logovov
BAN THỜI SỰ VOV1
Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 26 kết quả

Danh sách tin tìm thấy

Bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển rừng bền vững (22/9/2022)

Bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển rừng bền vững (22/9/2022)

Ngày phát hành 8:53 | 22/9/2022

Khu vực miền núi tỉnh Quảng Nam hiện có hệ sinh thái rừng nhiệt đới với hệ động thực vật phong phú, đặc biệt là những loài quý hiếm đã được ghi nhận trong Sách đỏ thế giới. Thời gian qua, tỉnh Quảng Nam triển khai các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, vận động người dân tham gia bảo tồn các loài động thực vật đang bị suy thoái. Việc phát triển các khu bảo tồn cũng là cách địa phương này giữ gìn đa dạng sinh học, gắn với phát triển rừng một cách bền vững.

Thái Nguyên: Phát triển rừng bền vững theo chứng chỉ FSC (13/2/2024)

Thái Nguyên: Phát triển rừng bền vững theo chứng chỉ FSC (13/2/2024)

Ngày phát hành 9:54 | 13/2/2024

Thái Nguyên là một trong những địa phương tích cực thực hiện phát triển rừng gỗ lớn và quản lý rừng bền vững theo chứng chỉ công nhận toàn cầu về phát triển các tiêu chuẩn chứng nhận về rừng(FSC). Đây là điều kiện để nâng cao công tác quản lý, phát triển rừng bền vững. Đồng thời, sản phẩm gỗ khi có chứng chỉ FSC sẽ xuất khẩu được các nước EU và Mỹ.

Đắk Lắk chắt chiu nguồn lực để phát triển rừng (27/9/2024)

Đắk Lắk chắt chiu nguồn lực để phát triển rừng (27/9/2024)

Ngày phát hành 15:7 | 27/9/2024

Sau thời gian liên tục suy giảm nghiêm trọng cả về diện tích và chất lượng, việc phục hồi, phát triển rừng Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung, đang là yêu cầu cấp thiết. Nghị quyết 23 năm 2022 của Bộ Chính trị đã đặt ra những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể cho các tỉnh Tây Nguyên trong công tác này. Tuy nhiên, việc phục hồi, phát triển rừng trong khu vực vẫn rất khó khăn vì chưa có cơ chế, chính sách và nguồn lực phù hợp để tạo động lực thu hút người dân, doanh nghiệp tham gia. Để khắc phục một phần những khó khăn, tỉnh Đắk Lắk đang chắt chiu nguồn lực của mình cho nhiệm vụ quan trọng này. Công Bắc, Phóng viên Đài TNVN tại Tây Nguyên phỏng vấn ông Nguyễn Quốc Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk.

Phát triển rừng đa giá trị - xây dựng ngành lâm nghiệp xanh, bền vững (20/11/2022)

Phát triển rừng đa giá trị - xây dựng ngành lâm nghiệp xanh, bền vững (20/11/2022)

Ngày phát hành 16:34 | 18/11/2022

Thưa quý vị và các bạn! Lâm nghiệp hiện ngày càng có vị trí, vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế; giữ vững và đảm bảo an ninh, an toàn xã hội và bảo vệ môi trường. Rừng mang lại nhiều giá trị to lớn cho con người và môi trường từ việc trồng khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu, dịch vụ môi trường rừng và phát triển du lịch bền vững gắn với rừng. Rừng tạo công ăn việc làm, tạo sinh kế cho hàng triệu người dân sống gần rừng và lao động trong ngành lâm nghiệp; giúp bảo vệ môi trường sinh thái, hấp thụ lớn lượng các bon cũng như giảm tác động của mưa lũ, thiên tai… Để phát triển ngành lâm nghiệp bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế và an sinh xã hội lớn cho người dân và đất nước thì việc phát triển đa giá trị của rừng cần được chú trọng đầu tư một cách bài bản, lâu dài. Chương trình Diễn đàn Chủ nhật hôm nay bàn về nội dung này với chủ đề: “Phát triển rừng đa giá trị, xây dựng ngành lâm nghiệp xanh, bền vững”. Xin trân trọng giới thiệu các khách mời tham gia chương trình:
- Ông Đoàn Hoài Nam, Vụ trưởng Vụ Quản lý rừng đặc dụng và phòng hộ, Tổng cục Lâm nghiệp.
- TS Trần Lâm Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

Hoàn thiện các chính sách bảo vệ và phát triển rừng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (30/11/2022)

Hoàn thiện các chính sách bảo vệ và phát triển rừng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (30/11/2022)

Ngày phát hành 11:14 | 30/11/2022

Rừng không chỉ là nơi bà con dân tộc thiểu số sinh sống mà còn là nguồn tài nguyên tạo kế sinh nhai, giúp bà con xoá đói giảm nghèo từ đó thêm gắn bó với rừng, phát triển kinh tế, bảo vệ an ninh biên giới. Chính vì thế, chủ trương giao khoán rừng, đất rừng cho người dân quản lý và bảo vệ được thực hiện đã mang lại kết quả tích cực. Tuy vậy, hiêu quả của chủ trương này chưa cao, chưa phát huy được hết ý nghĩa. Ở nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bà con chưa được hưởng lợi từ rừng. Đây là bài toán đặt ra cho cơ quan quản lý, chính quyền địa phương và những người hoạch định chính sách, tổ chức thực thi. Chương trình Quốc hội với cử tri hôm nay đề cập nội dung này:

Phát triển rừng bền vững ở Cà Mau – Để người dân tự giữ, tái tạo rừng (08/05/2024)

Phát triển rừng bền vững ở Cà Mau – Để người dân tự giữ, tái tạo rừng (08/05/2024)

Ngày phát hành 10:5 | 8/5/2024

Tỉnh Cà Mau có diện tích rừng khoảng 140.000 ha. Nhiều năm qua, rừng được bảo vệ, phát triển bền vững nhờ những mô hình kinh tế rừng hiệu quả.

Lạng Sơn tập trung phát triển rừng bền vững (8/11/2023)

Lạng Sơn tập trung phát triển rừng bền vững (8/11/2023)

Ngày phát hành 14:36 | 8/11/2023

Để góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, phát huy tốt các lợi thế, tỉnh Lạng Sơn đã triển khai Đề án phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2020-2030. Sau 3 năm, Đề án đã mang lại hiệu quả bước đầu khi thay đổi tập quán sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân, thu hút đầu tư vào lĩnh vực lâm nghiệp, tạo việc làm cho người lao động.

Tuyên Quang: Huyện Na Hang bảo vệ phát triển rừng bền vững (26/1/2023)

Tuyên Quang: Huyện Na Hang bảo vệ phát triển rừng bền vững (26/1/2023)

Ngày phát hành 11:36 | 26/1/2023

Huyện Na Hang có trên 21.000 ha rừng đặc dụng, rừng tự nhiên lớn nhất ở tỉnh Tuyên Quang. Rừng Na Hang có 2.000 loài động, thực vật quý hiếm, như: Trai, đinh, hoàng đàn, trầm gió… voọc mũi hếch, voọc đen má trắng. Thời gian gần đây, huyện Na Hang đã có nhiều biện pháp quyết liệt để bảo vệ, phát triển rừng bền vững. Qua đó, góp phần phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

Bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn – giải pháp phòng chống sạt lở ven biển (19/8/2020)

Bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn – giải pháp phòng chống sạt lở ven biển (19/8/2020)

Ngày phát hành 0:0 | 19/8/2020

Trước tác động của biến đổi khí hậu, tình trạng sạt lở khu vực ven biển tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang lan nhanh với mức độ ngày càng khốc liệt. Với tình trạng biến đổi khí hậu, sóng to, gió lớn và nước biển ngày càng lấn sâu vào đất liền, việc phát triển diện tích rừng ngập mặn phòng hộ ven biển được xem là giải pháp tối ưu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, để phát triển và gìn giữ “tấm lá chắn” này, không phải là chuyện dễ khi diện tích rừng ngập mặn ven biển tại ĐBSCL hiện đang đối mặt với nhiều thách thức:

Tết trồng cây gắn với công tác quản lý, phát triển rừng (30/1/2020)

Tết trồng cây gắn với công tác quản lý, phát triển rừng (30/1/2020)

Ngày phát hành 0:0 | 30/1/2020

Phát triển rừng bền vững để tăng tài chính xanh (14/03/2024)

Phát triển rừng bền vững để tăng tài chính xanh (14/03/2024)

Ngày phát hành 16:53 | 14/3/2024

Việt Nam là một trong những quốc gia giàu tiềm năng về rừng, với tỷ lệ che phủ rừng từ 40,84% năm 2015 lên 42,02% vào năm 2022; duy trì, phát triển hơn 14,7 triệu ha rừng, trong đó có 4,6 triệu ha rừng trồng. Nếu quản lý, phát triển bền vững sẽ tạo ra các tín chỉ các-bon thông qua hoạt động giảm phát thải khí nhà kính, tăng hấp thụ các-bon, tăng nguồn tài chính xanh cho doanh nghiệp. Phát triển rừng bền vững để tăng tài chính xanh - nội dung của chương trình Chuyển đổi xanh hôm nay.

Bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển rừng bền vững (24 + 25/09/2022)

Bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển rừng bền vững (24 + 25/09/2022)

Ngày phát hành 10:23 | 23/9/2022

- Bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển rừng bền vững.
- Tư duy kinh tế - chìa khoá để mở cửa cho nông sản vươn xa.
- Tăng cường công tác thú y phòng dịch bệnh gia súc, gia cầm.
- Nhận thức người dân nâng cao, rủi ro thiên tai giảm bớt.
- Giữ gìn văn hóa truyền thống làm tiền đề cho phát triển du lịch vùng biên giới.

Dự thảo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng sửa đổi còn nhiều bất cập. (07/6/2017)

Dự thảo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng sửa đổi còn nhiều bất cập. (07/6/2017)

Ngày phát hành 0:0 | 7/6/2017

- Người dân gặp khó với chính sách giao đất rừng.
- Dự thảo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng sửa đổi còn nhiều bất cập.

Bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn – hệ sinh thái carbon xanh (12/10/2023)

Bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn – hệ sinh thái carbon xanh  (12/10/2023)

Ngày phát hành 17:25 | 13/10/2023

Không chỉ lưu trữ carbon trong sinh khối của cây mà còn trong trầm tích rừng, đầm lầy thủy triều và đồng cỏ biển, hệ sinh thái rừng ngập mặn, hay còn gọi là hệ sinh thái 'carbon xanh' giúp 'khóa' được carbon hiệu quả gấp 4 lần so với rừng trên cạn tùy vào các khu vực khác nhau. Lợi ích to lớn này cho thấy việc gìn giữ và phát triển rừng ngập mặn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc thực hiện các cam kết của Chính phủ tại COP26, góp phần hướng đến mục tiêu Net Zero.

An ninh nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và quản lý an toàn hồ, đập gắn với bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn (23/3/2020)

An ninh nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và quản lý an toàn hồ, đập gắn với bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn (23/3/2020)

Ngày phát hành 0:0 | 23/3/2020

“Việt Nam hiện được xếp vào nhóm quốc gia thiếu nước”. Đây là một trong những kết luận đáng chú ý của Đoàn giám sát “An ninh nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và quản lý an toàn hồ, đập gắn với bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn" của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khi làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa qua. Vậy thực trạng này hiện đang diễn ra cụ thể như thế nào? Cần phải có những giải pháp gì để mọi người ý thức được “Nước không phải là nguồn tài nguyên vô tận?”

12

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

06h28-06h30 Quảng cáo
10h55-11h00 Quảng cáo
11h05-11h50 Khởi nghiệp
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
14h50-15h00 Câu chuyện QT
15h00-15h15 Bản tin TS
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 Alo VOV1
16h00-17h00 Theo dòng TS
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ VOV3
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: