Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 0:0 | 11/10/2015
|
Ngày phát hành 0:0 | 2/4/2019 - Chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt câu hỏi về trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trách nhiệm của các địa phương để xảy ra tình trạng bạo lực học đường. - Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân hội đàm với Chủ tịch Hạ viện Cộng hòa Pháp Richard Farrand, khẳng định hợp tác kinh tế luôn là trụ cột ưu tiên trong quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. - Việt Nam có khoảng 200.000 người gồm cả trẻ em và người trưởng thành mắc tự kỷ. Trong đó, số lượng trẻ chẩn đoán mắc tự kỷ và điều trị ngày càng tăng. - Bổ nhiệm lãnh đạo bị kỉ luật dù được khẳng định là đúng quy trình nhưng liệu có có thỏa đáng và thuyết phục hay không? - Chính phủ Anh tìm kiếm cuộc bỏ phiếu thứ tư về thỏa thuận Brexit, sau khi Thủ tướng Anh Theresa May thất bại tại cuộc bỏ phiếu về 4 lựa chọn tại Quốc hội. - NASA lo ngại các nguy cơ sau khi Ấn Độ phá hủy vệ tinh.
|
Ngày phát hành 9:3 | 23/10/2022 Là một vấn đề không mới nhưng “bạo lực học đường” lại trở thành từ khóa nổi bật trong dòng tin tức trong tuần này khi liên tiếp hàng loạt vụ bạo lực nghiêm trọng đã xảy ra. Ngay hôm qua, 2 đoạn clip ghi lại cảnh bạo lực học đường của nhóm học sinh tại TPHCM và một nhóm nữ sinh khác túm tóc, đánh hội đồng bạn cùng trường ở Quảng Ngãi tiếp tục gây xôn xao dư luận. Hay chỉ cách đây 2 ngày, Công an thành phố Tân An, Long An đã khởi tố, bắt tạm giam 7 đối tượng liên quan đến vụ đánh một học sinh lớp 11 tử vong. Và ngay trước đó là một loạt vụ việc tương tự mà tôi tin là bất cứ bậc cha mẹ nào cũng không khỏi lo lắng, bất an. Ở lứa tuổi học trò, đương nhiên có những hành động bồng bột, nhưng chuyện đánh nhau đến mất mạng vì những nguyên nhân nhỏ nhặt thì quá khủng khiếp. Đáng lo ngại hơn, rất nhiều vụ việc chỉ bị phát hiện khi đã lan truyền các clip trên mạng xã hội. Tại sao bạo lực học đường không phải vấn đề mới, nhưng đã và đang trở thành vấn nạn, dai dẳng và gây tổn thương rất lớn tới tâm lý, sức khỏe của các em học sinh? Vai trò của nhà trường, gia đình và xã hội phải thể hiện ra sao để đẩy lùi thực trạng này? Giải pháp nào để xử lý bạo lực học đường tận gốc?
|
Ngày phát hành 0:0 | 10/5/2017 - Những nhóm côn đồ xông thẳng vào công sở, bệnh viện, nhà dân để đánh, giết người: Phải làm gì để máu côn đồ, bạo lực không có trong mỗi người Việt. - Nhà Trump vẫn xung đột lợi ích công – tư từ sự việc đổi visa lấy tiền đầu tư của Trung Quốc. - Ngược dòng lịch sử để khám phá vẻ đẹp của đất nước, con người thời kháng chiến chống Pháp qua trang sách "Ba áng mây trôi dạt xứ bèo". - Tìm kiếm và chia sẻ thông tin nhà trọ cho sinh viên.
|
Ngày phát hành 0:0 | 3/4/2019 - Bạo lực học đường- giới trẻ sống ảo: Cần chấn chỉnh ngay những lệch chuẩn đạo đức xã hội. - “Tham nhũng vặt”: Trên nóng nhưng dưới còn rất lạnh. - Mỹ gây sức ép trước thềm Hội nghị ngoại trưởng NATO.
|
Ngày phát hành 19:7 | 26/10/2022 Liên tiếp các vụ bạo lực với hành vi manh động, dã man đã xảy ra tại nhiều địa phương trên cả nước trong thời gian gần đây, gây hoang mang, lo lắng trong dư luận. Theo chuyên gia tội phạm học Thượng tá, Tiến sĩ Đào Trung Hiếu, trung bình mỗi năm nước ta có 1400 vụ giết người trong đó hơn 95% giết người do mâu thuẫn đời sống. Các vụ giết người do ghen tuông tình ái chiếm tỷ trọng khá cao. Vậy những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực gia tăng với mức độ ngày càng dã man, cũng như các giải pháp ngăn chặn tình trạng này?
|
Ngày phát hành 0:0 | 20/10/2017
|
Ngày phát hành 0:0 | 4/4/2019 Khách mời: Bà Nguyễn Thị Nghĩa, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
|
Ngày phát hành 15:42 | 14/3/2023 Ngày 12.3, trên mạng lan truyền video dài hơn 2 phút ghi lại cảnh 1 nữ sinh bị nhóm người vật ngã, túm tóc, đánh hội đồng. Nạn nhân là em học sinh lớp 6, trường THCS Tân Phú, thị trấn Tân Phú, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước, bị tấn công trên đường đi học về. Hình ảnh được ghi lại cho thấy nữ sinh lưng đeo cặp, bị một nhóm người đạp ngã, túm tóc, giẫm đạp vào đầu, dùng mũ bảo hiểm đập vào đầu. Gia đình đã đưa em đến bệnh viện điều trị và giám định thương tật để có chứng cứ xử lý theo pháp luật đối với những kẻ đã hành hung em. Trước đó cũng có nhiều vụ việc học sinh bị đánh hội đồng, thậm chí dẫn đến tử vong. Đáng lo ngại, rất nhiều vụ việc chỉ bị phát hiện khi đã lan truyền các clip trên mạng xã hội. Vì sao tình trạng này vẫn tiếp diễn dù đã được cảnh báo nhiều lần? Cần làm gì để ngăn chặn triệt để những vụ
việc tương tự xảy ra? Bà Nguyễn Thị Mai Thoa, Uỷ viên Thường trực, Uỷ ban Văn hoá Giáo dục của Quốc hội cùng bàn luận câu chuyện này.
|
Ngày phát hành 0:0 | 13/11/2016 -Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới. Đây là lần đầu tiên nước ta triển khai Tháng hành động này với chủ đề "Chung tay xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái". -10 nghìn người tham gia Đại lễ cầu siêu cho các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông tại Yên Tử (Quảng Ninh). Nhân Tuần lễ tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông với thông điệp Tưởng nhớ người đi- vì người ở lại” bắt đầu từ hôm nay, phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam có cuộc trao đổi với ông Trần Hữu Minh - Phó chánh Văn phòng Ủy ban an toàn giao thông quốc gia về vấn đề phạt nguội - một giải pháp được kì vọng có thể kéo giảm số vụ tai nạn giao thông. - Hải Phòng khắc phục xong sự cố đổ cột điện cao thế vào chiều qua. - Các hoạt động tưởng niệm nạn nhân của các vụ khủng bố ngày 13/11/2015 tiếp tục được tổ chức ở thủ đô Paris và nhiều thành phố của nước Pháp. - Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho rằng sự can thiệp của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) là nguyên nhân chính khiến bà thất bại trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ cuối tuần qua. - Dịch cúm gia cầm xuất hiện ở nhiều nước châu Âu với hàng chục ổ dịch mới được phát hiện ở nhiều nước.
|
Ngày phát hành 8:57 | 26/5/2022 Do dịch bệnh Covid-19 , nhiều thanh thiếu niên sử dụng Internet để học tập, làm việc, giao tiếp, tiếp cận các dịch vụ đã làm gia tăng rủi ro trực tuyến, bị bắt nạt trên mạng và bạo lực mạng trên cơ sở giới.
|
Ngày phát hành 0:0 | 28/6/2017 - Vì sao xu hướng sử dụng bạo lực ngày càng tăng trong ứng xử xã hội? - Những băn khoăn, lo lắng của lao động nhập cư trước kế hoạch mới của Thủ tướng Anh Theresa May. - Trò chuyện với NSND Lan Hương về giá trị gia đình thời hiện đại. - Giải pháp bảo mật có khả năng dự báo, trước cách thức tấn công mạng mang tên Cyrada.
|
Ngày phát hành 10:19 | 29/4/2022 Theo kết quả điều tra quốc gia công bố năm 2020, có tới 32% phụ nữ bị chồng bạo lực thể xác/hoặc bạo lực tình dục. Đáng chú ý, tình trạng bạo lực với người già, trẻ em cũng diễn ra phổ biến với nhiều vụ việc nghiêm trọng. Như vụ bé 3 tuổi bị cha dượng đóng đinh vào đầu, hay bé gái 8 tuổi ở TPHCM tử vong do bị dì ghẻ bạo hành, gây phẫn nộ dư luận thời gian qua. Những hành vi này không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đối với người bị bạo lực mà còn ảnh hưởng đến cộng đồng, làm phá hoại các giá trị đạo đức trong gia đình và xã hội. Trong khi đó, sau 14 năm thi hành, Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 đã bộc lộ nhiều bất cập, chưa nhận diện đầy đủ về hành vi bạo lực gia đình... Vì vậy, việc sửa đổi luật là vô cùng cấp thiết, nhằm hoàn thiện thể chế pháp lý về công tác phòng, chống bạo lực gia đình theo hướng tăng cường các biện pháp bảo vệ các quyền con người.
|
Ngày phát hành 8:58 | 3/5/2024 Tại Trung Quốc, một trong những quốc gia đông dân nhất thế giới, bạo lực học đường đang thu hút sự quan tâm của cả xã hội. Một chiến dịch chống bắt nạt học đường trên quy mô toàn quốc sẽ được triển khai ở nước này. Chiến dịch này dự kiến được triển khai ra sao, với những biện pháp gì?
|
Ngày phát hành 0:0 | 21/11/2017 - Thông tin về "Chuỗi hành động nhằm Chấm dứt bạo lực thân thể trẻ em trong gia đình và trường học". - Tình cảnh khốn khó của người di cư châu Phi tại Israel. - Thông tin mới nhất về Đêm nhạc "Độc hành" của Phó An My, sắp diễn ra tại Hà Nội. - Ngay ngày đầu tiên khai trương, số lượng khách mua sắm tại cửa hàng H&M Hà Nội đã lên tới 13.000 lượt.
|