Trong bối cảnh dịch bệnh covid-19 diễn biến phức tạp, hình ảnh đất nước, con người và doanh nghiệp Việt Nam càng được khẳng định - với trách nhiệm xã hội, cộng đồng, tình người trong khó khăn, dịch bệnh đã vượt ra ngoài phạm vi biên giới, quốc gia. Với sự hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp Việt nam đoàn kết chung tay vượt qua khó khăn, sớm ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, duy trì phát triển và bảo vệ thương hiệu, góp phần đưa thương hiệu Việt nam không ngừng vươn cao, vươn xa trở thành điểm sáng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Thủ tướng Chính phủ chính thức dừng cách ly xã hội và nới lỏng giãn cách, xác định tâm thế là Việt Nam từng bước chuyển sang trạng thái "bình thường mới". Lúc này là thời điểm nhanh chóng khôi phục chuỗi sản xuất kinh doanh của nhiều ngành nghề. Việc cần làm trước tiên là tập trung các biện pháp để đẩy nhanh tiến trình khởi động lại nền kinh tế, đặc biệt chú trọng khởi động lại hoạt động của các doanh nghiệp lớn trong các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, nhất là đối với các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh.
- Covid-19 tác động chuỗi cung ứng, khẳng định tiềm năng chuyển đổi số.
- Thời điểm vàng để doanh nghiệp củng cố thị trường nội địa.
- Phụ nữ Hà Nội kết nối tiêu thụ nông sản an toàn trong mùa dịch.
- Khôi phục hoạt động vận tải hành khách đảm bảo an toàn phòng dịch.
- Doanh nhân Trịnh Xuân Giáp với thông điệp: Phát triển kinh doanh bền vững luôn vì sức khỏe người tiêu dùng với sự tử tế và tính kỷ luật cao.
- Linh hoạt và sáng tạo - yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
- Cùng với những hỗ trợ của Chính phủ, doanh nghiệp cần phát huy nội lực đồng thời chuẩn bị sẵn sàng nắm bắt cơ hội khi dịch Covid-19 đi qua.
- Hiệu quả xuất khẩu trực tuyến – Thực tiễn không chỉ trong mùa dịch.
- Gói hỗ trợ doanh nghiệp 300.000 tỷ đồng có khó tiếp cận?
- Dịch bệnh càng làm doanh nghiệp nỗ lực xây dựng thương hiệu Quốc gia.
- Có nên đưa thịt lợn vào diện bình ổn giá?
- Hạn chế bất cập do Covid-19, nhiều công đoạn quản trị kinh doanh đang được số hóa.
- Nhiều ý tưởng sáng tạo, nhiều công ty khởi nghiệp tiềm năng dựa trên nền tảng số.
- Định hướng kinh tế số Việt Nam: vẫn cần nghiên cứu, hoàn thiện khung khổ pháp lý.
- Cơ quan thuế đã tiếp nhận hơn 14.500 hồ sơ đề nghị gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất qua phương thức điện tử.
- Ngành thuế kịp thời triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn dịch bệnh.
- Tập trung giải tỏa ngay hàng nghìn xe chở nông sản ùn ứ tại cửa khẩu Lạng Sơn, đề xuất tạm dừng tiếp nhận hàng hóa ở cửa khẩu Tân Thanh.
- Gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng: Doanh nghiệp, hộ kinh doanh nào được nhận và nhận với điều kiện gì?
- Dệt may Việt Nam trước thách thức COVID-19.
- Chia sẻ của Giám đốc điều hành chuỗi cửa hàng Pizza Home Hoàng Tùng về cách thức tạo sản phẩm mới và chiến lược marketing trong thời dịch bệnh.
- Đấu thầu dự án Bắc-Nam đảm bảo tiến độ, hiệu quả vốn đầu tư công.
- Đề xuất các giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp hàng không vượt qua khó khăn do dịch Covid-19.
- Nhiều công đoạn quản trị kinh doanh đang được số hóa: Cơ hội cho các doanh nghiệp?
- Thúc đẩy đầu tư công – cần cách làm đột phá trong bối cảnh đặc biệt.
- Đắc Lắc: Còn vướng mắc trong hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19.
- Miền Trung, khan hiếm, một số loại tân dược nhập khẩu.
Dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng toàn diện đến tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tại nước ta, tác động của dịch bệnh Covid-19 khiến GDP quý 1 chỉ tăng 3,82%. Tuy đây là mức tăng trưởng cao so với khu vực, nhưng lại là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2011. Mức tăng trưởng của các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, tiêu dùng đều giảm mạnh. Các doanh nghiệp như xây dựng, bất động sản, hàng không, thương mại, xuất khẩu... đều gặp khó khăn. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, tham gia hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, trong khi quá trình cơ cấu lại nền kinh tế còn chậm, năng lực nội tại, tính tự chủ và khả năng chống chịu của nền kinh tế, của các doanh nghiệp trong nước trước những biến động của thế giới còn hạn chế, tác động của dịch Covid-19 được nhận định ảnh hưởng toàn diện đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh là một trong những giải pháp hiệu quả, phù hợp, cần thực hiện ngay lúc này để đạt được các mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm 2020.
- Đề xuất giảm thu hơn 10 nghìn tỷ đồng thuế thu nhập cá nhân và yêu cầu đặt ra.
- Cần giãn, hoãn nợ, giảm lãi vay cho tất cả các đối tượng, không chỉ riêng doanh nghiệp.
- Hệ thống bán lẻ tăng điểm mở bán, tăng giờ mở cửa phục vụ người dân.
- Triển khai các giải pháp cấp bách ổn định kinh tế - xã hội, tạo sức bật mạnh mẽ hơn sau khi dịch bệnh kết thúc.
- Tổ chức Fitch Ratings dự báo đà tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ quay trở lại vào năm 2021 với mức tăng trưởng dự kiến 7,3%.
- Cơ hội khởi nghiệp của các bạn trẻ trong thời đại công nghiệp 4.0.