logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Những người sẵn sàng hiến giọt máu đào – trao đời sự sống ở Đắc Lắc (8/4/2022)

Phải làm gì để tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương tiếp tục nhân lên giá trị đạo đức truyền thống?
- Nghĩa địa hóa thạch loài bò sát cổ đại hơn 100 triệu năm trước vừa được phát hiện tại Chi-lê.
- Những người sẵn sàng hiến giọt máu đào – trao đời sự sống ở Đắc Lắc.

Người nghiện ma túy đủ 12 đến dưới 18 tuổi được xem xét đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc: Cần phải triển khai như nào cho hiệu quả? (07/4/2022)

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua pháp lệnh trình tự, thủ tục TAND xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Pháp lệnh đã được Chủ tịch nước ký ban hành, có hiệu lực từ ngày 24-3-2022. Đây là việc làm nhân văn và cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Vậy làm thế nào để pháp lệnh này được thực thi một cách hiệu quả? Và sâu xa hơn nữa là làm thế nào để hình thành một loại vắc xin tự thân phòng ngừa ma túy cho học sinh, sinh viên?

Độc đáo chương trình tour “Về thời Hồng Bàng” nhân ngày Giỗ tổ Hùng Vương (07/4/2022)

Người nghiện ma túy đủ 12 đến dưới 18 tuổi được xem xét đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc: Cần phải triển khai như nào cho hiệu quả?
- Độc đáo chương trình tour “Về thời Hồng Bàng” nhân ngày Giỗ tổ Hùng Vương
- Lớp học di động đem con chữ đến với trẻ em nghèo ở Philippines

Chuẩn bị ra sao để các em vượt qua tâm lý bỡ ngỡ sau gần 8 tháng nghỉ học ở nhà? (06/4/2022)

Sau thời gian dài nghỉ để phòng chống dịch COVID-19, từ hôm nay (6/4), học sinh khối lớp 1, 2, 3, 4, 5 6 của Hà Nội đến trường học trực tiếp. Riêng khối mầm non vẫn học tại nhà. Như vậy sau gần 1 năm dừng đến trường, học trực tuyến, tất cả học sinh tiểu học, lớp 6 trên địa bàn thành phố sẽ được đi học. Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu các cơ sở giáo dục dạy học trực tiếp nhưng trên tinh thần tự nguyện, đồng thuận của cha mẹ học sinh. Lần này các trường học sẽ tổ chức ăn bán trú và dạy 2 buổi/ngày để phụ huynh thuận lợi trong việc đưa đón, tránh tình trạng “chạy sô” đón con vất vả. Theo thông tin của Bộ GD-ĐT, hiện cả nước có khoảng 92,17% học sinh các cấp đã trở lại trường học trực tiếp. Tính cả Hà Nội, cả nước có khoảng 97% học sinh trở lại trường học trực tiếp.... Dù công tác phòng chống dịch gần đây có bước chuyển biến tích cực, nhưng cần làm gì để đảm bảo an toàn cho học sinh? Chuẩn bị ra sao để các em vượt qua tâm lý bỡ ngỡ sau gần 8 tháng nghỉ học ở nhà?

Mỏ muối Wieliczka – nơi có Nhà thờ cổ xây dựng hoàn toàn toàn bằng muối ở Ba Lan (06/4/2022)

Chuẩn bị ra sao để các em vượt qua tâm lý bỡ ngỡ sau gần 8 tháng nghỉ học ở nhà?
- “Tiệm sách và những câu chuyện”
- Mỏ muối Wieliczka – nơi có Nhà thờ cổ xây dựng hoàn toàn toàn bằng muối ở Ba Lan

Quy trình cấp hộ chiếu vaccine thế nào? Làm sao để đảm bảo thuận tiện cho người dân? (05/3/2022)

Là 1 trong 6 quốc gia có tỷ lệ bao phủ tiêm vaccine cao nhất trên thế giới, trong đó, tỉ lệ bao phủ vaccine cho người từ 18 tuổi trở lên mũi 1 là gần 100%, mũi 2 là 99%, tỉ lệ người đã tiêm mũi 3 đạt khoảng 50%. Với gần 210 triệu liều vaccine được tiêm, các cơ sở tiêm chủng trên cả nước đang chuẩn bị các điều kiện cần thiết, triển khai ký số chứng nhận tiêm chủng Covid-19 bắt đầu từ ngày 8/4 để Bộ Y tế tiến hành cấp hộ chiếu vaccine cho người dân dự kiến bắt đầu từ ngày 15/4 này. Hộ chiếu vaccine được coi là tấm giấy thông hành đưa các công dân đi khắp thế giới sau giai đoạn đại dịch, tuy nhiên, đến nay cả nước vẫn còn khoảng 41 triệu mũi tiêm chưa được xác thực thông tin. Vậy điều này sẽ được tháo gỡ ra sao cho người dân? Việc chuẩn bị cấp hộ chiếu vắc xin đang được triển khai đến đâu và có cần tiêu chuẩn gì để được cấp hộ chiếu?

Tuổi trẻ Yên Bái với phong trào Thắp sáng bản làng, làm đẹp cho quê hương (05/4/2002)

Quy trình cấp hộ chiếu vaccine thế nào? Làm sao để đảm bảo thuận tiện cho người dân?
- Tuổi trẻ Yên Bái với phong trào Thắp sáng bản làng, làm đẹp cho quê hương
- Một quán cà phê đặc biệt ở Trung Quốc có nhân viên đều là những người bị bệnh tự kỷ

Liên tiếp những vụ học sinh tự tử: Hồi chuông cảnh báo khủng hoảng tâm lý học đường (4/4/2022)

Cuối tuần qua, xảy ra sự việc kinh hoàng khi một nam sinh ở Hà Nội nhảy lầu tự tử. Đáng chú ý, đây là vụ tự tử thứ 3 trong 10 ngày trở lại đây. Trước đó 1 ngày, một nữ sinh học lớp 8 ở Bắc Ninh tìm đến cái chết bằng cách treo cổ tại nhà; cuối tháng 3, nữ sinh sinh lớp 9 đã tử vong sau khi rơi từ tầng 26 chung cư ở Hà Nội...Trước đó, vào tháng 2 tại TPHCM một học sinh THPT cũng đã nhảy lầu vì những kỳ vọng quá lớn từ phía gia đình và các vấn đề khó khăn trong học tập sau giai đoạn cao điểm phải học online vì dịch COVID-19. Trước khi có quyết định tiêu cực, nữ sinh từng là học sinh giỏi nhưng thời gian gần đây có biểu hiện bị trầm cảm.
Liên tiếp những tin buồn về chuyện học sinh không vượt qua áp lực cuộc sống khiến chúng ta không khỏi xót xa. Áp lực học tập và kỳ vọng quá lớn của gia đình đã khiến nhiều trẻ rơi vào trầm cảm, có suy nghĩ tiêu cực để giải thoát chính mình. Đây cũng là hồi chuông cảnh báo về khủng hoảng tâm lý học đường khi 3 năm qua, dịch COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tâm thần của học sinh. PGS,TS Trần Thành Nam - Chủ nhiệm Khoa Các khoa học Giáo dục (Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội) cùng bàn luận về câu chuyện này.

Công an Lạng Sơn với phong trào “Nụ cười chiến sĩ” (4/4/2022)

Liên tiếp những vụ học sinh tử tự: Hồi chuông cảnh báo khủng hoảng tâm lý học đường.
- Thế giới Hồi giáo đón tháng lễ Ramađan trong sum họp và cầu nguyện cho hòa bình.
- Công an Lạng Sơn với phong trào “Nụ cười chiến sĩ”.

Chuyến đi khám phá đất nước thú vị của đôi bạn ở Italia trên lưng lừa và la (03/4/2022)

Đỗ Bảo - tác giả những “bức thư tình” hồi ức về nhạc sỹ Ngọc Châu, “ngọn hải đăng” vừa tắt
- Chuyến đi khám phá đất nước thú vị của đôi bạn ở Italia trên lưng lừa và la
- Điểm sự kiện đời sống xã hội trong tuần

Lễ cúng tấm Zèng – một nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Tà Ôi (02/4/2022)

Ngọt và những biến tấu sáng tạo bất ngờ
- Lễ cúng tấm Zèng – một nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Tà Ôi
- Những sự kiện đời sống, văn hóa quốc tế nổi bật trong tuần

Ai là người nên đi khám chữa bệnh sau khi mắc Covid 19? (01/04/2022)

Với hơn chục triệu bệnh nhân nhiễm covid-19, vấn đề người bệnh mắc một trong các triệu chứng hậu Covid 19 tiếp tục là mối quan tâm hàng đầu của cộng đồng. Theo các chuyên gia y tế, hầu hết biến chứng hậu COVID-19 không gây nguy hiểm hay tử vong, chủ yếu ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, tâm lý hoang mang, lo lắng trước các triệu chứng hậu Covid 19 từ mạng xã hội, từ truyền thông vô tình đã tạo nên trào lưu người người, nhà nhà đi khám hậu Covid, thậm chí có những người đã vung tay chi hàng chục triệu cho các gói khám hậu Covid.
Vậy triệu chứng hậu Covid có đáng sợ không và ai là người nên đi khám chữa bệnh sau khi mắc Covid 19? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là Bác sỹ Hoàng Vũ Long, Phụ trách Phòng khám hậu Covid 19, BV đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội.

Mô hình start-up xe tải bán đồ ăn di động tại Pakixtan (01/04/2022)

Ai là người nên đi khám chữa bệnh sau khi mắc Covid 19?
- Cùng nghe lại và cảm nhận về âm nhạc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Chắp cánh cho vận động viên vùng cao tới nhiều giải đấu trong khu vực (31/03/2022)

Làm sao để thu hẹp khoảng cách giữa lương và mức sống tối thiểu?
- Những thợ lặn trẻ Jordan với nỗ lực bảo vệ đại dương xanh

Đâu là ranh giới giữa giễu nhại lành mạnh với việc lấy hình thức người khác ra để làm trò cười? (30/3/2022)

“Body Shaming” có nghĩa là miệt thị, chế nhạo ngoại hình của người khác, đã không còn là khái niệm xa lạ ở nhiều quốc gia thời gian qua. Vấn đề này lại trở nên đầy nhức nhối và thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận ở cả trong và ngoài nước sau khi nam tài tử Will Smith tát đồng nghiệp Chris Rock ngay trên sân khấu trao giải Oscar, vì bỡn cợt mái đầu trọc của vợ anh. Một cuộc tranh cãi lớn đã nổ ra sau sự việc này. Rất nhiều người đặt câu hỏi: Hành động bạo lực có là cần thiết để bảo vệ bản thân hay những người thân yêu trước những lời chê bao, giễu cợt về hình thức? Đâu là ranh giới giữa giễu nhại lành mạnh với việc lấy hình thức người khác ra để làm trò cười? Nên ứng xử thế nào khi bị miệt thị ngoại hình? Cần làm gì để đối phó với vấn nạn này?

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
06h28-06h30 Quảng cáo
10h55-11h00 Quảng cáo
11h05-11h50 Khởi nghiệp
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
14h50-15h00 Câu chuyện QT
15h00-15h15 Bản tin TS
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 Alo VOV1
16h00-17h00 Theo dòng TS
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: