổi, đồng thời không cho phép trẻ em kiếm tiền qua tiktok. Liệu đây có thể xem đây là vắc-xin tạo thêm hệ miễn dịch cho trẻ em trên nền tảng tiktok? Cần biện pháp nào đủ an toàn và hiệu quả để bảo vệ trẻ em trên không gian mạng nói chung? Chuyên gia trẻ em Trần Ban Hùng cùng trao đổi về chủ đề này ngay sau đây.

Chất lượng bữa ăn học đường, cần kiểm soát ra sao? (18/10/2023)

Những ngày gần đây, nhiều phụ huynh bày tỏ bức xúc khi phát hiện suất ăn bán trú cho con tại trường THCS Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội vô cùng đạm bạc. Trước đó vài ngày, tại TP Hồ Chí Minh, gần 60 học sinh bị đau bụng, nôn ói sau bữa trưa tại trường THCS Vân Đồn, Quận 4. Đây chỉ là 2 trong số hàng chục vụ việc liên quan đến bữa ăn học đường thời gian qua, gióng lên hồi chuông báo động về chất lượng, dinh dưỡng, độ an toàn bữa ăn học đường đang bị “bỏ ngỏ” bấy lâu nay. PGS.TS Bùi Thị Nhung – Trưởng khoa Dinh dưỡng học đường và ngành nghề - Viện Dinh dưỡng Quốc gia sẽ cùng bàn luận câu chuyện này.

Xét công nhận GS, PGS năm 2023: Cần thẩm định kỹ công bố quốc tế (17/10/2023)

Năm nay có 695 ứng viên được Hội đồng giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS. So với năm ngoái, tăng thêm 249 người (năm 2022 có 466 ứng viên).
Đến giờ, hồ sơ khoa học của các ứng viên có vẻ ít “sạn” hơn. Tuy nhiên, vấn đề của năm nay nổi lên là một số ứng viên có bài báo khoa học đăng trên tạp chí tăng đột biến trong thời gian một, hai năm trước khi nộp hồ sơ xét duyệt... Ngoài hiện tượng dồn dập công bố, hồ sơ khoa học ứng viên năm nay vẫn gặp phải tình trạng đăng bài trên các tạp chí săn mồi (tạp chí lấy tiền người đăng bài, kém chất lượng), tạp chí rởm. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là GS Phạm Hồng Tung, Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Giám đốc Chương trình Thạc sĩ lãnh đạo toàn cầu, Trường ĐH Việt – Nhật, ĐH Quốc gia Hà Nội.

Liên tiếp xảy ra các vụ TNGT nghiêm trọng: Cần nhìn nhận trách nhiệm ra sao?

Liên tiếp thời gian qua, nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng đã gây chết và thương vong nhiều người. Đáng nói, nguyên nhân của những tai nạn giao thông này vẫn từ những vi phạm quen thuộc như quá tốc độ, lấn làn, có trường hợp lái xe bị tước bằng lái vẫn điều khiển phương tiện… Theo số liệu của Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia, trong 9 tháng đầu năm nay, toàn quốc xảy ra 8.335 vụ tai nạn giao thông, số vụ giảm, số người chết giảm so với cùng kỳ nhưng số người bị thương tăng, đặc biệt tai nạn giao thông liên quan tới xe kinh doanh vận tải gây nhiều quan ngại. Sau những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra, việc xác định nguyên nhân và trách nhiệm cụ thể thường được xem xét. Nhưng câu chuyện đáng bàn hơn là làm thế nào để những tai nạn giao thông xảy ra ít nhất, giảm thiểu ít nhất thiệt hại gây ra cho nạn nhân và gia đình họ. Biện pháp nào triệt để hơn nhằm ràng buộc trách nhiệm thường trực hơn của các chủ thể đối với vấn đề giữ gìn trật tự, an toàn giao thông? Ông Trần Hữu Minh - Chánh văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia và Luật sư Nguyễn Thế Truyền - Giám đốc Công ty Luật Thiên Thanh, đoàn luật sư thành phố Hà Nội cùng bàn luận câu chuyện này.

Quảng cáo, rao vặt "rác" nơi công cộng: Vì sao khó xử lý triệt để? (12/10/2023)

Tuyển lao động, cho vay tiền, sửa nhà, khoan cắt bê tông, thông cống.v.v… từ ngõ nhỏ đến đường lớn, ở đâu cũng dễ bắt gặp những mẩu quảng cáo, rao vặt được dán, được phun sơn chằng chịt trên những trụ điện, cột đèn, bờ tường. Không ít cây xanh trên đường phố cũng bị đóng đinh để gắn biển rao vặt. Tình trạng này đã làm mất mỹ quan đô thị, khiến các thành phố lớn như Hà Nội trở nên nhếch nhác, xấu xí trong mắt du khách và thậm chí với cả những người dân sinh sống ở Thủ đô.
Cùng bàn luận nội dung này với sự tham gia của Tiến sĩ Nguyễn Viết Chức - Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Văn hóa - Xã hội (Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam)

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h55 Quảng cáo
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: