Một trong những giải pháp phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ là "công khai minh bạch hoạt động của cơ quan Nhà nước; đề cao trách nhiệm giải trình của cơ quan, người đứng đầu và cán bộ, công chức, viên chức". Để thực hiện tốt giải pháp này thì vấn đề đặt ra hàng đầu là tăng cường kỷ luật, kỷ cương, xử lý nghiêm tình trạng "nhờn luật" đang có chiều hướng gia tăng trong bộ máy công quyền cũng như ngoài xã hội. Về nội dung này, Sỹ Lý có bình luận: Thuốc nào đặc trị căn bệnh "nhờn luật"?
Nhận lời mời của Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni, hôm nay (20/7/), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu chuyến thăm cấp cao nhà nước Vương quốc Campuchia trong thời gian 3 ngày. Đây là chuyến thăm Campuchia đầu tiên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sau Đại hội lần thứ 12 của Đảng ta. Chuyến thăm có ý nghĩa lịch sử, diễn ra đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, là dịp quan trọng để hai bên nhìn lại chặng đường lịch sử quan hệ 50 năm qua và mở ra một thời kỳ mới, đưa quan hệ hai nước phát triển lên tầng cao mới. Bài viết của Xuân Dần nhan đề: "Mở ra thời kỳ mới trong quan hệ Việt Nam- Campuchia"
Danh sách doanh nghiệp cổ phần hóa chưa niêm yết trên sàn chứng khoán ngày càng dài, từ con số 578 doanh nghiệp theo thống kê của Bộ Tài chính tại thời điểm 4/4 năm nay đã lên tới 730 doanh nghiệp ở thời điểm đầu tháng 7 này. Hệ lụy, mất mát của quá trình chậm niêm yết thể hiện ở nhiều khía cạnh, nhưng cái "mất" lớn nhất là niềm tin của nhà đầu tư vào chủ trương đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, thu hút đầu tư xã hội vào những lĩnh vực Nhà nước không cần nắm giữ, chi phối. Ngọc Diệu có bình luận nhan đề: Thuốc nào trị bệnh "chây ỳ"?
Nỗi lo về thủy điện xả lũ hay “lũ chồng lũ” chưa nguôi mỗi mùa mưa bão thì ở ngay dải đất miền Trung vốn chịu nhiều thiệt hại nặng nề nhất của lũ lụt, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam lại vừa đề nghị xây thêm 4 thủy điện nhỏ trên địa bàn huyện Nam Trà My. Việc bổ sung xây dựng 4 thủy điện này được tỉnh Quảng Nam cho là cần thiết và cấp bách cho phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện. Thế nhưng, vấn đề đặt ra là xây dựng thủy điện trên vùng đất hay bị động đất và đã từng xảy ra những sự cố thủy điện như ở Quảng Nam thì cần được xem xét thật thận trọng. Lợi ích kinh tế không thể đánh đổi với lợi ích của hàng ngàn người dân và những tác hại về môi trường. Bình luận của Hương Lan nhan đề: "Cộng thêm thủy điện-nhân thêm nỗi lo".
Kiểm soát dân số là một trong những biện pháp trong công tác quản lý nhằm khắc phục tình trạng quá tải cho cơ sở hạ tầng đô thị. Đặc biệt là những thành phố có đặc thù phát triển không đồng bộ như thủ đô Hà Nội. Thế nhưng từ chủ trương đến hiện thực, rất cần sự chuyển động thực sự của cả bộ máy. Mà trước hết là nêu cao tình thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong lĩnh vực này. Bình luận của Vân Thiêng nhan đề: "Không thể quản lý đô thị trên giấy"
Một trong những sự kiện quốc tế thu hút sự quan tâm của dư luận tuần qua đó là chuyến thăm Pháp hai ngày của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Mặc dù không thỏa thuận cụ thể nào được công bố song Tổng thống Donald Trump không phải ra về trắng tay, nước Pháp đã mang đến cho ông những điều đặc biệt vào thời điểm mà ông đang rất cần nó. Bình luận của Việt Nga nhan đề: Nước Pháp và sức mạnh Mỹ của Thổng thống Donald Trump.
Lịch sử ra đời của lực lượng Thanh niên xung phong Việt Nam gắn liền với cuộc đấu tranh và giải phóng dân tộc. Thanh niên xung phong là biểu tượng sáng ngời của thế hệ trẻ Việt Nam. Tinh thần xung phong đang được thế hệ trẻ hôm nay và mai sau tiếp nối. Nhân kỷ niệm 67 năm ngày truyền thống Thanh niên xung phong, biên tập viên Mai Hồng có bài bình luận.
Có lẽ chưa bao giờ, các phương tiện truyền thông đại chúng lại bùng nổ, đa dạng như hiện nay. Người dân có thể đọc, xem, nghe nhiều thông tin của một cá nhân nào đó trên các trang facebook cá nhân, youtube, hay các mạng xã hội khác. Những thông tin này có những mặt tích cực, đó là giám sát được những hoạt động của quan chức, hay một nhân vật nổi tiếng nào đó, điều chỉnh hành vi của cá nhân. Nhưng mặt khác, nếu chưa kiểm chứng nguồn thông tin, những nội dung được xem là thông tin này rất dễ trở thành độc dược. Bình luận của Tuấn Minh nhan đề: "Nhà báo và trách nhiệm thông tin".
Sau hơn 3 tháng - kể từ phiên họp Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp của Chính phủ (ngày 10/4/2017) - với 20 văn bản chỉ đạo việc thực hiện xử lý, tồn tại, yếu kém tại 12 dự án, với hơn 100 nhiệm vụ giao cho các tập đoàn, tổng công ty để thực hiện, song, các đại dự án nghìn tỷ thua lỗ này dường như vẫn... giậm chân tại chỗ. Tại buổi làm việc với Bộ Công thương mới đây, Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt nam đề xuất phương án cho giải thể, phá sản một số dự án của Tập đoàn này. Nhưng để cho các doanh nghiệp này "được chết" cũng không hề dễ dàng. Bình luận của biên tập viên Nguyên Long.
Ngay từ cuối năm ngoái, khi hay tin Công ty TNHH điện lực Vĩnh Tân 1 xin phép nhận chìm gần 1 triệu m3 chất bùn thải xuống vùng biển, nơi được đánh giá là có đa dạng sinh học cao, không ít nhà khoa học đã tỏ ra băn khoăn, lo lắng. Thế nhưng, tới cuối tháng 6 vừa qua, đề nghị này đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường chấp thuận. Câu chuyện xả thải của Vĩnh Tân 1 còn đang chưa thuyết phục được dư luận thì đã có ngay 1 đơn vị khác xin phép xả thải xuống biển với lượng chất thải lớn gấp 2,4 lần. Rõ ràng, vụ việc cấp phép xả thải xuống biển cho Vĩnh Tân 1 đã tạo một tiền lệ xấu. Bình luận của Mỹ Hà nhan đề "Ngay từ cuối năm ngoái, khi hay tin Công ty TNHH điện lực Vĩnh Tân 1 xin phép nhận chìm gần 1 triệu m3 chất bùn thải xuống vùng biển, nơi được đánh giá là có đa dạng sinh học cao, không ít nhà khoa học đã tỏ ra băn khoăn, lo lắng. Thế nhưng, tới cuối tháng 6 vừa qua, đề nghị này đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường chấp thuận. Câu chuyện xả thải của Vĩnh Tân 1 còn đang chưa thuyết phục được dư luận thì đã có ngay 1 đơn vị khác xin phép xả thải xuống biển với lượng chất thải lớn gấp 2,4 lần. Rõ ràng, vụ việc cấp phép xả thải xuống biển cho Vĩnh Tân 1 đã tạo một tiền lệ xấu. Bình luận của biên tập viên Mỹ Hà.Ngay từ cuối năm ngoái, khi hay tin Công ty TNHH điện lực Vĩnh Tân 1 xin phép nhận chìm gần 1 triệu m3 chất bùn thải xuống vùng biển, nơi được đánh giá là có đa dạng sinh học cao, không ít nhà khoa học đã tỏ ra băn khoăn, lo lắng. Thế nhưng, tới cuối tháng 6 vừa qua, đề nghị này đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường chấp thuận. Câu chuyện xả thải của Vĩnh Tân 1 còn đang chưa thuyết phục được dư luận thì đã có ngay 1 đơn vị khác xin phép xả thải xuống biển với lượng chất thải lớn gấp 2,4 lần. Rõ ràng, vụ việc cấp phép xả thải xuống biển cho Vĩnh Tân 1 đã tạo một tiền lệ xấu. Bình luận của Mỹ Hà nhan đề: "Biển không phải kho chứa rác vô tận".
Tiền đâu để một số quan chức địa phương, bộ, ngành tậu những biệt thự lộng lẫy, những chung cư cao cấp, những khu trang trại hàng nghìn mét vuông trị giá hàng nghìn tỷ đồng, chưa kể khối tài sản chìm, nổi khác? Cơ chế nào để kê khai tài sản là thực chất? Cơ chế nào giám sát, kiểm soát được quyền lực, tài sản của quan chức? Lỗ hổng nào của luật pháp còn chưa lấp được, để tham nhũng lợi dụng nối tiếp hành vi tham nhũng? Những câu hỏi ấy được lật đi lật lại, nhất là khi khối tài sản kếch xù của một số quan chức bị phanh phui, gây bất bình trong dư luận xã hội. Nhưng câu trả lời dường như vẫn bị bỏ ngỏ. Đàm Hoa có bình luận nhan đề "Còn những lỗ hổng nào của luật pháp?"
Kê khai tài sản được xem là một trong những giải pháp cơ bản trong cuộc chiến chống tham nhũng của Đảng. Vì vậy, sẽ chẳng có gì đáng nói, nếu việc ấy được những người trong diện kê khai bắt buộc thực hiện một cách trung thực, công khai và có sự giám sát hữu hiệu của cơ quan chức năng. Nhưng những lình xình về sự giàu có bất thường của một số cán bộ lãnh đạo bộ ngành, địa phương thời gian gần đây cho thấy, việc kê khai tài sản theo chủ trương của Đảng đang tồn tại nhiều vấn đề cần phải chấn chỉnh. Bình luận của Vân Thiêng "Kê khai tài sản và giám sát kê khai"
Nhận lời mời của Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte ngay sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Cộng hòa Liên bang Đức và dự Hội nghị Thượng đỉnh G20, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân cùng đoàn cấp cao nước ta đã lên tường thăm Vương quốc Hà Lan từ hôm nay đến ngày 11/7. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ Việt Nam – Hà Lan phát triển năng động và toàn diện, đặc biệt sau khi hai nước thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược về Thích ứng với biến đổi khí hậu và Quản lý nước; Đối tác chiến lược về Nông nghiệp bền vững và An ninh lương thực. Bài viết của phóng viên Vũ Dũng.
Ngay sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố điểm thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông Quốc gia năm nay, dư luận đã lên tiếng về hiện tượng "mưa điểm 10". Tuy nhiên, đây cũng là việc bình thường khi kỳ thi Trung học Phổ thông Quốc gia thay đổi môn thi, đề thi, hình thức thi. Và chúng ta cũng đừng vội cho rằng kết quả này cho thấy chất lượng giáo dục được nâng cao. Bình luận của biên tâp viên Mai Hồng.