logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Nhà công vụ và câu chuyện của lòng tự trọng (29/3/2022)

Đoàn giám sát của Quốc hội vừa có báo cáo chuyên đề thực hiện chính sách pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021 cho thấy có đến gần 148.000 mét vuông nhà công vụ sử dụng sai mục đích, sai tiêu chuẩn, chế độ. Hay nói cụ thể hơn là nhà công vụ đã không được sử dụng đúng người, đúng việc. Không chỉ lãng phí công sản mà tình trạng này còn để lại dư luận không tốt về đội ngũ cán bộ lãnh đạo, khi đây đó vẫn còn những người chưa thực sự minh bạch, liêm chính trong việc chấp hành chính sách pháp luật của nhà nước.

Đàm phán hạt nhân Iran - Chặng nước rút ngắn nhưng khó nhằn (27/03/2022)

Giữa tuần này, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan cùng Ngoại trưởng Iran Amirabdollahian đã đồng thời lạc quan cho biết, các cuộc đàm phán về khôi phục Thỏa thuận hạt nhân Iran được ký kết giữa nhóm P5+1 năm 2015 (hay còn gọi là Kế hoạch chung toàn diện) đã đạt được sự nhất trí để hồi sinh. Tuy nhiên, dù chỉ còn một số rất Ít tồn đọng, nhưng lại là những điểm mấu chốt khó nhất để giải quyết. Chặng nước rút của quá trình đàm phán rõ ràng còn rất ngắn nhưng khó nhằn.

Cùng hành động để mạch nguồn chảy mãi (22/32022)

Hôm nay 22 /3 là Ngày Nước thế giới. Hai mươi năm qua, dù là chủ đề gì cho từng năm kỷ niệm, Ngày nước thế giới vẫn chỉ có mục tiêu duy nhất là kêu gọi sự quan tâm của toàn thế giới về các vấn đề liên quan đến nguồn nước- nguồn tài nguyên quí giá phục vụ sự phát triển lành mạnh của con người. Nhà báo Vân Thiêng có bài bình luận “Cùng hành động để gìn giữu mạch nguồn chảy mãi”. Mời quí vị và các bạn cùng nghe.

Đừng để người dân “Vô phúc đáo tụng đình” (17/3/2022)

Phải đến các cơ quan công quyền, cơ quan bảo vệ pháp luật để khiếu kiện là việc cực chẳng đã với người dân. Chẳng ai muốn phải làm như vậy cả nhưng cũng chỉ vì oan ức, chỉ vì quyền lợi hợp pháp của bản thân, gia đình bị xâm hại mà họ buộc phải tìm đến các cơ quan này những mong sẽ được bảo vệ, được giải nỗi oan khuất. Thế nhưng, với nhiều người đó là hành trình đầy gian nan vất vả.

Đừng để quyền của người tiêu dùng chỉ “to, nhiều” trên giấy (15/03/2022)

Hơn 10 năm thực thi Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, liệu có nhiều người biết được mình có những quyền gì và đã sử dụng quyền đó ra sao, được bảo vệ thế nào, để không bị thiệt hại?

Bài toán về “một tầm nhìn mới” cho Hàn Quốc (13/3/2022)

Với tỷ lệ chênh lệch chưa đầy 1%, ông Y-un Sớc Yên (Yoon Suk-yeol) của Đảng Quyền lực nhân dân (PPP) đã giành thắng lợi và chính thức trở thành Tổng thống mới của Hàn Quốc. Theo giới phân tích, Tổng thống đắc cử của Hàn Quốc sẽ phải đối mặt với bộn bề thách thức, vượt qua đại dịch COVID19 diễn biến phức tạp và vực dậy lòng tin của người dân đang giảm sút. Trong đó, một trong những bài toán hóc búa nhất lại nằm ở cách thức xây dựng “một tầm nhìn mới” về kinh tế và chính sách đối ngoại cho Hàn Quốc.

Những khoảng trống cần khỏa lấp để COVID-19 thành “bệnh đặc hữu” (08/03/2022)

Quan điểm “tiến tới bình thường hóa với dịch bệnh, xem Covid-19 là bệnh đặc hữu” mà Thủ tướng Chính phủ nêu ra mới đây đang được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh vẫn còn diễn biến khó lường, để Covid -19 được xem là bệnh đặc hữu, các chuyên gia dịch tễ cho rằng, vẫn còn nhiều khoảng trống cần phải khỏa lấp. Bởi, dù gọi Covid-19 bằng cái tên gì, thì mục tiêu cao nhất của việc chống dịch vẫn là đảm bảo an toàn sức khỏe, tính mạng của nhân dân. Bình luận của nhà báo Vân Thiêng.

Hãy cho hòa bình một cơ hội (06/3/2022)

Các cuộc tấn công quân sự của Nga vào Ukraine đã bước sang ngày thứ 10. Cả hai bên đều xác nhận con số thương vong, bao gồm cả dân thường, những người vô tội trong cuộc chiến này. Hàng trăm ngàn người đã phải di tản, rời bỏ nhà cửa của mình đi lánh nạn. Các biện pháp trừng phạt và trả đũa liên tiếp được tung ra. Và đáng sợ hơn là các nước bắt đầu cuộc chạy đua vũ trang để phòng bị cho nguy cơ một chiến toàn diện. Trong lúc ấy, việc Nga và Ucraina chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán trong tuần này và có được những kết quả, dù ít ỏi, cũng được xem là tia sáng cuối đường hầm cho hòa bình. Nhưng để hiện thực được cơ hội hòa bình đó, đàm phán giữa Nga, Ukraine là không đủ, mà cần có sự nhân nhượng của tất cả các bên, trong đó có cả các nước can dự.

Tập trung cao độ để phục hồi kinh tế - Những khó khăn phải vượt qua (01/3/2022)

Những chỉ số kinh tế, xã hội tháng 2 và 2 tháng đầu năm mà Tổng cục thống kê vừa công bố cho thấy những tín hiệu khá khả quan: số doanh nghiệp gia nhập và quay trở lại thị trường tăng 46,2%; vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách tăng 10.4%, thu ngân sách, hoạt động bán lẻ hàng hóa và đón khách quốc tế tăng so với cùng kỳ năm trước. Nền tảng cho phục hồi kinh tế đang được củng cố qua từng tháng. Tập trung cao độ để phục hồi kinh tế - là yêu cầu đặt ra cho từng cấp, ngành và doanh nghiệp- trong bối cảnh tình hình thế giới có những biến động khó lường, dịch bệnh trong nước đang bước vào giai đoạn bùng phát mạnh.

Khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran – không dễ “mặc cả” lúc “tàn canh” (27/2/2022)

Sau nhiều tuần đàm phán căng thẳng, tiến trình khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran ký năm 2015 có tên là “Kế hoạch hành động chung toàn diện” (JCPOA) được cho là sắp cán đích. Sẽ lợi cả đôi đường nếu các bên làm hồi sinh thỏa thuận hạt nhân Iran. Tuy nhiên, cuộc “mặc cả” lúc “tàn canh” chưa bao giờ là dễ dàng.

Đâu là dư địa để điều hành giá xăng, dầu trong nước?(22/2/2022)

Từ 15 giờ hôm qua (21/2), giá các mặt hàng xăng, dầu trong nước tiếp tục được điều đỉnh tăng theo chiều tăng của giá thế giới. Đây là lần điều chỉnh tăng thứ 5 liên tiếp và là đợt tăng thứ 4 kể từ đầu năm nay. Với mức tăng gần 1.000 đồng, mỗi lít xăng RON95 đã vượt mốc 26.000 đồng và hiện giá xăng trong nước đang ở mức cao nhất trong 8 năm qua. Tác động từ tăng giá xăng dầu tới tăng trưởng chung của nền kinh tế cũng như áp lực lạm phát đang ngày càng hiện hữu. Vậy đâu là dư địa để điều hành giá xăng, dầu trong nước?

Thùng thuốc súng Ukraine đặt căng thẳng Nga-phương Tây trước "lằn ranh đỏ" (20/2/2022)

Sau hàng loạt cuộc tiếp xúc và điện đàm giữa lãnh đạo Nga và phương Tây trong hơn 1 tuần qua, căng thẳng xung quanh vấn đề Ukraine có dấu hiệu dịu bớt. Giới lãnh đạo Nga, Mỹ và các nước phương Tây đều có những tuyên bố sẵn sàng đối thoại và để ngỏ cơ hội ngoại giao. Tuy nhiên, với những diễn biến mới nhất từ khu vực chiến sự miền đông Ucraina cho thấy bầu không khí nghi kỵ dường như đang bao trùm. Thùng thuốc súng Ukraine trước nguy cơ phát nổ đang đẩy căng thẳng Nga-phương Tây trước lằn ranh đỏ.

Đất vàng cho doanh nghiệp - hố đen cho quan tham (17/2/2022)

Hàng loạt lãnh đạo, cựu lãnh đạo các địa phương đã bị khởi tố, tạm giam vì liên quan đến sai phạm đất đai. Hành vi của họ không chỉ gây thiệt hại tài sản của nhà nước, gây bức xúc dư luận mà còn chính là con đường ngắn nhất khiến họ ngã ngựa giữa đường. Tình trạng này sẽ khó chấm dứt, nếu tính liêm chính trong hàng ngũ lãnh đạo không được đánh thức, pháp luật còn nhiều kẽ hở và sự giám sát của các cơ quan chức năng không được phát huy.

Mỹ công bố chiến lược Ấn Độ Dương-TBD tự do và rộng mở: “Giọt nước tràn ly” có thể kích hoạt ngòi nổ Chiến tranh Lạnh? (13/2/2022)

Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa chính thức công bố chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nhấn mạnh sẽ tăng cường hợp tác mạnh mẽ với các nước đồng minh ứng phó với các thách thức nổi lên trong khu vực. Trong bối cảnh căng thẳng Nga, phương Tây, Ukraine chưa hạ nhiệt, cạnh tranh Mỹ-Trung tiếp tục gia tăng, việc Mỹ công bố chiến lược Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương khiến hố sâu chia rẽ giữa Mỹ và các đồng minh với Trung Quốc và Nga thêm nới rộng. Sau hàng loạt động thái của các bên, giới phân tích lo ngại về một kịch bản Chiến tranh Lạnh cận kề. BTV Hồ Điệp bình luận “Giọt nước tràn ly có thể kích hoạt ngòi nổ Chiến tranh Lạnh?”

Mang World Cup về đất mẹ, và hơn thế…(10/2/2022)

Với những thành tích chưa từng có trong lịch sử được các cô gái vàng của bóng đá Việt Nam dệt nên, họ xứng đáng được tôn vinh, quan tâm hơn nữa cả về vật chất và tinh thần để giúp bóng đá nữ Việt Nam phát triển hơn nữa, vươn xa hơn, cao hơn trên đấu trường khu vực, châu lục và thế giới. Cuối cùng, sau bao ngày ngóng đợi, đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam đã mang “World Cup về đất mẹ”.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h50-05h59 Quảng cáo
06h28-06h30 Quảng cáo
9h15-10h00 Đối thoại
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h00-13h30 CLB âm nhạc
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 A lô, VOV1
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
23h30-24h00 Nhịp sống
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: