logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới tạo “đê chắn bão” thương mại Mỹ (29/7/2018)

Trước nguy cơ chính sách thuế nhập khẩu mới của Mỹ đe dọa khơi mào cuộc chiến tranh thương mại giữa các nước và làm trỗi dậy chủ nghĩa bảo hộ toàn cầu, cuối tuần qua tại Hội nghị Thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới lần thứ 10 tổ chức tại Nam Phi, Lãnh đạo các nước đã quyết tâm sát cánh cùng nhau tạo thành một mặt trận thống nhất hơn để đối phó với rào cản thương mại của Mỹ. Bình luận của Biên tập viên Quỳnh Hoa.

An cư, lạc nghiệp (28/7/2018)

Hiện nay cả nước có khoảng 3 triệu lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất. Phần lớn lao động tại các khu công nghiệp là người ngoại tỉnh và có tới 90% số lao động này không có nhà ở. Tại buổi làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo: Phải coi xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân là vấn đề trọng tâm mà các cấp, các ngành cần phải quan tâm giải quyết. Thực hiện tốt việc này, sẽ tạo điều kiện để hàng triệu công nhân ổn định được đời sống, góp phần tăng năng suất lao động. Bình luận của Biên tập viên Mai Hồng, qua sự thể hiện của Phát thanh viên Thành Tuấn.

Để chính sách người có công thực sự vào cuộc sống (27/7/2018)

Tháng 7, tháng tri ân thương binh, liệt sỹ, người có công với cách mạng, những người đã quên mình vì độc lập, tự do, vì sự nghiệp thống nhất đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân. Thân nhân, gia đình người có công ấm lòng hơn, vơi bớt nỗi đau thương mất mát hơn khi đón nhận sự quan tâm bằng vật chất, bằng tinh thần của toàn xã hội với tấm lòng trân trọng, biết ơn sâu sắc và trách nhiệm cao cả. Nhưng đâu đó vẫn còn những nỗi buồn phiền, vẫn còn những nỗi đau khó gọi tên, vẫn còn hư hao lòng tin chưa kịp lấy lại. Nó đòi hỏi sự hoàn thiện, cởi mở của chính sách; ứng xử công bằng của xã hội và loại bỏ ngay những cá nhân lợi dụng chính sách, lợi dụng lòng tin để trục lợi. Bình luận của Biên tập viên Đàm Hoa.

Không ôm giữ cái không cần thiết (27/6/2018)

Nói đến nền cải cách hành chính là nói đến cải cách thủ tục và lề lối, tác phong làm việc của những người có trách nhiệm trong bộ máy nhà nước. Không thể phủ nhận những kết quả đạt được ở mọi ngành, mọi cấp thời gian qua về thủ tục hành chính, nhưng đâu đó, người dân và doanh nghiệp vẫn chưa thể hài lòng bởi cung cách làm việc kiểu “xin cho” đã ăn sâu vào một bộ phận cán bộ trong bộ máy công quyền. Bình luận của nhà báo Nguyễn Ngọc Năm, qua thể hiện của giọng đọc của Phát thanh viên Minh Nguyệt.

Phát triển đô thị: kinh nghiệm từ 10 năm mở rộng Hà Nội (25/7/2018)

Vào tháng 5/2008, Kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa 12 đã thông qua việc quy hoạch lại địa giới hành chính của Thủ đô Hà Nội, mà nhiều người vẫn quen gọi là mở rộng Hà Nội, với số phiếu đồng ý đạt 92,9%. Trong 5 phương án mở rộng Hà Nội được Bộ Xây dựng trình ra Quốc hội, phương án sáp nhập tỉnh Hà Tây, một phần của hai tỉnh Vĩnh Phúc và Hòa Bình được chọn. Đến nay, sau 10 năm, hiệu quả của việc mở rộng Hà Nội như thế nào? Bình luận của biên tập viên Thu Thùy, qua sự thể hiện của Phát thanh viên Hùng Sơn.

Trái dưa hấu Nhật Bản và tư duy sản xuất nông nghiệp (24/7/2018)

Trong khi dưa hấu của nước ta chỉ vài ngàn đồng một kg, thậm chí còn phải giải cứu để tiêu thụ, thì thông tin mấy ngày nay khiến nhiều người ngạc nhiên là một loại dưa hấu của Nhật Bản với giá gần nửa triệu đồng/kg mà vẫn được nhiều người mua. Cùng một loại nông sản, bí quyết nào khiến cho giá trị của sản phẩm nông nghiệp Nhật Bản lại có thể gấp đến hơn 100 lần của ta? Câu chuyện này cho ta bài học gì về tư duy và cách thức sản xuất trong nông nghiệp? Về nội dung này, Biên tập viên Hương Lan có bài bình luận.

Lũ quét và đôi điều suy ngẫm về hai chữ trách nhiệm (23/7/2018)

Không ai có thể bình tâm trước nỗi thương đau, mất mát của đồng bào các tỉnh bắc miền Trung, đặc biệt là miền núi phía Bắc do ảnh hưởng của bão số 3 cùng với mưa lớn và lũ quét gây ra. Thêm một lần tinh thần tương thân tương ái thương người như thể thương thân được khơi gợi. Và cũng lại thêm một lần câu hỏi về trách nhiệm mỗi người, mỗi ngành trước những thảm họa do thiên nhiên gây ra. Bình luận của nhà báo Hoàng Mai Anh, qua sự thể hiện của Phát thanh viên Hải Yến.

Đối thoại vẫn hơn đối đầu (22/7/2018)

Hội nghị Thượng đỉnh Nga-Mỹ diễn ra tại Helsinki, Phần Lan, kết thúc từ đầu tuần, song đến giờ dư âm của nó vẫn chưa hết nóng. Mặc dù nội bộ của Mỹ đang sóng gió, nhưng cũng không thể phủ nhận cuộc gặp lịch sử Nga - Mỹ vừa qua đã phá đi lớp băng đầu tiên trong quan hệ lạnh giá giữa 2 cường quốc này. Dù thế nào thì đối thoại vẫn hơn đối đầu, đó là điều cộng đồng Quốc tế trông đợi. Bài bình luận của Biên tập viên Thu Hà, qua sự thể hiện của Phát thanh viên Hùng Sơn.

Hành vi nhỏ, tổn hại lớn (21/7/2018)

Câu chuyện hai du khách người Tây Ban Nha, trong quá trình tham quan phố cổ Hà Nội, đã bị trả lại 900 nghìn đồng tiền dùng để cúng (hay còn gọi là "tiền âm phủ") đã gây xôn xao dư luận. Một hành vi xấu xí, nhưng có thể làm tổn hại tới thương hiệu của ngành du lịch và hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. Đến bao giờ thì những câu chuyện buồn như vậy mới chấm dứt? Cần làm gì để toàn xã hội có thể loại bỏ hoàn toàn tư duy hám lợi, hành động "chặt chém" du khách? Bình luận của BTV Mai Hồng.

Chống chuyển giá, trốn thuế: Không thể dễ "làm", khó "buông" (20/7/2018)

Nghi vấn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giá, trốn thuế gia tăng sau thông tin mới đây của Bộ Tài chính về việc có tới hơn một nửa số doanh nghiệp FDI đang hoạt động báo lỗ lũy kế, nhưng vẫn tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Và hiện nay, không chỉ doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, mà doanh nghiệp trong nước cũng lợi dụng chính sách ưu đãi thuế để chuyển giá, né thuế, nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Hệ lụy của các hoạt động chuyển giá là ngân sách Nhà nước thất thu, môi trường kinh doanh bị méo mó, bất bình đẳng. Bình luận của Biên tập viên Ngọc Diệu, qua sự thể hiện của Phát thanh viên Hải Yến.

Sử dụng tiền của doanh nghiệp – biến tướng của hành vi tham nhũng (19/7/2018)

Câu chuyện cán bộ công chức đi công tác nước ngoài như “đi chợ” tưởng đã tạm lắng, thì thông tin tháng 7 này, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận tổ chức hai đoàn quan chức, cán bộ dùng tiền doanh nghiệp tài trợ để đi nước ngoài tham quan, học hỏi lại tiếp tục làm nóng dư luận. Thực chất mục đích các chuyến đi này là gì? Vì sao Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã có chỉ thị yêu cầu không lợi dụng chức vụ quyền hạn để đi nước ngoài bằng tiền của doanh nghiệp, mà nó vẫn diễn ra? Trách nhiệm của người đứng đầu, cơ quan quản lý như thế nào? Đó là những câu hỏi dư luận đang cần được trả lời. Bình luận của Biên tập viên Đàm Hoa, qua sự thể hiện của Phát thanh viên Thành Tuấn.

Sai phạm điểm thi THPT ở Hà Giang : “Đừng để mai một niềm tin” (18/7/2018)

Thông tin một phó trưởng phòng khảo thí ở Hà Giang, chỉ trong hơn 2 tiếng đồng hồ đã “phù phép” 330 bài thi điểm thấp của 114 thí sinh thành điểm cao chót vót đã thực sự gây rúng động trong ngày hôm qua. Rúng động là bởi nó không chỉ liên quan đến tương lai của cả trăm học sinh trên địa bàn một tỉnh miền núi gần như nghèo nhất nước bỗng chốc được “phù phép” thành những “thủ khoa” với số điểm chênh so với kết quả thực từ 1-8 điểm mỗi môn. Hành vi sai phạm đã rõ, những kẻ gây hậu quả nghiêm trọng chắc chắn phải chịu sự trừng phạt của pháp luật nhưng niềm tin vào một kỳ thi THPT quốc gia công bằng, minh bạch chắc chắn bị mai một. Bình luận của Biên tập viên Mỹ Hà, qua sự thể hiện của Phát thanh viên Thanh Tuấn.

"Bẫy" thực phẩm chức năng – Kiếm tiền trên nỗi đau người bệnh! (17/7/2018)

Đau ốm bệnh tật thay vì đến cơ sở y tế khám lại tin vào các quảng cáo tràn lan trên mạng, tự ý mua và sử dụng các sản phẩm chức năng giống như chức năng của thuốc là câu chuyện không còn hiếm, mà ngày càng phổ biến. Tiền mất, tật mạng, bệnh vẫn hoàn bệnh, trong khi vẫn có những “nhà thuốc”, “doanh nghiệp”, “phòng khám”, “lương y” thiếu lương tâm, đặc biệt việc phân phối các loại thực phẩm này hiện nay quá dễ dàng. Bình luận của Biên tập viên Thúy Ngà, qua sự thể hiện của Phát thanh viên Hoàng Sang.

Thực thi dân chủ ở cơ sở, tạo nguồn lực phát triển đất nước (16/7/2018)

Phát huy quyền làm chủ của nhân dân không chỉ là cách huy động trí tuệ, sức mạnh tập thể, thực hiện thắng lợi mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước mà còn ngăn chặn tình trạng độc đoán, chuyên quyền gây mất đoàn kết, chia rẽ nội bộ, suy thoái tư tưởng đạo đức ở một bộ phận cán bộ lãnh đạo. Hay nói cách khác, phát huy quyền làm chủ của dân là chìa khóa để phát triển đất nước. Bình luận của nhà báo Hoàng Mai Anh, qua sự thể hiện của Phát thanh viên Hồng Huệ.

Sự can đảm, lòng nhân ái và thông điệp từ hang tối (15/7/2018)

Sau 18 ngày nỗ lực không mệt mỏi, tuần qua, cả thế giới đã vỡ òa trong niềm vui và hạnh phúc đón nhận tin 13 thầy trò của đội bóng Thái Lan được giải cứu khỏi hang Tham Luang. Bất chấp bùn lầy, hang tối và nước sâu, nỗ lực của hơn 1000 con người tham gia chiến dịch giải cứu và sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế với đất nước Thái Lan đã vẽ lên bức tranh tuyệt đẹp về lòng quả cảm, lòng nhân ái, niềm tin và sư sẻ chia trong hoạn nạn. Trong nhịp sống hối hả và gấp gáp, câu chuyện giải cứu đội bóng thiếu niên ở Thái Lan một lần nữa cho thấy những giá trị cao đẹp của cuộc sống và tình người như một câu chuyện cổ tích thời hiện đại. Bình luận của biên tập viên Hồ Điệp.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h50-05h59 Quảng cáo
06h28-06h30 Quảng cáo
9h15-10h00 Đối thoại
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h00-13h30 CLB âm nhạc
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 A lô, VOV1
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
23h30-24h00 Nhịp sống
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: