"Cha mẹ thương con bằng trời bằng bể", ai có con đều dành hết mọi sự quan tâm, yêu thương cho con mình. Thế nhưng những ngày gần đây, khi các phương tiện thông tin đại chúng đưa thông tin về việc Bộ Y tế chuẩn bị trình Chính phủ Dự thảo Luật Dân số, trong đó đề xuất phương án các cặp vợ chồng, cá nhân có quyền quyết về thời gian sinh con, khoảng cách sinh và số con, thì câu chuyện "sinh con có trách nhiệm" được bàn luận khá nhiều. Có điều gì đáng chú ý trong câu chuyện này? Bình luận của Mai Hồng với nhan đề: "Sinh con có trách nhiệm".
Trong các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, điệp khúc được nhắc đi nhắc lại trong phiên khai mạc là Chính phủ vẫn chưa trình được một số dự thảo luật. Với sự trễ hẹn này thì Chính phủ đang chưa thực hiện đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Bình luận của biên tập viên Lê Tuyết.
Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, hôm nay (12/1), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong thời gian 4 ngày. Đây là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sau Đại hội XII của Đảng ta nhằm tiếp tục đưa quan hệ Việt-Trung phát triển lành mạnh, ổn định vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, thịnh vượng của khu vực và thế giới. Phóng viên Xuân Dần thông tin.
Theo chương trình làm việc, chiều nay tại Phiên họp thứ 6 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ trình dự thảo nghị quyết về việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã nghỉ hưu có vi phạm để Thường vụ cho ý kiến. Nhưng một lần nữa, dự thảo chưa được trình; lần nữa cơ sở pháp lý để xử lý kỷ luật đối với cán bộ công chức đã nghỉ hưu còn bỏ ngỏ và phải đến thứ năm tuần sau, 19/1, vấn đề này mới được đưa ra bàn thảo. Vẫn biết không dễ và cần thận trọng, không được có “phép thử” sai khi đề xuất, bổ sung những quy định chưa có tiền lệ, nhưng việc vừa phải nhanh chóng xây dựng quy định, vừa chặt chẽ, chuẩn mực về pháp lý là một yêu cầu cấp thiết. Bởi ngoài ý nghĩa cảnh báo, tăng tính trách nhiệm, xóa bỏ tư duy nhiệm kỳ thì nó còn là cơ sở pháp lý quan trọng để đảm bảo mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Bình luận của Đàm Hoa nhan đề: "Xử lý cán bộ nghỉ hưu vi phạm - Cần cơ sở pháp lý".
Cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của quá trình tái cơ cấu lại nền kinh tế, nhưng 5 năm qua, quá trình này diễn ra hết sức chậm chạp, trì trệ. Số doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa không đạt yêu cầu, mục tiêu đề ra. Rồi ngay cả những doanh nghiệp đã được cổ phần đó, chuyển biến về "chất", là hiệu quả quản trị doanh nghiệp cũng chưa rõ rệt, bởi rất nhiều doanh nghiệp có tỷ lệ vốn chủ sở hữu Nhà nước còn rất cao, cổ phần hóa kiểu "bình mới, rượu cũ", nên hầu như quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước còn mang tính trình diễn, hình thức. Từ giữa năm 2016, với những động thái quyết liệt của Chính phủ, đã thấy những dấu hiệu tích cực của quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước. Ngọc Diệu có bình luận nhan đề "Cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp phải thực chất"
Trong bối cảnh hội nhập, định hướng nghề nghiệp, nâng cao chất lượng đào tạo cho học sinh, sinh viên là vấn đề cấp thiết ở nước ta hiện nay. Để làm được điều đó, đòi hỏi sự chung tay của toàn xã hội, sự quan tâm của mỗi gia đình và nỗ lực vươn lên của mỗi học sinh, sinh viên. Nhân ngày truyền thống học sinh - sinh viên Việt Nam (9/1/1950 - 9/1/2017) Ngọc Năm có bài bình luận với nhan đề "Chủ động và trách nhiệm với tương lai"
Một trong những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần chính là mối quan hệ Nga-Philippines. Việc Đại sứ Nga lần đầu tiên cam kết “Nga sẵn sàng trở thành một đối tác mới đáng tin cậy của Philippines và sẽ không có sự ràng buộc chính trị nào đi kèm trong mối quan hệ này”, khiến dư luận đặc biệt chú ý. Tuyên bố của phía Nga hé lộ những tính toán mới của Nga không chỉ đối với Philipinnes mà còn cả với khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Nó cũng dự báo những sự thay đổi chiến lược mới của các bên đối với địa chính trị khu vực. Hồ Điệp có bình luận nhan đề “Những tính toán mới của Nga”.
Dự thảo Nghị quyết về việc xử lý kỷ luật đối với các cán bộ, công chức đã nghỉ hưu sẽ được trình Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 6 diễn ra vào tuần tới. Điều này thể hiện quyết tâm của Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ về việc xử lý triệt để các sai phạm của cán bộ, công chức, từ đó góp phần triệt "tận gốc" nạn tham nhũng. Bình luận của biên tập viên Mai Hồng.
Chăm lo tết cho người nghèo, tặng quà tết cho người nghèo là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương mỗi dịp tết đến, xuân về; nó còn là một biểu hiện truyền thống quý báu "lá lành đùm lá rách" của dân tộc Việt Nam. Nhưng đáng buồn là có nơi coi đó là một thành tích để báo cáo. Không ít người còn lợi dụng nó để đánh bóng tên tuổi, hoặc trục lợi cá nhân; không ít người tự cho mình cái quyền "ban phát" để đòi hỏi sự "hàm ơn" của những người yếm thế trong xã hội. Nhận thức ấy, việc làm ấy làm hao hụt lòng tin của người dân vào chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; vào đội ngũ cán bộ, đảng viên, người thực hành chính sách ở địa phương; làm hao hụt nghĩa tình của món quà lẽ ra chứa đựng nhiều ý nghĩa. Bình luận của Đàm Hoa với nhan đề: Để người dân nghèo không hao hụt niềm tin.
Có một bài toán mà nhiều năm nay các doanh nghiệp dân doanh hầu như chưa có lời giải, đó là lao động nghỉ tết qúa dài, thường đến sau rằm tháng Giêng. Thậm chí nhiều người lao động sau khi nghỉ tết không quay lại làm việc nữa, khiến cho doanh nghiệp rất vất vả để tuyển dụng lao động mới và đào tạo lại từ đầu. Có cách nào để khắc phục tình trạng này? Giải pháp thì nhiều nhưng chắc chắn ràng buộc bằng hợp đồng không thôi thì chưa đủ. Bình luận của Thu Thùy với nhan đề: "Chăm lo- cách giữ chân người lao động tốt nhất"
Tham gia giao thông ở Hà Nội vào giờ cao điểm, người ta có cảm giác vô vọng. Những dòng phương tiện ô tô, xe máy, xe thô sơ chen chúc nhau, hỗn độn. Nhưng những ngày gần đây, người tham gia giao thông lại nhen lên hy vọng khi thấy chính quyền thành phố đang có một số động thái quyết tâm và người đứng đầu Chính phủ đã quyết liệt chỉ ra nguyên nhân cơ bản của ách tắc giao thông đô thị. Bình luận của nhà báo Đặng Quang Thương.
Công tác cán bộ, bổ nhiệm cán bộ luôn nhận được sự quan tâm của dư luận. Bởi mọi nhiệm vụ, công việc của đất nước có thành hay bại đều tùy thuộc vào chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân sự. Tuy nhiên, thời gian qua, công tác cán bộ của nước ta có nhiều vấn đề khiến dư luận bức xúc. Thủ tướng Chính phủ đã từng nhấn mạnh "chọn người tài chứ không phải chọn người nhà". Vậy chọn người tài có khó không? Bình luận của Vũ Hạnh về nội dung này.
Tâm điểm của dư luận những ngày cuối năm 2016, đầu năm 2017 là chuyện của những chiếc xe buýt nhanh từ Kim Mã về đến Yên Nghĩa. Cùng với đó là chuyện lái xe ở bến Mỹ Đình không đón khách để phản đối chủ trương chuyển tuyến. Xem ra nỗ lực cải thiện tình trạng ùn tắc giao thông của chính quyền thành phố Hà Nội thật không dễ dàng, nếu người dân không từ bỏ thói quen giao thông tùy tiện như hiện nay. Bình luận của Vân Thiêng nhan đề: "Không có thuốc tiên cho thảm họa giao thông Hà Nội".
Sau những gì mà công ty Trách nhiệm hữu hạn Hưng Nghiệp gang thép Formosa gây ra ở khu vực biển miền Trung, cái tên Formosa đã dần trở thành tính từ: "Hãy cảnh giác với Formosa. Hãy coi chừng một Formosa mới. Đừng có thêm một Formosa"...Nhà báo Uông Ngọc Dậu có bình luận nhan đề: "Hồi kết cho vụ việc Formosa".