logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Chăm sóc sức khoẻ tinh thần học sinh sinh viên khi trở lại trường học (18/2/2022)

Các chuyên gia từng chỉ rõ, đại dịch vừa gây tổn thương thể chất, vừa ảnh hưởng đến tinh thần không chỉ với người già, người trưởng thành, mà đối tượng trẻ em và vị thành niên cũng dễ rơi vào lo lắng, căng thẳng, mất ngủ và trầm cảm, sa sút trí tuệ. Vấn đề chăm sóc sức khỏe tinh thần trong học đường một lần nữa đặt ra đầy bức thiết trong tình hình hiện nay. Để có thêm góc nhìn về câu chuyện đang nhận được sự quan tâm của dư luận này, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Thành Nam – Chủ nhiệm Khoa Các khoa học Giáo dục (Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội) và chuyên gia tư vấn tâm lý Tuệ An cùng bàn luận về vấn đề này.

Công nhân dọn vệ sinh ở tỉnh Thừa Thiên Huế trả lại nhẫn kim cương cho người đánh rơi (18/2/2022)

Cần quan tâm đến công tác chăm sóc sức khoẻ tinh thần học sinh sinh viên khi trở lại trường học ra sao, khi đã xảy ra những bất ổn tâm lý và những sự việc đáng tiếc gần đây?
- Phương thức điều tra tội phạm buôn lậu động vật hoang dã bằng xét nghiệm ADN.
- Công nhân dọn vệ sinh ở tỉnh Thừa Thiên Huế trả lại nhẫn kim cương cho người đánh rơi.

Chuyện cũ, khó khăn mới và khuyến nghị từ chuyên gia (17/2/2022)

Giúp việc đồng loạt nghỉ làm sau kỳ nghỉ Tết là thực tế hầu như năm nào cũng diễn ra, đặc biệt tại các thành phố lớn. Năm nay, theo ghi nhận của chúng tôi, tình hình không xoay chuyển tích cực, mà có phần “căng thẳng” hơn do nhiều nguyên nhân, bao gồm cả những tác động tiêu cực từ đại dịch.

Đổi mới ở xã biên giới Ma Ly Pho, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu (17/2/2022)

Chuyện cũ, khó khăn mới và khuyến nghị từ chuyên gia
- Mehico nỗ lực giảm rác thải
- Đổi mới ở xã biên giới Ma Ly Pho, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu

Nét độc đáo nghi lễ cầu may đầu năm của người Dao Lai Châu (16/2/2022)

Cần tỉnh táo trước các loại thuốc truyền miệng, chữa Covid biến tướng đang “bủa vây” F0.
- Nét độc đáo nghi lễ cầu may đầu năm của người Dao Lai Châu.
- Đền thờ Taj Mahal nổi tiếng của Ấn Độ được điêu khắc bằng tuyết đang thu hút đông đảo du khách.

Cơ hội nào để phát triển kinh tế từ khai thác toàn bộ các đường bay quốc tế? (15/2/2022)

Từ ngày hôm nay, Việt Nam sẽ không hạn chế tần suất khai thác các đường bay quốc tế thường lệ đến tất cả các thị trường, trở lại bình thường như trước dịch Covid-19. Đây được coi là cơ hội để các ngành kinh tế phục hồi và phát triển khi sẽ có một lượng lớn hành khách di chuyển. Đặc biệt khách quốc tế đến Việt Nam trong thời gian tới sẽ tăng lên đem lại các cơ hội cho nhiều ngành như du lịch, vận tải.
Ông Đinh Việt Sơn, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải, chia sẻ những thông tin mới nhất về vấn đề mở toàn bộ các đường bay quốc tế, cũng như việc tận dụng cơ hội phát triển kinh tế từ hoạt động này, những biện pháp đảm bảo an toàn khi thực hiện khai thác toàn bộ các đường bay quốc tế.

Người dân tộc Lô Lô tiên phong làm Homestay ở Lũng Cú (15/2/2022)

Cơ hội nào để phát triển kinh tế từ khai thác toàn bộ các đường bay quốc tế?
- Câu chuyện huyền thoại Bạch Hổ sơn quân cùng niềm mong ước về cuộc sống no ấm, an lành.
- Người đàn ông dân tộc Lô Lô tiên phong làm Homestay ở Lũng Cú.

Cần có những quy định thống nhất trong phòng chống dịch ở trường học (14/2/2022)

Đến thời điểm này, học sinh nhiều nơi trên cả nước đã được đến trường học trực tiếp sau 9 tháng ròng học trực tuyến tại nhà. Chuyển từ chủ trương “không COVID-19” sang thích ứng an toàn, nhiều giải pháp được ngành giáo dục triển khai thực hiện để hoàn thành mục tiêu năm học 2021-2022. Khi học sinh đi học trở lại, dự báo số ca mắc COVID-19 ở trẻ em có thể sẽ tăng. Tuy nhiên, việc đi học trực tiếp trở lại mỗi nơi quy định một kiểu: một số địa phương chỉ mở cửa cho từng khối lớp, có những trường bố trí cho học sinh học một buổi/ngày, một buổi học trực tiếp, một buổi học online ở nhà khiến cho việc chăm sóc, đưa đón của phụ huynh bị xáo trộn. Chưa kể, việc xử trí khi trường học có học sinh F0 chưa thống nhất… Việc đi học trực tiếp vô hình chung trở thành gánh nặng cho chính các em và gia đình.

Giới trẻ với ngày lễ tình nhân (14/2/2022)

Cần có những quy định thống nhất trong phòng chống dịch ở trường học
- Người giữ hồn tượng gỗ ở Ea Tu
- Giới trẻ với ngày lễ tình nhân

Chè cổ thụ ở Sơn La vừa được công nhận “cây di sản VN” (12/2/2022)

Lam Trường khai Xuân làng nhạc Việt năm Nhâm Dần 2022
- Chè cổ thụ ở Sơn La vừa được công nhận “cây di sản VN”
- Những sự kiện đời sống xã hội quốc tế đáng chú ý trong tuần

Giải pháp nào phát triển nhà ở xã hội - để người lao động yên tâm cuộc sống? (11/2/2022)

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, đến nay, kết quả thực hiện chương trình nhà ở xã hội cho công nhân mới đạt 5,2 triệu m2, tương đương khoảng 41,6%. Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, sở dĩ kết quả đạt được thấp như vậy vì các doanh nghiệp ít quan tâm tới phân khúc nhà ở có quy mô nhỏ, giá bán thấp phù hợp với khả năng thanh toán của phần lớn người dân đô thị, đặc biệt là ở các đô thị lớn, do thời gian thu hồi vốn lâu và không hấp dẫn về lợi nhuận.
Vì thế, phần lớn người lao động - nhất là công nhân làm việc ở các khu công nghiệp-không có chỗ ở ổn định, phải đi thuê mướn nơi ở trọ với giá thuê chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số tiền lương, thu nhập mỗi tháng. Hậu quả nặng nề của sự thiếu quan tâm này đã phát tác khi đại dịch Covid-19 bùng phát, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập của người lao động. Làn sóng người lao động ồ ạt rời bỏ các khu đô thị, khu công nghiệp trong thời gian gần đây đã khiến các doanh nghiệp lâm vào tình trạng thiếu lao động, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cũng như sự phục hồi, phát triển bền vững của kinh tế-xã hội nói chung. Giải pháp nào phát triển nhà ở xã hội- để người lao động yên tâm làm việc - sản xuất - kinh doanh với những ý kiến, đóng góp của các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng, lao động.

Người dân Thủ đô vui mừng đi xem phim sau hơn 10 tháng rạp đóng cửa (11/2/2022)

Giải pháp nào phát triển nhà ở xã hội - để người lao động yên tâm làm việc- sản xuất-kinh doanh.
- Lào thành công đưa dược liệu cổ truyền vào điều trị Covid.
- Người dân Thủ đô vui mừng đi xem phim sau hơn 10 tháng rạp đóng cửa.

Chuẩn bị đón trẻ mầm non trở lại trường học an toàn (10/2/2022)

Theo các chuyên gia tâm lý, trẻ mầm non cần sớm được quay trở lại trường. Nhưng việc mở cửa trường mầm non trở lại trong bối cảnh trẻ ở độ tuổi này chưa được tiêm vắc-xin là một rào cản lớn, đòi hỏi sự đồng thuận của phụ huynh. Vì thế, nhiều địa phương đã khảo sát nhu cầu, nguyện vọng, tham khảo ý kiến phụ huynh trước khi cho trẻ mầm non đến lớp.
Để chuẩn bị mở cửa, ngoài việc chuẩn bị cơ sở vật chất, các điều kiện phòng dịch, các cơ sở giáo dục mầm non đang tuyển dụng giáo viên. Nhưng hầu hết gặp khó bởi số lượng giáo viên mầm non còn bám nghề giảm mạnh, nhiều người đã về quê hoặc tìm công việc khác sau thời gian nghỉ dịch kéo dài. Bộ GD-ĐT cũng nhận định, khi quay trở lại học trực tiếp, hệ thống trường học, đặc biệt là mầm non tư thục sẽ thiếu giáo viên khi cấp học này đã phải nghỉ học kéo dài.
PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa, Giảng viên cao cấp, Trường Đại học Giáo dục – ĐH Quốc gia Hà Nội, Chủ tịch Hiệp hội Giáo viên mầm non ngoài công lập Việt Nam bàn luận vấn đề này.

NSUT Tiến Hợi – Người hơn 30 năm đóng vai Bác Hồ đã ra đi mãi mãi (10/2/2022)

Chuẩn bị đón trẻ mầm non trở lại trường học an toàn.
- NSUT Tiến Hợi – Người hơn 30 năm đóng vai Bác Hồ đã ra đi mãi mãi.
- Đám cưới mùa dịch: Hạnh phúc từ những điều giản dị.

Chiến dịch tiêm chủng Vắc xin mùa xuân - đẩy nhanh tiêm chủng cho trẻ 5-12 tuổi (09/2/2022)

Đến thời điểm này, nước ta đã tiêm được khoảng 183 triệu liều vắc xin Covid 19. Bên cạnh hầu hết các tỉnh, thành phố đạt độ bao phủ mũi 2 trên 90%, còn hàng chục địa phương đạt độ bao phủ mũi 2 chỉ ở mức 23 đến 80%. Riêng trong 6 ngày triển khai Chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân xuyên Tết, cả nước tiêm được 1.5 triệu liều vắc xin. Trước thực tế này, ngày hôm qua, Bộ Y tế có văn bản khẩn gửi các tỉnh, thành phố về việc đẩy mạnh Chiến dịch tiêm chủng vắc xin mùa Xuân, bảo đảm tất cả những người từ 12 tuổi tiệm đủ liều cơ bản, người từ 18 tuổi được tiêm mũi 3 khi đến lịch, đồng thời chuẩn bị để tiêm cho các em nhỏ 5-11 tuổi.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
10h55-11h00 Quảng cáo
11h05-11h50 Khởi nghiệp
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
14h50-15h00 Câu chuyện QT
15h00-15h15 Bản tin TS
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 Alo VOV1
16h00-17h00 Theo dòng TS
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ VOV3
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: